--- Bài mới hơn ---
Xem Tướng Người Trúng Số Không Trượt Phát Nào Năm 2022
Giấc Mơ Báo Trước Điềm Xấu – Tác Giả Serenade24
Download Khủng Hoảng Tài Chính: Những Điềm Báo Trước Giờ G – Zero Hour Ebook
Tin Mừng Theo Thánh Lu
Bán Nấm Mỡ Nâu Tươi
Theo
hình ảnh mà các cư dân mạng chia sẻ, ánh mặt trời hắt lên mây tạo thành một chú
chim màu cam vô cùng đẹp. Trông đám mây hệt như chú chim lửa đang bay lượn giữa
không trung, cực kỳ rực rỡ. Mặc dù không ai lí giải được hiện tượng này và có
thể đây chỉ là sự trùng hợp của mẹ thiên nhiên, thế nhưng hình ảnh này vẫn khiến
không ít người thích thú và bàn tán sôi nổi.
[related_posts_by_tax title=””]
Rất
nhiều người thắc mắc: với hiện tượng xuất hiện đám mây phượng hoàng lửa tại Sài
hiểu trong video phân tích của 1 tác giả có nghiên cứu về kinh dịch như sau:
Nếu
xét về phong thủy dịch học thì đây là biểu tượng chim phượng hoàng lửa trong
truyền thuyết từng xuất hiện ít nhất 03 lần ở Việt Nam gần đây, đó là năm 1955,
1994 và năm nay.
Trước
khi phân tích sâu hơn thì lấy thông số của ngày xuất hiện đám mây phượng
hoàng như sau:
Thứ
nhất, ngày 30.07.2020 là ngày Giáp Tuất, tháng Quý Mùi, năm Canh Tý nhằm
ngày 10.06 âm lịch là ngày Bạch Hổ Đầu (ngày Hổ Trắng). Hành Sơn Đầu Hỏa (Lửa
trên núi).
Thứ
hai, giờ xuất hiện rơi vào giờ Dậu cũng là giờ Hỏa thuộc cung Ly.
Thứ
ba, Sài Gòn nằm hướng Nam nên cũng là cung Ly.
Thứ
tư, trong 04 hướng cung trời Đông Tây Nam Bắc thì (Rùa Đen Huyền Vũ nằm hướng Bắc,
Phuợng Hoàng Lửa nằm Hướng Nam, Hổ trắng hướng Tây và Rồng Xanh hướng Đông).
Trong
truyền thống Á Đông, chim phượng được coi là có “cái mỏ của gà mái, cổ của rắn,
trán của chim én, lưng của rùa và đuôi của cá”. Là con vật không có thực nhưng
chim phượng được coi là hội tụ vẻ đẹp, sức mạnh của một số loài chim và các
loài khác để tôn sùng tính chất linh thiêng. Nó “trở thành biểu tượng của tầng
trên/bầu trời, của nguồn sinh lực thiêng liêng, hiện thân của thánh nhân/người
tài… là biểu hiện cho ước vọng của người Việt trong mối quan hệ với thần linh
và với ước vọng cầu phúc”.
Nếu
như rồng được xem là đứng đầu trong các loài bò sát, biểu tượng của sự sinh
sôi, của phương Đông, của mùa Xuân thì chim phượng được tôn vinh là nữ hoàng của
các loài lông vũ, là biểu tượng của mặt trời, lửa, phương Nam, mùa hạ. Chỉ xuất
hiện vào thời bình thịnh trị và ẩn mình khi có loạn lạc, do đó chim là biểu tượng
cho sự đảm bảo thái bình. Chính vì thế hình ảnh chim phượng ở hoàng cung còn
như là sự tán dương thêm vào niềm kiêu hãnh của vị hoàng đế. Ý rằng, thời hoàng
kim yên bình nên có chim phượng xuất hiện. Chim phượng thường được thể hiện đứng
trên những cuộn sóng biển đầy uy lực siêu nhiên.
Trong
Tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phượng) mặc dù Phượng hoàng đứng cuối nhưng quyền năng
thì lại chỉ đứng sau Rồng. Nếu Long là sự THIẾT LẬP, Lân là sự PHÁT TRIỂN, Quy
là sự BỀN VỮNG, thì Phượng là sự TÁI SINH.
Chim
phượng hoàng là một trong số những nhân tố chính trong vũ trụ học của phương
Đông. Theo thần thoại phương Đông, sau khi vị thần Bàn Cổ nổ thoát ra từ “quả
trứng” khổng lồ của sự hỗn loạn, bốn linh vật khác đã theo ông tồn tại. Đó là
long, ly, quy và phụng. Những sinh vật tuyệt vời này, được gọi là Tứ Linh, đã hợp
sức với (thần) Bàn Cổ để tạo ra thế giới.
Chúng
sử dụng thần thông của mình để tạo ra ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa và thổ), tạo
ra 5 mùa (xuân, hạ, thu, đông, và cuối hạ) và chia thế giới thành 5 khu (bắc,
nam, đông, tây và trung tâm).
Mỗi
sinh vật trong Tứ Linh này này chịu trách nhiệm đối với một phần năm tạo hóa,
trong đó chim phượng hoàng làm chủ lửa (hỏa), mùa hạ và phía nam. Lưu ý là 05
mùa chứ không phải 4 và chính Phượng Hoàng Lửa là sinh vật chia mùa Hạ làm đôi
Hạ (đốt cháy) và cuối Hạ (tái sinh).
Trong
truyền thuyết thì loài phượng hoàng này có tuổi thọ 500 năm. Cho nên Phượng
Hoàng Lửa là sinh vật bất tử. Vòng đời của chúng không bao giờ kết thúc. Khi bị
thương nặng hoặc cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), phượng hoàng
sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình, rồi tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của
bản thân. Và, từ trong đám tro tàn, nó sẽ tái sinh dưới hình dạng một cánh chim
rực lửa đang bay lên. Vì khả năng tái sinh này mà phượng hoàng là biểu tượng của
cả sự sống và cái chết…
Điềm
báo từ hiện tượng đám mây phượng hoàng lựa xuất hiện tại Sài Gòn
Hình
ảnh chiều ngày 30/7/2020 có để xem hoàn toàn phù hợp từ thời gian đến địa điểm
là một điềm trời tái sinh từ những bĩ cực khó khăn lâu nay.
Với
kiến thức Phong thủy và Kinh dịch, chúng ta có thể khẳng định rằng: MỌI THỨ SẼ BÌNH
YÊN VÀ TIỀN HUNG HẬU KIẾT khi biểu tượng may mắn và tái sinh xuất hiện đúng thời
điểm dịch bệnh căng thẳng.
Thứ
nhất: Sau đúng 3 ngày sẽ có 1 tin tốt.
Thứ
hai: Sau đúng 3 tháng sẽ có 1 tin hay.
Thứ
ba: Sau đúng 3 năm sẽ có 1 chuyển biến mới.
Thứ
tư: Sau đúng 30 năm sẽ có một nước Nam hùng cường..
Truyền
thuyết kể về một loài chim Thần, sống vài thế kỷ, là một loài chim khổng lồ
rất giống với đại bàng hay chim công, tỏa ánh sặc sỡ màu đỏ, tím, và vàng. Chim
Phượng Hoàng huyền thoại có liên hệ với biểu tượng mặt trời mọc và lửa, nó được
bao bọc bởi một vầng hào quang tỏa sáng lộng lẫy trên bầu trời. Cặp mắt của nó
màu xanh dương và sáng như ngọc bích.
Khi
chuẩn bị kết thúc cuộc đời, nó tự tạo giàn thiêu từ những cọng quế và gỗ thơm,
để ngọn lửa bùng lên bao phủ lấy bản thân. Rồi từ đống tro tàn, một con Phượng
Hoàng màu lửa vàng rực mới sẽ trỗi dậy, hồi sinh trong một chu kỳ sống mới.
Con
Phượng Hoàng mới ướp tro của con Phượng Hoàng cũ trong quả trứng làm từ nhựa
thơm và đem nó tới thành phố Heliopolis (“thành phố Mặt Trời” trong
tiếng Hy Lạp) cổ đại của Ai Cập.
Chính
sự bất tử và tái sinh kỳ lạ mang màu sắc thần thánh đó mà Phượng Hoàng Lửa trở
thành biểu tượng bất hủ xuyên suốt trong nền văn hóa lịch sử từ Tây sang Đông.
Linh
vật thiêng trong các nền văn hóa và tôn giáo
Phượng
Hoàng là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn
giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ.
Người
Hy Lạp tin rằng Phượng Hoàng là biểu tượng của Thần Mặt trời Apollo. Trong ngôn
ngữ Hy Lạp cổ, Phượng Hoàng có nghĩa là “màu đỏ”. Người Hy Lạp coi Phượng Hoàng
là biểu tượng của niềm tin bất tử, sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ.
Người
Ai Cập xác định Phượng Hoàng là một loại chim giống như cò hay diệc, gọi là
Bennu, được biết đến từ Sách về người chết và các văn bản Ai Cập cổ
đại khác như là một trong các biểu tượng thần thánh để thờ phụng tại
Heliopolis, gắn liền thần Mặt Trời trong thần thoại Ai Cập là thần Ra.
Phượng
Hoàng là loài chim chúa xuất hiện trong cuốn kinh Vệ Đà (Rig Veda) của người
Hindu.
Kiến
tạo vũ trụ
Sử
ký Trung Quốc có ghi lại rằng vua Phục Hi đã từng nhìn thấy chim Phượng Hoàng.
Từ điển điển cố có từ thời nhà Thanh, chim Phượng Hoàng có thật chứ không chỉ
là “truyền thuyết”, sống trên những tầng núi rất cao xa xôi mà con
người khó nhìn thấy được.
Tôn
giáo Á Đông tin rằng, Phượng Hoàng là biểu tượng của ân sủng và đức tin, còn là
linh vật quyền uy như Rồng. Các hoàng đế Trung Hoa đặt hình tượng Phượng Hoàng
trong cung điện hoặc thêu lên hoàng bào, tượng trưng cho chiến thắng, uy quyền.
Trung
Hoa thời cổ đại, hình ảnh của Phượng Hoàng trong các trang trí của đám cưới hay
của hoàng tộc cùng với Rồng, biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ,
một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.
Phượng
được tìm thấy trong những hình khắc trên thanh gươm, hay được thêu trên Kimono
Nhật Bản. Trong những thiết kế hình xăm Phượng Hoàng của Nhật, thường kết hợp với
Rồng, tượng trưng cho âm và dương, sự kết hợp hài hòa của đức tính tốt nhất của
phụ nữ và nam tính.
Trong
truyền thuyết của người Ấn Độ, Hoàng đế Ấn Độ khi đó là Asoka đã cầu thần linh
và xin sức mạnh của Phượng Hoàng để chiến thắng quân nhà Tấn (năm 265 TCN), từ
đó Phượng Hoàng cũng là biểu tượng linh thiêng của sức mạnh.
Biểu
tượng của cái đẹp và sự quyền quý
Chim
Phượng xuất hiện rất nhiều trong các nền văn hóa trên thế giới. Dù trong nền
văn hóa nào thì hình ảnh Phượng Hoàng cũng mang ý nghĩa thiêng liêng và cao
quý. Trong văn hóa Phương Đông, phượng được coi là nữ hoàng của các loài chim.
Nó kết tinh được vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các
loài: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc và bộ đuôi dài rực rỡ của loài
chim công, mỏ là mỏ của chim nhạn… đặc biệt là bộ cánh thân hình óng ánh
rực lửa.
Phượng
có 5 màu sắc tượng trưng cho năm đức tính: ngay thẳng, lương thiện, công bằng,
chung thủy và lòng khoan đại. Phượng Hoàng xuất hiện là báo hiệu điềm tốt lành,
đó là lúc xã hội thái bình có thánh nhân hoặc hiền triết xuất hiện, hoặc có vua
hiền sáng suốt, chế độ công bằng, lấy đức mà trị dân và dân chúng thuần phục
thì chim phượng sẽ từ trên trời bay xuống chúc mừng và điều khiển nhân loại.
Phượng
Hoàng là biểu tượng của hoàng gia và quyền quý cũng như đức hạnh, vẻ duyên dáng
và thanh nhã của người phụ nữ truyền thống.
Trong
văn hóa Việt, hình tượng Phượng Hoàng xuất hiện từ rất sớm. Hình tượng chim Lạc
trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên. Đó là
loài chim thần đang bay lượn trong điệu múa của vũ trụ để vạn vật sinh sôi, hòa
hợp.
Biểu
tượng cho mối liên hệ giữa người và Thần
Một
số truyền thuyết mô tả cơ thể của chim Phượng Hoàng như tương ứng với các thiên
thể, với đầu của nó là bầu trời, mắt của nó mặt trời, lưng là mặt trăng, chân
là trái đất, và đuôi là các hành tinh. Do đó, Phượng Hoàng được xem là sự liên
kết giữa thế giới người và Thần.
Thân
hình của Phượng Hoàng tượng trưng năm đức tính của con người: đầu tượng trưng
cho đức hạnh, đôi cánh tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, chiếc
lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo, bộ ngực là lòng nhân đạo và
lòng trắc ẩn và phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy.
Chim
Phượng Hoàng kết nối vũ trụ, thiên nhiên, con người với các nguyên tắc đạo đức
truyền thống để trở thành biểu tượng vĩnh cửu của cái đẹp, sự duyên dáng, đức hạnh
và thần thánh.
Từ
việc kiến tạo vũ trụ và tỏa sáng các phẩm chất cao quý, Phượng Hoàng được xem
là sự liên kết giữa thế giới con người và Thần. Phượng Hoàng là biểu tượng của
đạo đức tốt đẹp và sự thông thái, trí tuệ, những phẩm chất được Thượng đế ban
cho con người.
Vì
nó nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa hoàng gia và Thần, chim phượng hoàng cũng là
biểu tượng hoàn hảo cho Hoàng hậu, và một sự phù hợp lý tưởng cho rồng, tượng
trưng cho “Thiên tử,” – hoàng đế.
Truyền
thuyết còn kể nhiều chuyện chim Phượng thường bay chở các bậc Thánh nhân, hiền
triết, những người tu hành, những ẩn sĩ của Đạo giáo lên chỗ thiên đình xa xôi,
nơi ở của những người bất tử. Chim Phượng Hoàng còn là sứ giả của các tiên nữ
trên trời. Các tiên nữ cưỡi phượng bay xuống hạ giới, tìm gặp những người hiền
tài…
Biểu
tượng cho sự sống, cái chết, hủy diệt, tái sinh
Trong
truyền thuyết Do Thái, chim Phượng Hoàng được biết đến là Milcham – một loài
chim bất tử trung thành. Ở vườn Địa Đàng, khi Eva sở hữu quả táo tri thức, Eva
đã dụ dỗ các loài động vật trong vườn ăn trái cấm. Chỉ riêng Chim Milcham đã từ
chối lời đề nghị này. Thượng Đế cảm kích sự trong sáng của Phượng Hoàng nên đã
ban phép cho loài chim này được sống bất tử, mỗi chu kỳ 1000 năm, Phượng Hoàng
sẽ được tái sinh từ một ngọn lửa.
Sự
bất tử của Phượng Hoàng là ân sủng của Thượng Đế với phẩm cách cao quý của loại
chim này khi từ chối cám dỗ tội lỗi. Vì thế Phương Hoàng cũng là biểu tượng cho
đạo đức, sự thánh khiết. Chim Phượng hoàng hồi sinh trong lửa cháy tượng trưng
cho ý tưởng rằng cái kết thúc chỉ là sự khởi đầu. Phượng hoàng tái sinh từ đống
tro tàn trở thành biểu tượng mạnh mẽ trong tôn giáo, văn hóa biểu thị cho đức hạnh
đem đến cuộc sống vĩnh cửu; và sự hủy diệt là để sự tái tạo cho những khởi đầu
mới.
Do
biểu tượng phổ biến trên các bia đá Công giáo thời đầu, biểu thị cho cái chết của
Chúa Giê-Su và sự phục sinh ba ngày sau đó. Nó cũng biểu tượng cho một ngọn lửa
vũ trụ đã tạo ra thế giới và cũng sẽ tiêu hủy nó. Sự tái sinh kỳ diệu cũng ngụ
ý rằng chim Phượng Hoàng báo sự xuất hiện của những sự kiện vào thời khắc đặc
biệt, trong lịch sử nó báo hiệu của những nhà hiền triết vĩ đại, cho thấy sự xuất
hiện của đạo đức và sự ổn định.
Vì thiêng liêng cao quý nên loài chim này thường sống trên những ngọn núi cao, xa xôi mà con người không thể vươn tới. Chính vì thường tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý, nên từ thời xa xưa, người ta thường gắn hình ảnh phượng hoàng lên các kiến trúc cung đình lăng mộ và những đồ trang sức quý giá chỉ dành cho các bậc đế vương.
Thu Trang (tổng hợp)
--- Bài cũ hơn ---
Co Giật Mí Mắt: Điềm Báo Hay Cảnh Báo
Giải Mã Nằm Mơ Thấy Rắn Đen Là Điềm Báo Gì? Đánh Số Mấy
Top 10 Truyện Đam Mỹ Mạt Thế Ấn Tượng Nhất.
Du Nhiên Mạt Thế Audio
Hội Thánh Tin Lành Báptít Hiệp Nhất