Xem Nhiều 3/2023 #️ Vì Sao Việt Quốc Chống Cộng, Từ Khi Nào Và Cho Đến Bao Giờ? # Top 4 Trend | Namtranpharma.com

Xem Nhiều 3/2023 # Vì Sao Việt Quốc Chống Cộng, Từ Khi Nào Và Cho Đến Bao Giờ? # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Việt Quốc Chống Cộng, Từ Khi Nào Và Cho Đến Bao Giờ? mới nhất trên website Namtranpharma.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thiện Ý

Vì sao Việt quốc chống cộng, từ khi nào và cho đến bao giờ? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lần lượt trình bày:

Việt quốc và Việt cộng là ai?

Vì sao Việt Quốc chống cộng?

Việt quốc chống cộng từ khi nào và cho đến bao giờ?

I – VIỆT QUỐC VÀ VIỆT CỘNG LÀ AI?

Để trả lời câu hỏi này và để tránh hiểu lầm với ý nghĩ từ ngữ Việt Quốc viết tắt của Việt Nam Quốc Dân Đảng, cần định nghĩa “Việt quốc” và “Việt Cộng” được dùng trong bài này cùng các bài viết bao lâu nay của chúng tôi, để thấy rõ vì sao có cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam kéo dài nhiều thập niên qua vẫn chưa chấm dứt. Theo chúng tôi:

1 – Việt quốc bao gồm các chính quyền, các chính đảng quốc gia và quần chúng nhân dân có ý thức và hành động chống cộng. Nói cách khác Việt quốc là những người Việt Nam không cộng sản, theo “ý thức hệ quốc gia”, tôn thờ Tổ Quốc Việt Nam, coi quyền lợi dân tộc Việt Nam là tối thượng, kế thừa sự nghiệp dựng nước và giữ nước của lịch sử Việt Nam, khởi đi từ Thời Hồng Bàng với các Vua Hùng dựng nước Văn Lang (tên cổ xưa của Việt Nam), qua các triều đại độc lập tự chủ do các vua quan Việt Nam cai trị đất nước (Đinh, Lê, Lý, Trần…) hay những thời kỳ dài ngắn bị ngoại bang xâm chiếm đô hộ (1000 năm Bắc thuộc, gần 100 năm Pháp thuộc), với các anh hùng hào kiệt đã lãnh đạo nhân dân chống ngọai xâm, giành và giữ độc lập, tự chủ cho dân tộc, viết nên những trang sử oai hùng và vẻ vang cho dân tộc Việt (như Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt , Quang Trung, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học…).

II – VÌ SAO VIỆT QUỐC CHỐNG CỘNG?

Việt quốc chống cộng, vì:

1 – Trên bình diện lý luận: Chủ nghĩa cộng sản dù có là một lý tưởng nghe qua có vẻ nhân đạo, cao đẹp, có tính mê hoặc lòng người, nhất là những người trẻ tuổi vốn say mê lý tưởng cao cả khi vào đời. Thế nhưng không tưởng theo nghĩa một lý tưởng không thể, không bao giờ thực hiện được. Vì vậy, những cá nhân (đảng viên cộng sản) hay tập đoàn (đảng cộng sản) ở bất cứ quốc gia nào, khi vận dụng chủ nghĩa cộng sản vào thực tiễn đã chỉ là tai họa thảm khốc, xung đột giai cấp, chiến tranh hận thù, tiêu hủy tài nguyên quốc gia, tàn phá đất nước, hủy hoại mọi nền tảng đạo đức xã hội, văn hóa dân tộc, mất độc lập tự chủ (vì lệ thuộc cộng sản quốc tế…), đưa nhân dân vào cuộc sống mất tự do, đói khổ, lầm than, di hại nghiêm trọng, toàn diện và lâu dài cho nhiều thế hệ nhân dân, phân hóa dân tộc… của quốc gia ấy.

Rốt cuộc, cái gọi là “cuộc cách mạng vô sản” để xây dựng “một xã hội không người bóc lột người” (từ xã hội chủ nghĩa, còn giai cấp, đến xã hội cộng sản chủ nghĩa, không còn giai cấp, không còn nhà nước…), tất cả chỉ là chiêu bài lừa mị của một tập đoàn thống trị độc quyền, độc tôn, độc tài (đảng cộng sản) để xây dựng “một xã hội người (với thiểu số cán bộ đảng viên CS) độc quyền áp bức bóc lột người ( tuyệt đại đa số nhân dân)”. Một sự độc quyền áp bức bóc lột tinh vi và tàn ác chưa từng có trong lịch sử hình thành các hình thái xã hội loài người có giai cấp (xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản… theo duy vật sử quan cộng sản).

2 – Trên bình diện thực tiễn: Việt cộng nói riêng, cộng sản quốc tế nói chung, đã tin theo và vận dụng chủ nghĩa cộng sản vào thực tế nước ta (cũng như một số nước khác trên thế giới), đã gây tác hại nghiêm trọng, toàn diện, di hại lâu dài trên con người, dân tộc và đất nước Việt Nam trong nhiều thập niên qua và còn di hại lâu dài cho dân tộc và đất nước Việt Nam qua nhiều thế hệ sau này.Và do đó, thời hậu cộng sản nhân dâ Việt Nam sẽ phải mất nhiều thời gian mới có thể khắc phục, phục hồi và ổn định phát triển toàn diện.

– Vì tin và hành động theo “ý thức hệ cộng sản” Việt cộng đã đánh mất bản sắc dân tộc, tách rời khỏi lịch sử chính thống quốc gia Việt Nam và dùng “Tính giai cấp” và lăng kính “đấu tranh giai cấp” để phê phán chủ quan, không trung thực về các triều đại và các anh hùng hào kiệt của lịch sử Việt Nam, xuyên tạc lịch sử và chối bỏ Tổ Quốc Việt Nam, để chọn và tôn thờ cái gọi là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô” là tổ quốc của mình. Và vì vậy cộng sản Việt Nam sẵn sàng hy sinh quyền lợi của Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam cho quyền lợi của đảng CSVN và quốc tế cộng sản, cụ thể là hai tân đế quốc CS Nga-Tàu (công cụ tri tình cho quốc tế CS trong Thời kỳ Chiến tranh ý thứ hệ toàn cầu..,).

– Vì chủ trương hận thù và đấu tranh giai cấp làm động lực, Việt cộng đã phá đổ mọi quan hệ xã hội nhân bản vốn tốt đẹp giữa người với người, đã không ngần ngại thủ tiêu, bắn giết và làm mọi điều tàn ác với con người; dù là những người anh em cùng mầu da sắc máu, chung nguồn gốc Việt tộc với họ, theo phương châm “cứu cánh biện minh cho hành động” như VC đã làm trong giai đoạn chiến tranh Quốc Cộng vừa qua .Điển hình cao độ là đấu tố dã man ở Miền Bắc sau Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước; đã tàn sát, chôn sống hàng ngàn quân dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa, trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 ở Huế và nhiều hành động tán ác khác như pháo kích hàng đêm vào các thành thị giết hại dân lành, đặt chất nổ để khủng bố, phá hoại trong suốt cuộc chiến tranh Quốc- Cộng ở Miền Nam (1954-1975) và sau cuộc chiến( tập trung đầy ải hàng ngàn quân cán chính VNCH trong các trại tù cải tạo…)

– Vì chủ trương vô thần, chết là hết, nên Việt cộng không sợ hậu quả, đã thẳng tay đàn áp những người dân hữu thần, dùng mọi thủ đoạn, phương cách dù bất nhân, tàn bạo nhằm tiêu diệt mọi tín ngưỡng, tôn giáo, vốn là nhu cầu tinh thần quan yếu trong đời sống tâm linh của con người, và là một thực thể xã hội góp phần quan trọng vào nền đạo đức xã hội nhân bản qua mọi thời đại.

Thực tế là, sau khi nắm được quyền thống trị toàn đất nước hơn 44 năm qua (1975-2019) và trước đó trên một nửa nước Miền Bắc (1954-1975), đảng CSVN đã áp đặt một chế độ độc tài toàn trị, với một đảng duy nhất nắm quyền thống trị (đảng CSVN) với một nhà nước “Chuyên chính vô sản” (tức độc tài cộng sản) bác đoạt quyền tự do, dân chủ và các nhân quyền cơ bản của nhân dân, thông qua “ một chính quyền của đảng, do đảng và vì đảng cộng sản Việt Nam”. Việt cộng đã sử dụng quân đội, công an, luật pháp, tòa án, nhà tù, pháp trường… như những công cụ của “chế độ độc tài toàn trị CS” để trấn áp nhân dân, duy trì và bảo vệ quyền cai trị độc tài, độc tôn, độc quyền với những ưu quyền đặc lợi của một giai cấp thống trị mới (giai cấp cán bộ đảng viên cộng sản), chia nhau nắm quyền, ăn chia lợi ích ở các cấp, các ngành trong bộ máy đảng và bộ máy nhà nước. Nghĩa là một giai cấp thiểu số (khoảng 3-4 triệu đảng viên CS) bằng bạo lực của nòng súng lưỡi lê, công an trị, để thống trị trên tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam (trên 90 triệu dân) từ thượng tầng quốc gia đến hạ tầng cơ sở.

Đó là những lý do khái quát, căn bản trên bình diện lý luận và thực tiễn, khiến Việt quốc, là những người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia, hay là những người Việt Nam không cộng sản, từ quá khứ đến hiện tại, từ trong nước ra hải ngoại, đã và vẫn đang tiếp tục con đường chống cộng trường kỳ cho đến ngày thành đạt mục tiêu lý tưởng tối hậu của mình là dân chủ hóa đất nước. Vậy thì…

III – VIỆT QUỐC CHỐNG CỘNG TỪ KHI NÀO VÀ CHO ĐẾN BAO GIỜ ?

Có thể nói, kể từ khi “ý thức hệ cộng sản” du nhập vào Việt Nam trong những thập niên đầu Thế Kỷ 20, nhưng rõ rệt là kể từ khi đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện chính thức trên chính trường Việt Nam. Nghĩa là sau khi ông Hồ Chí Minh được huấn luyện và đào tạo từ lò cộng sản Moskva, nhận chỉ thị của Đệ tam Quốc tế Cộng sản Nga trở về Hong Kong họp Đại Hội thống nhất ba đảng Marxist thành lập trước đó (Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn và An Nam Cộng sản đảng) thành đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) vào ngày 3 tháng 2 năm 1930. Và có thể coi công cuộc chống cộng từ ý thức đến hành động, cũng khởi đi từ đó, nhằm thành đạt các mục đích chống cộng của từng giai đọan, tiến tới thành đạt mục tiêu chống cộng tối hậu là đánh bại chủ nghĩa cộng sản trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn, để xây dựng một chế độ tự do dân chủ đích thực theo đúng ý nguyện và vì lợi ích của toàn thể quốc dân Việt Nam.

Như vậy, cộng cuộc chống cộng có thể chia làm ba giai đoạn. Trong phạm vi một bài nhận định tổng quát chúng tôi chỉ có thể trình bầy khái quát như sau:

1 – Tiền chiến tranh Quốc-Cộng: (1930 -1954)

Đây là giai đọan chống cộng đầu tiên, diễn ra trong thời kỳ kháng chiến chống ách thống trị của thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Các thế hệ Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia đã chống cộng nhằm ngăn chặn một hiểm họa hậu Pháp thuộc: Hiểm họa cộng sản hóa Việt Nam.

Bởi vì trong giai đoạn này, lực lượng được coi là lãnh đạo chống cộng, bao gồm các chính đảng quốc gia (Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Độc Lập, Việt Nam Cách Mạng Đảng tức Phục Việt, Đại Việt Quốc Xã, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Ái Quốc Đảng, Nhân Xã Đảng…) và một số nhà trí thức, thân hào nhân sĩ yêu nước tiên tiến tiêu biểu như Hùynh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… Họ đã thấy được ý đồ của ông Hồ và Cộng đảng Việt Nam chỉ là lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, thông qua cuộc kháng chiến chống Pháp như một phương tiện, không phải để giành độc lập cho dân tộc Việt Nam, mà làm nhiệm vụ của cộng sản quốc tế, giành thuộc địa kiểu mới cho các tân đế quốc đỏ Nga -Tầu, nhuộm đỏ đất nước và nô dịch hóa nhân dân Việt Nam.

Vì thế, mục tiêu chống cộng giai đoạn này là làm sao cho quần chúng Việt Nam thấy được hiểm họa cộng sản, không tin, không theo, không để cho ông Hồ và Cộng đảng Việt Nam lợi dụng của cải, xương máu và lòng yêu nước chống ngọai xâm của mọi tầng lớp nhân; để dùng kháng chiến như phương tiện, không phải để giành độc lập cho dân tộc, mà giành “Thuộc địa kiểu mới” cho các “Tân Đế Quốc Đỏ Nga –Tầu” thực hiện “Chủ nghĩa thực dân kiểu mới” của cộng sản quốc tế.

Cuộc phân tranh Quốc – Cộng lúc này diễn ra âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt, giữa một bên là các chính đảng Quốc gia và các thân hào nhân sĩ yêu nước, bên kia là đảng CSVN. Đôi bên Quốc-Cộng phân tranh nhằm tiêu diệt nhau và thu phục, lôi kéo nhân dân theo và nhận chịu sự lãnh đạo của mình. Cuộc phân tranh Quốc-Cộng giai đọan này, lúc đầu chủ yếu diễn ra trên mặt trận tư tưởng, tuyên truyền chính trị, nhằm lôi kéo quần chúng Việt Nam tin theo và tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của mình.

Tuy nhiên, vào thời khoảng cuối cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), sau khi Nhật bại trận trong Thế Chiến Thứ II, phải trao trả độc lập cho Việt Nam. Lúc đó, Cộng Đảng Việt Nam đứng đầu là ông Hồ Chí Minh, dù thế yếu so với các chính đảng quốc gia, song nhờ thủ đọan khôn khéo và tính tổ chức, tinh thần kỷ luật và tính cách mạng cao của một đảng Marxist-Leninnist, nên đã cướp thời cơ, giành được chính quyền nhiều nơi trên cả nước (Cách mạng Tháng 8 -1945). Nhưng vì thực lực và tình hình thực tế quốc nội cũng như quốc tế lúc đó, chưa cho phép đảng CSVN lộ rõ nguyên hình và độc chiếm chính quyền, nên ông Hồ đã phải thành lập một chính phủ, quốc hội liên hiệp Quốc-Cộng, sọan thảo và ban hành một bản Hiến Pháp năm 1946 thiết lập chế độ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” (giả hiệu: ngụy cộng hòa, ngụy dân chủ…) mang tính “Dân chủ tư sản”, chứ chưa dám thiết lập “Chế độ chuyên chính vô sản” tức “độc tài tòan trị cộng sản”. Ngay cả đảng CSVN lúc đó cũng phải tuyên bố tự giải tán. Mãi sau này, khi nắm được quyền thống trị nửa nước Miền Bắc, cũng vẫn phải gọi tên đảng CSVN trá hình là “Đảng Lao Động Việt Nam” chứ chưa dám xưng danh “Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đồng thời cũng vẫn phải giữ bảng hiệu chế độ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” cho đến khi đã thôn tính được Miền Nam vào 30-4-1975, thống trị cả nước, sau đó mới dám trương bảng hiệu “Đảng CSVN” và chế độ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (giả danh và giả nghĩa).

Sở dĩ Việt cộng phải trá hình như thế, là vì thời khoảng những năm đầu sau Thế Chiến II, cộng sản đang bị thế giới coi là một hiểm họa toàn cầu. Trong khi tại Việt Nam quần chúng chưa biết gì nhiều về cộng sản. Những người biết thì rất sợ chủ nghĩa tam vô (vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo), nên ông Hồ và Cộng đảng Việt Nam đã phải ngụy trang bằng mọi cách và khai thác triệt để lòng yêu nước chống ngoại xâm của toàn dân và lòng căm thù giai cấp trong một số bộ phận nhân dân (Công nhân với chủ tư bản, Nông dân căm thù địa chủ, cường hào ác bá ở nông thôn…).

Trên thực tế, đôi lúc đã có những cuộc xung đột võ trang giữa các đảng phái quốc gia và Cộng đảng Việt Nam, gây tổn thất nhân mạng cho cả đôi bên. Riêng Cộng đảng Việt Nam, ngòai các họat động tuyên truyền, thủ đoạn lừa mị tinh vi để lôi kéo quần chúng, họ còn sử dụng các hình thức khủng bố, thủ tiêu những ai không theo hay chống lại họ. Một số nhà ái quốc Việt Nam đã bị CSVN thủ tiêu trong giai đọan này như lãnh tụ Đại Việt Quốc Dân Đảng Trương Tử Anh, hay các nhân sĩ ái quốc như Khái Hưng, Hòang Đạo, Ngô Đình Khôi và nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo ái quốc khác theo ý thức hệ quốc gia như Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, Hội thánh Cao Đài Tây Ninh Phạm Công Tắc…

Kết quả của cuộc phân tranh Quốc – Cộng giai đọan này, Quốc thua, Cộng thắng. Là vì mục tiêu chống cộng giai đoạn này đã không đạt được: Việt quốc không những đã không ngăn chặn được hiểm họa CS trong ý thức quần chúng, mà thực tế đã để đảng CSVN dưới mặt nạ Việt Minh (viết tắt “Việt Nam Độc lập Đồng minh hội” một tổ chức do Cộng đảng dựng lên) nắm quyền chủ đạo kháng chiến trong thời kỳ chót của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).Với chiến thắng Điện Biên Phủ Việt Minh (Việt cộng) đã cướp được chính quyền trên một nửa thuộc địa Bắc Việt của Pháp, làm hậu phương phát động và tiến hành chiến tranh nhuôm đỏ Miền Nam.

2 – Chiến tranh Quốc-Cộng (1954 – 1975)

Vì giai đoạn 1, phe Quốc gia đã thất bại trong mục tiêu chống cộng để ngăn chặn hiểm họa Cộng sản từ xa, khi Cộng đảng VN chưa giành được lãnh thổ để thiết lập một chính quyền “Chuyên Chính Vô Sản” (tức độc tài toàn trị cộng sản), thực hiện chủ nghĩa Cộng sản.

Vì thế cho nên cuộc trường chinh chống cộng phải tiếp tục chặng đường chống cộng giai đoạn hai (1954 – 1975) trong khung cảnh một thế chiến lược quốc tế mới hình thành sau Thế Chiến II (Chiến tranh ý thức hệ Cộng sản chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa) và trong thực trạng một đất nước chia hai, theo sự áp đặt của các cường quốc có ảnh hưởng, thông qua Hiệp Định Genève 1954. Hiệp định này được ký giữa Pháp (quân cướp nước) với Việt Minh, mặt nạ của Việt cộng (Phường bán nước cho cộng sản quốc tế Nga-Tàu) sau khi Pháp thất trận Điện Biên Phủ, nên chỉ có ý nghĩa như là thực dân Pháp mất một nửa thuộc địa Miền Bắc vào tay Việt cộng; còn nửa nước Miền Nam, thực dân pháp phải trao trả độc lập hoàn toàn, sau khi đã trao trả độc lập từng phần từ năm 1948 cho chính quyền chính thống quốc gia của Vua Bảo Đại, sau cùng là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kế tục chính danh quyền bính quốc gia của bên Việt quốc.

Cuốc chiến tranh ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa mang tính toàn cầu hình thành sau Thế Chiến II, diễn ra dưới hai hình thái Chiến Tranh Lạnh giữa các mước giầu, và chiến tranh nóng nơi một số nước nghèo, có số phận không may như Việt Nam. Vì thế Việt quốc ở Miền Nam được ‘phe tư bản chủ nghĩa” chọn là “Tiền đồn Thế Giới tự do” và Việt cộng ở Miền Bắc được ‘phe xã hội chủ nghĩa” (hay cộng sản quốc tế) chọn là “tiền phương phe xã hội chủ nghĩa” làm “nhiệm vụ quốc tế cao cả” là phát động “Chiến tranh cách mạng” để nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam và các quốc gia trong vùng. Từ đó, đất nước Việt Nam trở thành bãi chiến trường, nhân dân hai miền Bắc-Nam như bia đỡ đạn cho các thế lực khuynh đảo quốc tế tranh dành ảnh hưởng và lợi ích quốc gia của họ, với lợi ích trước mắt là tiêu thụ cho hết lượng vũ khí đạn dược tồn đọng sau thế chiến II và thử nghiệm thêm các loại vũ khí mới…

Tại Miền Bắc, ông Hồ và Cộng đảng Việt Nam, sau khi chiếm được một nửa đất nước, đã xây dựng và củng cố một chế độ độc tài toàn trị cộng sản, theo mẫu mực của đế quốc Đỏ hàng đầu Liên Xô thời bấy giờ. Tuy nhiên, để che đây thực chất này, Hồ Chí Minh và Cộng đảng Việt Nam đã dùng lại danh xưng chế độ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” của bản Hiến pháp 1946, ban hành sau khi Nhật bại trận trong Thế Chiến II (1939-1945), buộc phải trao trả độc lập cho Việt Nam. Nay để tiếp tục làm nhiệm vụ quốc tế cộng sản, cộng sản Bắc Việt đã làm nhiệm vụ tên lính xung kích của cộng sản quốc tế (Nga-Tầu), phát động cuộc chiến “Nồi da xáo thịt” nhằm thôn tính nhuộm đỏ Miền Nam, vùng đất tự do của quốc gia Việt Nam, với chính quyền chính thống, chính danh Việt Nam Cộng Hòa.

Trong khi đó tại Miền Nam, chính quyền Việt quốc (Việt Nam Cộng hòa) trong tư thế chính thống, chính danh, có chính nghĩa, kế tục quyền lực quốc gia, tiếp nhận độc lập chủ quyền từ tay thực dân Pháp trên một nửa đất nước ở Miền Nam, kiến tạo một chế độ dân chủ pháp trị (Việt nam Cộng hòa) hình thành sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 truất phế Vua Bảo Đại, cáo chung chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam, thiết lập chế độ cộng hòa với chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân, đáp ứng đúng ý nguyện của nhân dân Việt Nam.

Trong giai đoạn này, cả hai bên Quốc – Cộng đều có tư thế quốc gia, có lãnh thổ, chính quyền quân đội và nhân dân, hành xử quyền cai trị đối nội cũng như đối ngoại. Khi đó, với sự trợ giúp của ngoại bang thuộc hai phe đối đầu: cộng sản và tư bản. Cộng sản Bắc Việt (CSBV), sau sáu năm củng cố, xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn, đã thành lập “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” (12-1960) rồi sau đó đẻ ra “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” (1967) làm công cụ quân sự, chính trị phát động và tiến hành chiến tranh xâm lăng Miền Nam, với sự trợ giúp của Nga –Tầu và các nước trong phe “Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Trong khi đó, tại Miền Nam Việt Nam, chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), với sự trợ giúp của Hoa Kỳ và các cường quốc tư bản, theo đuổi một cuộc chiến tranh tự vệ, với mục đích ngăn chặn, đẩy lùi và đập tan ý đồ xâm lăng của CSBV, xây dựng và củng cố chế độ dân chủ pháp trị, phát triển kinh tế ngày càng vững mạnh, thực hiện chủ trương tiến tới thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình, với sự ưu thắng của một Miền Nam dân chủ, giầu mạnh trên chế độ độc tài tòan trị cộng sản, lạc hậu và nghèo nàn ở Miền Bắc (như thực tế đã xảy ra ở nước Đức qua phân và sẽ xảy ra ở Triều tiên trong tương lai không xa).

Cuộc chiến tranh Quốc-Cộng kéo dài 21 năm (1954-1975), với kết cuộc phe Quốc gia một lần nữa bị là “bên thua cuộc”, CSBV đã thôn tính được Miền Nam, thống trị toàn cõi đất nước bằng một chế độ độc tài toàn trị CS. Việt Quốc thua cuộc chủ yếu trước hết là vì tầng lớp lãnh đạo các chính quyền VNCH không bảo vệ được chủ quyền quốc gia và công cuộc chống cộng hoàn toàn lệ thuộc vào Hoa Kỳ đến độ để cho quân đội Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến (1965) là Mỹ hóa chiến tranh, để đối phương CSBV “ngụy dân tộc” giật được chính nghĩa dân tộc “chống ngoại xâm” (chống Mỹ cứu nước). Thứ đến là vì sau khi các mục tiêu và lợi ích chiến lược đã đạt được thông qua cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ là thực hiện “Việt nam hóa chiến tranh” (1969) để rút chân ra khỏi cuộc chiến một cách danh dự; song Hoa Kỳ đã không thực hiện những cam kết giúp VNCH về quân sự, kinh tế để đủ khả năng tiếp tục chiến đấu chống cộng để tự tôn.

Hệ quả là, chế độ dân chủ VNCH cáo chung, chính quyền VNCH sụp đổ, quân lực VNCH tan rã. Hệ quả là hầu hết sĩ quan và lãnh đạo chính quyền các cấp VNCH bị CS đầy ải, hành hạ, sỉ nhục trong các trại tù “Tập trung cải tạo”. Một thiếu số quan chức chính quyền, quân đội và nhân dân Miền Nam kịp di tản ra hải ngoại trước ngày 30-4-1975, và vượt biên nhiều năm sau đó, qui tụ thành những Tổ Chức Cộng Đồng, các đảng phái chính trị và tổ chức đấu tranh, đoàn thể xã hội, tôn giáo tiếp tục công cuộc chống cộng giai đọan 3 vì tự do dân chủ cho đất nước.

3 – Hậu chiến tranh Quốc-Cộng (Từ sau 30-4-1975… đến ngày kết thúc)

Đây là giai đoạn chống cộng cuối cùng của Việt Quốc để khẳng định chân lý, chính nghĩa tất thắng thuộc về bên nào (Việt Cộng hay Việt Quốc) trong cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng kéo dài nhiều thập niên qua tại Việt Nam. Giai đoạn chống cộng này sẽ chấm dứt khi Việt Quốc thành đạt mục tiêu tối hậu là dân chủ hóa đất nước. Nghĩa là chế độ độc tài toàn trị cộng sản tiêu vong để hình thành một chế độ dân chủ pháp trị, với các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, nhân quyền được tôn trọng, bảo vệ và hành xử. 44 năm qua (1975-2019) Việt Quốc đã chóng cộng như thế nào, thành quả ra sao, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong các bài viết tiếp theo

III – KẾT LUẬN

Sau bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày tiếp qua loạt bài “44 năm Việt Quốc chống cộng vì tự do, dân chủ cho đất nước, thành quả và triển vọng tương lai ”. Mời bạn đọc đón xem để có dữ kiện so sánh hai con đường dẫn đến hai mục tiêu tối hậu khác.nhau giữa Việt Quốc và Việt Cộng, cuối cùng “ai thắng ai?”.

Thiện Ý

Houston, ngày 6-8-2019

Luận Về Cụm Từ Việt Cộng

30-4-2019

Ai cũng biết Việt Cộng là cộng sản Việt Nam, nhưng theo sách sử cụm từ lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Vào đầu năm 2018, nghiên cứu sinh sử Viện Đại Học Wisconsin-Madison, Brett Reilly công bố trên trang The Diplomat bài “Cội nguồn đích thực của cụm từ Việt Cộng”.

Brett Reilly cho biết đã phát hiện hai điều (1) cụm từ Việt Cộng và (2) cuộc nội chiến Quốc-Cộng đã khởi đầu từ những năm 1920 tại miền Nam Trung Hoa, hơn ba thập niên trước khi người Mỹ tham chiến tại Việt Nam.

Như vậy cuộc chiến Quốc-Cộng đã kéo dài gần trăm năm, vẫn còn tiếp diễn, thách thức phải viết lại lịch sử chiến tranh Việt Nam

Cứ mỗi tháng 4, cụm từ Việt cộng lại thường xuyên được nhắc đến trong cộng đồng người Việt hải ngoại, nhân 44 năm Sài Gòn thất thủ, xin được tóm tắt công trình nghiên cứu của Brett Reilly và giải thích lý do vì sao đảng Cộng sản Việt Nam luôn dị ứng khi được gọi chính danh là Việt Cộng.

Sách sử chính thống

Tự điển, sách sử, báo chí ngoại ngữ đều định nghĩa Việt Cộng là những du kích quân cộng sản chống lại quân đội và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn 1954-75.

Tác giả quyển “Victory at any cost” (Chiến thắng bằng mọi giá) Cecil B. Currey còn quả quyết rằng cụm từ do Thiếu tướng tình báo Mỹ Edward Lansdale cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nghĩ ra từ tiếng Anh Vietnamese Communists – Vietcong.

Lansdale nhận thấy các cán bộ Việt Minh hoạt động ở miền Nam sau 1954 là những người vừa đánh bại quân Pháp nên có uy tín với dân là mối đe dọa quyền lực của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nên đề nghị ông Diệm đừng gọi họ là Việt Minh mà gọi bằng một tên mới là Việt Cộng, để người dân miền Nam lầm tưởng rằng đây là 2 lực lượng khác nhau.

Từ đó các sử gia Mỹ theo trường phái chính thống lập luận rằng Mỹ phạm sai lầm khi tham gia chiến tranh, biến xung đột của những người nổi dậy có tinh thần dân tộc tại miền Nam thành chiến trường chiến tranh lạnh giữa Mỹ, Nga và Tàu.

Còn các sử gia theo trường phái xét lại cho rằng Việt Cộng là cụm từ thích hợp để minh hoạ việc Nga, Tàu và Bắc Việt lãnh đạo cuộc nổi dậy tại miền Nam, Mỹ tham gia để ngăn chặn sự lan rộng của cộng sản xuống vùng Đông Nam Châu Á.

Qua nghiên cứu, Brett Reilly biết được cụm từ Việt cộng bắt nguồn từ tiếng Trung Hoa “zhonggong” phát âm tiếng Việt là “Trung cộng”.

Cụm từ này đã được những người Việt bị Pháp truy lùng phải trốn sang miền Nam Trung Hoa vào những năm 1920 sử dụng.

Việt Cộng chỉ những người Việt theo chủ nghĩa quốc tế cộng sản, còn những người Việt theo chủ nghĩa quốc gia được gọi là Việt Quốc.

Nội chiến bắt đầu…

Một cụm từ khác được Brett Reilly đề cập tới là cụm từ Việt gian cũng bắt nguồn tiếng Trung Hoa “Hanjian” phát âm là Hán gian chỉ những người Trung Hoa phản quốc.

Cuối thập niên 1920, khi Quốc Dân Đảng Trung Hoa nhận định rằng chủ nghĩa quốc tế cộng sản thực chất chỉ là chủ nghĩa thực dân kiểu mới của nước Nga Sô viết và như thế Trung Cộng những người Trung Hoa theo cộng sản là Hán gian phản quốc.

Cuộc chiến này ảnh hưởng đến Việt Cộng và Việt Quốc, một bên theo Mao còn bên kia theo Tưởng, khơi mào cuộc nội chiến ý thức hệ giữa những người Việt chống Pháp lưu vong tại miền Nam Trung Hoa.

Nhập cảng Việt Nam…

Theo Brett Reill, cuộc chiến lan sang miền Bắc Việt Nam, các bên tiến hành theo dõi lẫn nhau và thỉnh thoảng lại ám sát những kẻ mà họ nghi là người được phía bên kia trà trộn vào.

Trên Tràng An Báo, xuất bản tại Huế, năm 1938, Cụ Phan Bội Châu tuyên bố những người theo cộng sản là:

“những người lợi dụng chủ nghĩa xã hội nhằm chia rẽ đất nước, phá hoại sự thống nhất, tiêu diệt tinh thần quốc gia, dân tộc”.

Đáp lại, ông Võ Nguyên Giáp và ông Trường Chinh, hai lý thuyết gia cộng sản, trên tờ báo Pháp thiên tả Notre Voix (Tiếng Nói của Chúng Ta), tuyên bố Cụ Phan Bội Châu là “tên phản quốc”.

Có thông tin cho biết chính lãnh tụ cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã báo cho thực dân Pháp bắt Cụ Phan Bội Châu để lãnh thưởng.

Trận chiến Quốc-Cộng không chỉ diễn ra gay gắt trên các cột báo, mà còn diễn ra bên trong hệ thống nhà tù thuộc địa.

Một bản sao cương lĩnh 12 điểm, năm 1935, của Việt Nam Quốc dân đảng, được tìm trong nhà tù ở Hà Nội, liệt kê hai mục đích đầu tiên của đảng là nâng cao nhận thức về dân tộc Việt Nam và xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản.

Ở nhà tù Côn Đảo, cuộc xung đột ý thức hệ dẫn đến những trận thanh toán gây chết người. Trần Huy Liệu, từng là Bí thư kỳ bộ Nam kỳ Việt Nam Quốc dân đảng, theo cộng sản khi bị tù tại Côn Đảo, hồi tưởng: “Gió biển lạnh lẽ ở Côn Đảo không thể xua tan được bầu không khí căm thù bao quanh hòn đảo”.

Việt Minh cướp chính quyền 19/8/1945

Sau một giai đoạn rất ngắn hợp tác, hai phía Quốc-Cộng lại sử dụng từ “Hanjian” – Hán gian cho các đối tượng được họ ghép cho là Việt gian phản quốc, khởi động cuộc nội chiến đẫm máu.

Các đơn vị Việt Minh trung thành với Võ Nguyên Giáp tấn công các đảng quốc gia, buộc những người quốc gia một lần nữa phải trốn sang Trung Hoa.

Những người theo cộng sản đệ tam giết cả những người cộng sản đệ tứ, những tổ chức yêu nước không bị ảnh hưởng của Tưởng Giới Thạch, những giáo phái yêu nước như Đạo Hòa Hảo, Đạo Cao Đài, giết tất cả những ai không chấp nhận sự thống trị của cộng sản đệ tam.

Khi chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp bùng nổ vào cuối năm 1946, những nhóm người Việt yêu nước không theo cộng sản liên kết với nhau, chịu sự lãnh đạo của cựu hoàng Bảo Đại và cộng tác với Pháp để từng bước giành độc lập bằng biện pháp hòa bình và hợp tác.

Khi người Mỹ cắt viện trợ và ngừng bán vũ khí cho chính phủ Tưởng Giới Thạch, các lực lượng Trung Cộng do Mao Trạch Đông lãnh đạo ngày càng tiến gần đến biên giới phía Bắc.

Theo Brett Reill đến năm 1948, những tờ báo có tinh thần dân tộc chống Pháp đã sử dụng cụm từ Việt Cộng, như trên tờ Tiếng Gọi của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã có bài báo động:

“Nếu quân đội Việt Cộng có thể bắt tay với Trung Cộng ở biên giới Trung Việt, thì cái gì ngăn cản được quá trình cộng sản hóa Việt Nam?”

Nếu cụm từ Việt Cộng có nghĩa xấu, thì nó chỉ xấu vì các đảng quốc gia đã liên kết người cộng sản Việt Nam (Việt Cộng) với người cộng sản Trung Hoa (Trung Cộng).

Đến năm 1950, Trung cộng viện trợ cố vấn, quân sự, kinh tế, Việt Minh bắt đầu chuyển thành nhà nước toàn trị, thực hiện chỉnh huấn, chỉnh quân, cải cách ruộng đất theo đường lối Mao Trạch Đông.

Chính quyền Quốc gia dưới sự lãnh đạo của cựu hoàng Bảo Đại thường xuyên sử dụng cụm từ Việt Cộng trong các thông tin chính thức để tố cáo ban lãnh đạo Việt Minh là cộng sản.

Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa do đó chỉ kế thừa việc sử dụng cụm từ Việt Cộng để gọi tất cả những người Việt theo cộng sản không kể Bắc Nam.

Công trình nghiên cứu Brett Reill chấm dứt ở đây, để lại một câu hỏi lớn là những người miền Nam thua cuộc vẫn luôn hãnh diện với danh xưng Việt Quốc hay người Việt quốc gia, còn ngược lại đảng Cộng sản Việt Nam mặc dầu thắng trận lại luôn dị ứng khi bị nêu đích danh là Việt Cộng.

(Xin xem bài https://thediplomat.com/2018/01/the-true-origin-of-the-term-viet-cong/)

Sự thật lịch sử

Nếu Hồ Chí Minh có hằng trăm tên, tuổi, bút danh, thay đổi tùy tình hình quốc tế cộng sản và hoàn cảnh cách mạng Việt Nam thì đảng Cộng sản cũng thế.

Đảng Cộng sản từng bỏ cả tên cộng sản, để lấy tên Hội Truyền Bá chủ nghĩa Mác-Lênin, đảng Lao Động, đảng Nhân Dân Cách Mạng, hay lập ra hai đảng ngoại vi là đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội.

Trong từng thời kỳ đảng Cộng sản còn sử dụng các tổ chức như Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, Việt Minh, Mặt trận Giải Phóng miền Nam, nhiều các tổ chức ngoại vi khác để hoạt động cộng sản.

Nếu Hồ Chí Minh phải lấy bút danh nhà báo C.B. (Của Bác) để viết bài “Địa Chủ Ác Ghê” trên báo Nhân Dân đấu tố đến chết điền chủ Nguyễn thị Năm.

Thì đảng Cộng sản cũng phải sử dụng đảng Nhân Dân Cách Mạng, Mặt trận giải phóng miền Nam, Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời miền Nam Việt Nam, để đánh lừa dư luận, chiến tranh tại miền Nam là cuộc nổi dậy của người miền Nam yêu nước, không do cộng sản miền Bắc lãnh đạo.

Ở nông thôn người dân thường xuyên bị Việt Cộng đe dọa, bị khủng bố, bị xử tử hay bị bắt lên rừng giam cầm đến chết.

Ở thành thị Việt Cộng càng ngày càng gia tăng đặt bom hay pháo kích khủng bố.

Biến cố Mậu Thân 1968, Việt Cộng tấn công Thủ đô Sài Gòn và nhiều thành phố lớn tại miền Nam giết và bắt lên rừng hằng chục ngàn thường dân.

Riêng tại Huế lên đến 5,000 người bị giết hay chôn sống, nhiều ngàn người khác bị bắt lên rừng không có ngày về.

Chiến tranh càng gia tăng thì hình ảnh tội ác Việt Cộng càng được phổ biến trên Đài Truyền Hình hay qua báo chí.

Cụm từ Việt Cộng trở thành ác mộng thành nỗi kinh hoàng của người dân miền Nam.

Khi chính phủ Hoa Kỳ bỏ cuộc “cút” khỏi miền Nam, nhiều người ở thôn quê, ở thị xã hay tỉnh nhỏ sợ Việt Cộng phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn lên Sài Gòn hay các thành phố lớn.

Tháng 3/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân, thì từng đoàn người Kinh bỏ nhà, bỏ cửa, đồng bào Sắc Tộc bỏ buông làng dìu dắt chạy trốn Việt Cộng.

Cuộc rút quân (và rút dân) hoàn toàn thất bại, quân đội Bắc Việt kéo vào tiếp thu Huế, Đà Nẵng, rồi cuối cùng tiếp thu Sài Gòn ngày 30/4/1975.

Sau ngày tang thương này, người miền Nam bị tù cải tạo, bị đánh tư sản, bị đi kinh tế mới, cả một guồng máy cai trị từ miền Bắc đưa vào, đến công an khu vực cũng là người miền Bắc, buộc người miền Nam phải bỏ nước ra đi.

Với người miền Nam cụm từ Việt Cộng vẫn là nỗi kinh hoàng luôn ám ảnh, như chiến tranh Quốc-Cộng gần trăm năm vẫn chưa chấm dứt.

Đảng Cộng sản sợ sự thật về mối liên hệ gắn bó từ tư tưởng đến hành động với đảng Cộng sản Trung Hoa – “zhonggong” – Trung Cộng, sợ sự thật về chiến tranh Việt Nam và tội ác họ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam.

Họ sợ sự thật lịch sử bởi thế họ rất dị ứng khi được nêu chính danh là Việt Cộng.

Nếu Không Có Đảng Cộng Sản, Việt Nam Sẽ Ra Sao?

Tại Việt Nam, thông thường vào những dịp lễ Tết, các phương tiện truyền thông độc quyền của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã ngày đêm cho phát bài “Đảng cho ta một mùa xuân” của Phạm Tuyên. Người ta thấy có hai điều nghịch lý:

Nghịch lý thứ nhất là những lời lẽ ca tụng đảng CSVN hòan tòan trái ngược với những gì đã và đang xảy ra trên thực tế, kể từ khi đảng này cướp được chính quyền, trên một nửa nước Miền Bắc (1954-1975 ) và trên cả nước kể từ sau ngày 30-4-1975. Đây là nguyên văn một vài lời ca ấy, chỉ cần nghe qua thôi, người dân Việt Nam bình thường cũng thấy ngay sự láo khóet trơ trẽn, khiến những người nghe nhạy cảm có thể buồn nôn hay những nạn nhân của Cộng đảng có thể phẫn nộ không ngăn được tiếng chửi bình dân: “…đúng là cộng sản gian ác, ăn gian nói dối”.

Lời ca rằng ” Đảng đã cho ta một Mùa xuân đầy ước vọng, một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi…”; rằng ” Bao năm khổ đau đất nước ta không có mùa xuân, cuộc đời tăm tối chốn lao tù bao hờn căm. Vừng dương hé sáng khi khắp nơi ta có Đảng, bóng tối lui dần, tiếng chim vui hót vang…”.

Lời ca này phải được viết lại như sau mới đúng với lịch sử và thực tế: ” Đảng đã đã không cho mà đã cướp mất, không chỉ một, mà tất cả những mùa xuân đầy ước vọng của mỗi người dân Việt Nam và mùa xuân của cả dân tộc. Bao năm khổ đau đất nước ta không có Mùa xuân, cuộc đời tăm tối chốn lao tù bao hờn căm ” kể từ khi có Đảng. Vừng dương chỉ hé sáng khi khắp nơi nơi không còn có Đảng, và bóng tối sẽ lui dần, tiếng chim sẽ vui hót vang lừng chúng tôi Đảng tiêu vong.

Điều nghịch lý thứ hai là, Phạm Tuyên, tác giả bài hát có những lời ca ngợi đảng CSVN như thế lại là con của học giả Phạm Quỳnh, người đã bị Việt Minh sát hại vào tháng 9 năm 1945, vì cái gọi là “tội phản động”. Chúng ta hãy nghe báo Tự Do Ngôn Luận số 93 phát hành ngòai luồng trong nước trước đây nhận định: ” Đây là một trong những bài hát lố bịch, trơ trẽn nhất của Cộng sản Hà Nội, được sáng tác năm 1960 bởi một nhạc sĩ bồi bút hạ đẳng (hay thượng đẳng cũng vậy), kẻ đã viết rất nhiều ca khúc nâng bi chế độ bằng chính máu của thân phụ mình, học giả Phạm Quỳnh (bị Hồ Chí Minh ra lệnh xử tử ngày 6-9-1945) và bằng chính máu của các bạn nghệ sĩ nạn nhân vụ Nhân văn Giai phẩm”. Báo này viết tiếp “…đểu giả, lố bịch và trơ trẽn, vì bài hát ca tụng đảng như Thượng Đế, như Ông Trời, đang lúc kể từ khi nó xuất hiện trên đất nước cho tới nay, thực tế đã hoàn toàn trái ngược. Sự kiện chứng minh thì vô số vô vàn. Quê hương của con Hồng cháu Lạc, từ ngày bị ác đảng đó thống trị, chỉ trông thấy mùa đông tang thương u ám, chỉ nhìn thấy sự suy thoái cằn cỗi tụt hậu, chỉ nghe thấy tiếng thở than chán đời, chỉ cảm thấy nỗi cay đắng tủi nhục, chỉ nếm thấy sự giả trá thù hận và chỉ mộng thấy một chân trời u ám, một tương lai tối đen…Suốt trên 60 năm nay, toàn dân rên siết dưới tay toàn đảng, qua toàn bộ chủ trương đường lối nhắm mục tiêu toàn trị bằng khủng bố và cướp bóc, bằng lừa gạt và bạo hành “.

Vậy thì một giả định lịch sử, là nếu không có đảng CSVN ra đời vào ngày 3-2-1930, Việt Nam sẽ ra sao? Câu trả lời chung của nhiều người Quốc gia cũng như cộng sản phản tỉnh là:

1/- Nếu không có đảng CS thì cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của các chính đảng quốc gia và các nhà ái quốc theo ý thức hệ Quốc gia đã gìành được độc lập vào Tháng 8 năm 1945, sau khi Nhật dầu hàng đồng minh, trao trả độc lập cho chính quyền quốc gia Trần Trọng Kim.

2/- Nếu không có đảng CS thì đã không có cuộc kháng chiến 9 năm vô ích do đảng này và Hồ Chí Minh phát động,làm hao tổn quá nhiều xương máu nhân dân và nhân tài vật lực quốc gia do chủ trương tiêu diệt “phản động” và “tiêu thổ kháng chiến” của Việt Minh Cộng sản.

3/- Nếu không có đảng CS thì Việt Nam đã không rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ, với số phận không may: Đất nước qua phân, chiến tranh cốt nhục tương tàn kéo dài 21 năm (1954-1975), sát hại nhiều người Việt Nam trên cả hai miền đất nước, làm phân hóa và suy yếu dân tộc

4/- Sau cùng, nếu không có đảng CS,Việt Nam đã là một nước có chế độ dân chủ pháp trị từ lâu, như hầu hết các nước thuộc địa khác cùng thời, đã được các đế quốc thực dân Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trao trả độc lập sau Thế Chiến Thứ Hai. Vì đây là xu thế giải thực tất yếu của thời đại hậu Thế Chiến II.

Đến đây thì ai cũng thấy đảng CSVN đã chẳng có công mà chỉ có tội với nhân nhân, với dân tộc và đất nước. Sự ra đời của Cộng đảng Việt Nam thực tế không phải là cái phúc, chẳng phải là “cứu tinh” như họ từng rêu rao láo khóet, mà là một tai họa “vô tiền khóang hậu”, đã để lại hậu quả nghiêm trọng, toàn diện cho Tổ Quốc Việt Nam, di hại cho các thế hệ người Việt Nam hiện tại cũng như nhiều thế hệ tương lai. .

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Danh Chính Ngôn Thuận: Việt Cộng Hay Cộng Sản?

Cũng như bao nhiêu thực thể khác trong cuộc sống, ngôn ngữ không ngừng tiến hóa. Luật tiến hóa bao gồm sự phát sinh, sự tăng trưởng cũng như sự đào thải.

Hoàn cảnh tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị… làm sản sinh ra nhiều từ ngữ mới, cũng như làm mất đi nhiều từ ngữ khác. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, rất nhiều từ ngữ mới được ra đời.

Khi cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập để che mắt quốc tế (1960), một quân đội đi kèm theo tổ chức khủng bố này cũng được hình thành. Về thực chất, đây chỉ là một tổ chức thân Cộng trá hình, có liên hệ chặt chẽ với chính quyền Cộng Sản miền Bắc. Để phân biệt, người ta gọi lính của quân đội miền Bắc là lính Bắc Việt (hay lính Cộng Sản chính quy) và lính của quân đội Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam là lính Việt Cộng.

Nghĩa chính của hai chữ Việt Cộng là “người Việt theo Cộng Sản,” còn nghĩa rộng của nó đã mang thêm một ý xấu. Người quốc gia miền Nam dùng tên gọi này với thái độ miệt thị, ghê tởm. Ngay cả chính những người Cộng Sản cũng ghét chữ này.

Lúc miền Nam rơi vào tay Cộng Sản vào cuối Tháng Tư, 1975, người dân miền Nam thường truyền miệng với nhau mẩu chuyện vui cười như sau: Một bà mẹ miền Nam bị buộc phải ra đứng đón đoàn quân Cộng Sản tiến vào tiếp thu các thành phố miền Nam cùng với nhiều người khác. Bà chào hỏi một nhóm bộ đội Bắc Việt lẫn du kích Việt Cộng và nói: “Cám ơn mấy anh lắm lắm! Nhờ mấy anh vào giải phóng miền Nam nên từ giờ trở đi chúng tôi không còn sợ bị Việt Cộng pháo kích hằng đêm nữa!” Chẳng biết bà mẹ này vô tình nói ra điều này hay bà chơi chữ cho vui!

Khi chiến tranh chấm dứt, cuộc đổi đời ở miền Nam đã cho ra đời không biết bao nhiêu là từ ngữ mới (hay du nhập từ “miền Bắc xã hội chủ nghĩa”); nào là “vượt biên,” “học tập cải tạo,” “nghĩa vụ quân sự,” “vùng kinh tế mới,” “tư sản mại bản,” vân vân và vân vân. Cùng lúc đó, nhiều từ ngữ cũ cũng không còn lưu dụng như “cảnh sát quốc gia,” “tổng động viên,” “ấp chiến lược,” “hồi chánh”…

Giữa hai thái cực đó là những từ ngữ (chiếm đa số trong tiếng Việt) vẫn tiếp tục được dùng trong nước lẫn ngoài nước. Một trong những chữ đó là chữ kép “Việt Cộng.” Sở dĩ chữ này vẫn còn được dùng là vì cho đến ngày hôm nay chúng ta vẫn còn cần phân biệt ai là “Việt Cộng,” ai là “quốc gia,” hay chí ít cũng là “không Việt Cộng.”

Người viết bài này, cũng như rất nhiều người khác, đã dùng từ ngữ này từ bao lâu nay. Nhưng đến một hôm, tôi giật mình xét lại hai chữ này. Chữ “Việt” tượng trưng cho những gì thiêng liêng nhất: Tổ tiên, tổ quốc, văn hóa, ngôn ngữ, cả hồn thiêng sông núi nằm trong một chữ như thế. Còn chữ “Cộng,” từ hai chữ “Cộng Sản,” là tất cả những gì trái ngược.

Về chủ nghĩa Cộng Sản, đã có biết bao nhiêu danh nhân, nhà thơ, nhà văn, chính trị gia trên thế giới đã nói lên nhận xét của mình. Ở đây, chúng tôi chỉ xin ghi lại một câu của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà chắc đa số quý vị cũng đã nghe qua hay đọc thấy: “Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi, nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời.”

Như vậy chúng ta nghĩ sao? Để một chữ thiêng liêng như chữ “Việt” bên cạnh một chữ chỉ về một khái niệm chẳng hơn gì loài rác rưởi như chữ “Cộng” liệu có phải là chuyện nên làm hay không? Những người mà chúng ta gọi là “Việt Cộng” không xứng đáng làm người Việt, mà thực ra họ cũng chẳng tha thiết chi làm người Việt. Họ chỉ có quốc tế Cộng Sản là tổ quốc và bản “Quốc tế ca” là “quốc ca” của họ mà thôi.

Khi tôi đem ý nghĩ này nói với với một số bạn bè, có người bảo: “Nghe anh nói thì thấy cũng có lý nhưng nếu không dùng chữ ‘Việt Cộng’ để chỉ về những người đó thì mình biết dùng chữ gì khác đây?” Tôi đáp: “Chúng ta có thể dùng hai chữ “Cộng Sản” để chỉ về họ là đủ rồi.”

Có người lại thắc mắc: “Nhưng không chỉ ở Việt Nam mới có Cộng Sản. Vậy làm sao biết đó là Cộng Sản ở nước nào?” Tôi lại phải đáp: “Thường thì nội dung của câu nói có thể cho ta biết điều đó. Ví dụ như nếu tôi nói “Buổi tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung 1979 ở Hà Nội đã bị công an Cộng Sản phá rối,” chắc các bạn biết tôi nói về ai rồi phải không?”

Một bạn khác vẫn còn ra chiều suy nghĩ: “Vậy thì mình có phải bỏ luôn chữ Trung Cộng không, theo lập luận của anh?” Tôi cười bảo: “Người Trung Hoa không thắc mắc chuyện đó thì thôi, hà cớ gì mà chúng ta phải nhọc trí? Chúng ta chỉ nên lo chuyện của mình, còn trên thế giới mấy nước Cộng Sản còn lại, mình muốn gọi họ thế nào cũng được. Ở Bắc Hàn thì có Hàn Cộng, ở Cuba thì có Cu Cộng, ở Lào thì có Lào Cộng. Khi nào họ phản đối thì hẵng hay.”

Đây chỉ là thiển ý của tôi, xin nói lên đây để chúng ta cùng suy xét. Riêng tôi thì tôi đã bắt đầu thay thế chữ “Việt Cộng” bằng chữ “Cộng Sản” dạo gần đây. Người Mỹ nói “Old habits die hard.” Người Việt mình thì có vẻ “cực đoan” hơn: “Đánh chết cái nết không chừa.” Nhưng tôi quyết phải chừa cái “nết” xấu đó. Mới đầu thì cũng khó khăn, cứ quen miệng nói chữ “Việt Cộng.” Sau dần dần khá hơn một chút, nói đến chữ “Việt…” thì kịp ngưng, rồi đổi qua chữ “Cộng Sản.” Bây giờ thì khá hơn nhiều rồi!

Nghĩ xa xôi về chữ “Việt Cộng” là như vậy đó. Nhưng rồi tôi lại nghĩ xa xôi hơn nữa. Gọi những người nắm quyền bính ở Ba Đình và tay chân của họ là Cộng Sản đã công bình chưa? Nói một cách chung nhất, Cộng Sản xấu thật, ác thật, nhưng những người tự xưng là Cộng Sản ở Việt Nam còn tệ hơn nữa.

Ngày nay chẳng ai trong chúng ta lại không thấy rằng họ chỉ mượn đầu heo nấu cháo, treo đầu dê bán thịt chó, khi áp dụng chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam. Trong thâm tâm, họ chẳng tha thiết gì đến mớ lý thuyết của Karl Marx hay của Vladimir Lenin mà kỳ thực chẳng mấy ai trong bọn họ có đủ trình độ thấu hiểu nổi chứ đừng nói chi đến việc áp dụng. Họ chẳng qua là những kẻ cơ hội chủ nghĩa, đánh mùi thấy đi đôi với chủ nghĩa Cộng Sản là sự cai trị độc tài thì hí hửng mang về nước để làm cớ cướp chính quyền.

Vốn chẳng mặn mà gì với chủ nghĩa Cộng Sản trong thâm tâm, khi họ thấy Liên Xô cùng hàng loạt các nước Cộng Sản Đông Âu sụp đổ vào cuối thập niên 1980 của thế kỷ trước, họ vội vàng trở mặt, xoay qua hình thức kinh tế tư bản để sống còn. Để lập lờ đánh lận con đen, họ cố dựng cái xác chết xã hội chủ nghĩa lên, tô son trát phấn cho nó và đặt một cái tên mới thật kêu và rỗng là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Bọn người xưng danh Cộng Sản này quả thật rất sính chơi chữ, dùng chữ nào kêu chan chát chữ ấy, nhưng họ cũng thừa hiểu rằng họ chẳng thể lừa ai ngoài chính họ mà thôi. Kinh tế thị trường mà sánh vai với định hướng xã hội chủ nghĩa chẳng khác nào nước lã trộn với dầu ăn, trộn hoài mà “chẳng nên công cán gì.” Lại có một anh đầu sỏ của bọn họ chẳng hiểu vì lú lẫn hay bị thần khẩu nhập xác phàm mà tếu táo nói “đến hết thế kỷ 21 này không biết có chủ nghĩa xã hội hay chưa,” huống hồ là hòng “quá độ” lên đến chủ nghĩa Cộng Sản! Những người này thật tình cũng chưa đáng gọi là Cộng Sản là vì thế.

So với những người Cộng Sản khác trong “phe xã hội chủ nghĩa anh em” thì những người “Cộng Sản” ở Việt Nam lại càng nên xấu hổ. Trong nước, họ thẳng tay đàn áp người dân, về đối ngoại thì họ đang muốn dâng nước nhà cho Tàu Cộng. Những nhóm chữ như “hèn với giặc, ác với dân,” “tàu thì lạ, sự hèn hạ thì quen” vẫn được truyền miệng từ người này sang người khác.

Trong một gia đình, tội bất hiếu là tội lớn nhất. Còn trong một nước, tội phản quốc hay thậm chí tội bán nước là tội tày trời, không còn tội nào nặng hơn thế nữa. Các nước Cộng Sản ngày xưa như Liên Bang Xô Viết, Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc… hay những nước Cộng Sản còn lại ngày nay, họ không bành trướng, đi chiếm các nước khác thì thôi chứ chẳng ai thấy họ bán nước cho bất cứ ngoại bang nào.

Chỉ riêng những người gọi là Cộng Sản ở Việt Nam thì đang làm cái chuyện kinh thiên động địa đó. Chẳng vậy mà họ đang tính chuyện loại bỏ môn lịch sử trong học đường. Chuyện đó cũng dễ hiểu, vì trong khi nhà cầm quyền đang lăm le bán nước thì trong lớp học có thầy cô nào còn lòng dạ giảng dạy cho học trò về Lê Chiêu Thống hay Trần Ích Tắc mà không phải nhắc đến những thành ngữ như “mãi quốc cầu vinh,” “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi về giày mả tổ” không?

Nói tóm lại, bọn người cầm quyền hiện nay ở Việt Nam chỉ là những kẻ ăn mày dĩ vãng, bám víu vào cái nhãn hiệu Cộng Sản đã lỗi thời và cái thây ma ở Ba Đình là những thứ đã góp phần đưa họ lên đỉnh cao quyền lực ngày nay. Họ thậm chí không đáng được gọi là Cộng Sản.

Tôi chưa đem ý nghĩ thứ hai này ra nói với bạn bè. Tuy nhiên, tôi có thể mường tượng ra một cuộc nói chuyện như thế, trong đó các bạn tôi sẽ kêu lên: “Ơ hay cái nhà anh này! Hai chữ Việt Cộng anh khuyên không nên dùng. Nay thì hai chữ Cộng Sản anh cũng muốn tẩy chay nốt. Thế thì biết dùng chữ gì để chỉ bọn người ấy đây?”

Lúc ấy tôi sẽ cười và bảo: “Cái nhãn đúng đắn nhất mà chúng ta có thể dán lên trán họ chẳng phải tìm đâu cho xa xôi. Hãy cứ gọi bọn họ là ‘lũ bán nước’ là gọn hơn cả. Họ có nhiều tội với dân, với nước lắm, nhưng kết tội bán nước cho họ là đủ lắm rồi. Cũng giống như khi kết tội một người đủ để người đó lãnh án tử hình thì chẳng mất công hài thêm chi những tội khác.”

Copyright © 2018, Người Việt Daily News

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Việt Quốc Chống Cộng, Từ Khi Nào Và Cho Đến Bao Giờ? trên website Namtranpharma.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!