Xem Nhiều 3/2023 #️ Viêm Mũi Dị Ứng – Family Hospital # Top 9 Trend | Namtranpharma.com

Xem Nhiều 3/2023 # Viêm Mũi Dị Ứng – Family Hospital # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Mũi Dị Ứng – Family Hospital mới nhất trên website Namtranpharma.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Viêm mũi dị ứng là một bệnh của di truyền miễn dịch. Theo thống kê cho thấy, trên thế giới, khoảng 10-20% dân số mắc căn bệnh Viêm mũi dị ứng và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường toàn cầu.

VMDU là bệnh xảy ra do niêm mạc mũi quá nhạy cảm, khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (dị nguyên) sẽ gây ra những triệu chứng tại chỗ.

Nguyên nhân

– Yếu tố gia đình: Gia đình có cha hoặc mẹ bị VMDU thì tỷ lệ mắc bệnh này ở con cái là 65%.

– Do tiếp xúc dị nguyên: Bụi nhà, phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, thực phẩm, thuốc, khói thuốc lá…

– Yếu tố môi trường khí hậu: thay đổi thời tiết đột ngột, ô nhiễm môi trường

– Do bất thường cấu trúc giải phẫu của mũi: vẹo, gai vách ngăn làm tăng sự nhạy cảm của niêm mạc mũi và kích thích làm bệnh phát sinh.

Các triệu chứng phổ biến của VMDU

– Hắt hơi từng tràng

– Chảy mũi dịch trong

– Ngạt mũi gây khó thở do phù nề cuốn mũi

– Ngứa mũi, ngứa họng

– Ngứa ở khóe mắt, phù mi mắt dưới

– Ngứa ống tai ngoài

– Cảm giác ớn lạnh nhưng không sốt

– Triệu chứng nặng là sốc phản vệ (dị ứng thuốc, thức ăn…)

– Dựa vào yếu tố gia đình có người bị VMDU, triệu chứng: hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi, ngạt mũi và khám mũi có niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề, có ánh tím.

– Dựa vào các xét nghiệm: xét nghiệm máu có tăng bạch cầu ái toan và IgE, các xét nghiệm da tìm tác nhân gây dị ứng (Test lẫy da, Rạch da, Test trong da)

– Xquang: hình ảnh dày niêm mạc xoang, polyp xoang

– Điều trị triệu chứng:

+ Thuốc uống chống dị ứng bao gồm các loại antihistamin (Clopheniramin, Loratidin, Cetirizine, Telfast…), antinleukotrien (Singulair)

+ Thuốc xịt mũi tại chỗ bao gồm các loại thuốc co mạch, antihistamin và steroide trong đó steroid có hiệu quả nhất, có thể sử dụng lâu dài và có tác dụng phòng bệnh.

+ Kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn

+ Phẫu thuật giảm kích thích tại chỗ trong các trường hợp vẹo vách ngăn, gai vách ngăn.

– Điều trị giải quyết tác nhân gây bệnh:

+ Loại bỏ dị nguyên: thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc, loại bỏ thức ăn hay thuốc gây dị ứng, vệ sinh nhà cửa tránh bụi, nấm mốc…

+  Miễn dịch liệu pháp: phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu

Phòng bệnh

– Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: bụi nhà, lông chó mèo, khói thuốc lá…

– Tăng cường vệ sinh nhà cửa, môi trường sống

– Bảo vệ, giữ ấm vùng mũi, họng khi thời tiết thay đổi

– Tránh ăn uống đồ lạnh, tránh khói thuốc lá

ThS.BS Hồ Phan Thị Ly Đa

Đơn vị Tai Mũi Họng

Khoa Ngoại – Bệnh viện ĐK Gia Đình

Tìm Hiểu Về Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng

26-07-2019

1. Sơ lược giải phẩu vùng mũi xoang. Mũi, xoang ở vùng mặt chúng ta. Mũi có lổ mũi trước, lổ mũi sau thông xuống họng. Ngoài ra còn có những lổ thông từ các xoang cạnh mũi như xoang trán, sàng, hàm, bướm, từ ống lệ mũi đổ vào trong mũi. Như vậy, các xoang với mũi và họng bình thường luôn có sự thông thuận với nhau. Chỉ cần bệnh lý diễn ra ở mũi thì xoang và họng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

4. Triệu chứng viêm mũi dị ứng Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, xuất hiện theo mùa hay quanh năm. Các triệc chứng có thể là: ngứa mũi, nhột mũi, nhảy mũi, chảy mũi nước trong, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, ngứa mắt, ngứa họng, ngứa tai…

5. Tiến triển của viêm mũi dị ứng Hầu hết bệnh nhân viêm mũi dị ứng đều không có tiến triển xấu, thông thường chỉ dừng lại quanh những triệu chứng đã từng có khi bệnh. Một số ít thì có những đợt bị nhiễm trùng gây viêm mũi, viêm xoang, tai, hay họng cấp. cũng có thể tiến triển thành polype mũi, xoang về sau.

6. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng Đối với người bệnh có thể nghĩ là bị viêm mũi dị ứng như: thường xuyên bị ngứa mũi, nhảy mũi, chảy mũi nhất là vào buổi sáng. Khi khám những bệnh nhân viêm mũi dị ứng ta thấy thường tháp mũi bị sung huyết, sàn mũi nhiều nhầy trong, niêm mạc mũi nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề, có ánh tím. Ngoài ra để chẩn đoán xác định viêm mũi dị ứng đồng thời nguyên nhân gây dị ứng thì cần làm nhiều xét nghiệm khác nữa như: các xét nghiệm về da (test lẩy da, rạch da), dùng dị nguyên kích thích trực tiếp, các phương pháp xét nghiệm gián hay trực tiếp định lượng kháng thể dị ứng…

6. Điều trị viêm mũi dị ứng Hiện nay bệnh viêm mũi dị ứng gần như chưa trị dứt hẳn được. Việc điều trị chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng giảm hoặc mất trong một thời gian sau đó có thể bị lại khi không còn dùng thuốc. Điều trị dùng những phương pháp sau:

– Bệnh nhân phải tự bảo vệ bản thân mình khỏi các yếu tố dị nguyên bằng cách mang khẩu trang khi tiếp với bụi nhà, bụi đường, tránh chơi với mèo hay chó…nếu mỗi khi tiếp xúc với chúng thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa mũi, nhảy mũi, chảy nước mũi… – Dùng thuốc uống khi các triệu chứng nhiều gây giảm chất lượng cuộc sống. Thuốc uống có tác dụng nhanh chóng nhưng thời gian tác dụng cũng ngắn, thuốc xịt tuy thời gian phát huy tác dụng thì lâu hơn song tác dụng của nó thì kéo dài sau thời gian ngưng thuốc. Việc uống thuốc hay xịt thuốc phải theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. – Phẩu thuật: chỉnh hình vách ngăn, cuốn mũi qua nội soi.

Khuyến nghị: do ngoài bệnh viêm mũi dị ứng còn có những bệnh khác của mũi cũng gây ra những triệu chứng nghẹt mũi, nhảy mũi, sổ mũi, ngứa mũi như: viêm mũi vận mạch, viêm xoang, vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi…và những bệnh này có thể điều trị khỏi. Vì vậy, tốt nhất các bạn nên đến khám tại bệnh viện để được bác sỹ chuyên khoa khám và đưa ra chẩn đoán chính xác. Hiện nay tại bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long có thể khám chính xác và điều trị viêm mũi dị ứng đồng thời phẩu thuật qua nội soi các bệnh của mũi xoang, các bạn được phẩu thuật trong ngày và xuất viện trong vòng 30 giờ.

Bs Nguyễn Thanh Hùng – Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long

Những Điều Cần Biết Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai

Thế nào là viêm mũi dị ứng? Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên đường hô hấp. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng đó là: ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi.

Viêm mũi thai kỳ hay viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể được định nghĩa là các triệu chứng về mũi trong thời gian mang thai, kéo dài 6 hoặc nhiều tuần mà không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp và biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh.Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai Có khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai ứng bị ảnh hưởng bởi viêm mũi dị ứng và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Nguyên nhân gây nên viêm mũi dị ứng khi mang thai chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp phải các yếu tố dị nguyên (yếu tố lạ đối với cơ thể). Các yếu tố dị nguyên thường gặp ví dụ như: thời tiết lạnh, bụi nhà, phấn hoa, lông thú nuôi,… thời kỳ mang thai, lượng oestrogen trong cơ thể phụ nữ tăng nhanh. Điều này gây ức chế acetylcholin esterase kích thích phản ứng cholinergic gia tăng. Cholinergic làm tăng các tuyến dịch nhờn và luân chuyển lông mũi, cùng các mạch máu trong niêm mạc mũi gây viêm mũi hoặc làm phù nề niêm mạc mũi.

Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng giảm cung cấp oxy ở phụ nữ mang thai khi ngủ từ đó ảnh hưởng tới lượng oxy cung cấp cho thai nhi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung. Thêm vào đó, động tác nhảy mũi liên tục sẽ kích thích cơn gò tử cung, nếu kích thích quá nhiều sẽ gây dọa sẩy thai hoặc sinh non.Phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai Bà bầu bị viêm mũi dị ứng sẽ gặp rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do vậy, các bạn cần chú ý chăm sóc và phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp như:

Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tăng cường đủ dưỡng chất giúp tăng đề kháng chống chọi với tác tác nhân gây bệnh.

Thận trọng với các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng,…

Luôn giữ cho cơ thể đủ ấm, nhất là khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh.

Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh xuất hiện.

Mẹ bầu nên tránh xa tác nhân, dị nhân gây bệnh như lông chó mèo, hóa chất, thuốc lá, khói bụi,…

Luôn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ không gian thoáng mát.

Vận động phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe mà còn gián tiếp tác động không tốt tới trẻ nhỏ. Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, các bạn nên chủ động điều trị chứng bệnh ngay khi mới phát hiện để đạt hiệu quả tốt nhất

13 Mẹo Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Tại Nhà Không Dùng Thuốc

Bệnh viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp và gây ra nhiều phiền toái cho chính bản thân cũng như mọi người xung quanh cuộc sống bạn. Hãy tham khảo ngay những mẹo chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người sử dụng hiệu quả trong bài viết sau.

Lưu ý: Bài viết chỉ đưa ra các thông tin tham khảo, Trung tâm chúng tôi không chữa trị và không tư vấn về viêm xoang

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Từ trước đến nay tỏi được xem là một loại kháng sinh tự nhiên cực kỳ có lợi cho cơ thể con người. Trong thành phần của tỏi có chứa các chất fitonxit, allicin và glycogen đây là những chất có khả năng chống viêm và tiêu diệt được các loại vi khuẩn hay virus gây bệnh.

Chính vì vậy tỏi được xem là phương pháp chữa trị viêm mũi tự nhiên được rất nhiều nhiều người sử dụng. Bạn có thể sử dụng để trị bệnh này bằng những cách đơn giản sau đây.

Nếu bạn không có thời gian thực hiện các cách trên thì có thể sử dụng tỏi để chế biến các bữa ăn hằng ngày để có thể giúp hạn chế và giảm được bệnh viêm mũi dị ứng này.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối

Một cách điều trị viêm mũi dị ứng không dùng thuốc có thể thực hiện ngay tại nhà bạn nữa mà bạn có thể tham khảo đó là dùng nước muối sinh lý. Bạn sử dụng các loại nước muối sinh lý bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây và cho vào bình xịt. Sau đó bạn xịt dung dịch này vào khoang mũi một lượng vừa phải. Bạn tiến hành hỉ nhẹ mũi để dịch chất bẩn bên trong mũi có thể đi ra ngoài.

Bạn có thể dùng cách này 2 lần trên ngày để giúp giảm viêm và nhanh lành vết thương trong niêm mạc của mũi.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc

Trong Đông Y, hạt gấc là một vị thuốc có tác dụng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, tràng nhạc và đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Bạn chỉ cần chuẩn bị từ 20-25 hạt gấc, đem nướng đen phần vỏ ngoài rồi giã nhỏ.

Tiếp theo, ngâm hạt gấc nướng giã nhỏ với rượu trong hai ngày. Sau đó, bạn dùng tăm bông thấm hỗn hợp rượu và hạt gấc bôi lên sống mũi. Ba phút sau bạn sẽ thấy có dịch viêm chảy ra, hãy cố gắng xì hết dịch viêm này ra để bệnh nhanh thuyên giảm.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng

Gừng cũng được xem là một cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất ngay tại nhà được nhiều người trong dân gian sử dụng. Gừng vừa là một gia vị dùng để chế biến các món ăn hằng ngày cũng được xem là một phương thuốc để chữa trị các bệnh cảm cúm, tăng sức đề kháng và chống viêm hiệu quả.

Khi bị viêm mũi dị ứng với triệu chứng hắt hơi liên tục kèm theo chảy nước mũi, bạn chỉ cần nhai 1 lát gừng đang còn tươi hay ngâm với nước nóng, sau đó uống sẽ thấy triệu chứng này giảm một cách rõ rệt.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây thảo dược

Lá cây húng chanh

Húng chanh được xem là một loại rau thơm không thể thiếu trong món rau sống có trong mâm cơm hằng ngày. Bên cạnh là một loại rau thơm thì húng chanh còn được biết đến là một phương thuốc hiệu quả để chữa các bệnh viêm họng, viêm xoang hay viêm mũi.

Bạn có thể dùng một nắm lá húng chanh rửa sạch, sau đó nấu với nước sôi và dùng để uống hằng ngày như nước trà. Nước húng chanh này sẽ có tác dụng thông mũi và giúp bạn dễ thở hơn.

Lá cây ngải cứu

Lá cây ngải cứu khô nấu nướng uống hằng ngày cũng là một mẹo chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả hay được nhiều người trong dân gian sử dụng. Mẹo này sẽ giúp cho máu bên trong cơ thể cũng như ở mũi được lưu thông một cách tốt hơn, giúp giảm được tình trạng nghẹt mũi, thể trạng được tốt hơn và cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả nhất.

Lá cây bạc hà

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng lá bạc hà trong vườn để có thể chữa viêm mũi dị ứng tại nhà. Bạn dùng một nắm lá bạc hà, cho vào ấm đun sôi với nước. Sau đó bạn cho thêm một ít mật ong vào và dùng uống hằng ngày như uống trà. Ngoài ra bạn có thể dùng lá bạc hà để xông mũi trong khoảng 15 phút và thực hiện 1 ngày 1 lần.

Lá cây bèo cái

Nếu trong vườn nhà bạn có lá bèo cái, bạn sử dụng lá này để giã nát rồi sau đó cho vào nước ấm, quậy cho đều lên. Sau đó bạn lọc lấy nước và dùng để uống hàng ngày.

Hoặc bạn giã lá bèo cái sau đó lấy nước cốt trộn chung với 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt gừng. Bạn sử dụng hỗn hợp này uống mỗi ngày 2 ly.

Lá lốt

Ngoài ra, bạn có thể phơi lá lốt khô, tán thành bột thật mịn rồi thổi vào trong mũi. Xông hơi lá lốt trong 10 phút mỗi ngày cũng có tác dụng làm giảm viêm mũi dị ứng.

Cây cà gai

Bạn lấy lá cây cà gai về đem phơi khô, sau đó đốt lá và hít phần khói xông lên và thở ra bằng miệng. Mỗi ngày thực hiện hai lần, mỗi lần năm phút để bệnh tình thuyên giảm. Bạn nên chuẩn bị nhiều lá cà gai một lúc, bảo quản trong lọ kín để dùng dần cho tiện.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao

Bạn chuẩn bị từ 10-20 đốt cây giao, một ấm đun nước và một ống tròn nhỏ dài khoảng 50cm. Đầu tiên, cho nước vào ấm, rồi đưa đốt cây giao trực tiếp lên miệng ấm và cắt nhỏ cho mủ chảy vào ấm.

Lưu ý, không để mủ cây giao bắn vào mắt vì có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Sau đó, đun sôi ấm nước cho đến khi có hơi nước thoát ra thì vặn nhỏ lửa. Cuối cùng, lấy ống tròn nhỏ nối với vòi ấm và hít khí thoát ra.

Thực hiện ngày hai lần sáng và tối, trong hai ngày đầu thì thực hiện trong 20 phút, ba ngày sau thực hiện trong 25 phút, các ngày tiếp theo thực hiện 30 phút. Nếu kiên trì và đều đặn thì bệnh sẽ khỏi hẳn.

Cây hoa xuyến chi

Bạn chuẩn bị một nắm lá hoa xuyến chi, đem rửa thật sạch với nước muối rồi giã lấy nước cốt. Tiếp theo, dùng tăm bông thấm nước cót rồi thấm vào hai bên mũi. Thực hiện hai lần mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

Bạn đang xem bài viết Viêm Mũi Dị Ứng – Family Hospital trên website Namtranpharma.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!