Răng khểnh là răng gì?
Răng khểnh hay còn gọi là răng nanh nằm ở vị trí số 3 thuộc nhóm răng nanh, có chức năng xé thức ăn. Chúng có hình dạng răng xiên nhỏ thường mọc từ độ tuổi 12 – 13 trong quá trình răng mọc vĩnh viễn, chúng hơi chếch ra ngoài do răng tự có sự sắp xếp lệch lạc…
Theo các Bác sĩ chuyên sâu về niềng răng thì răng khểnh là một dạng răng mọc lệch lạc, lộn xộn. Nhiều người nghĩ rằng ai có răng khểnh đều đẹp và duyên dáng, nhưng vẫn có một số trường hợp, răng khểnh chếch ra ngoài quá nhiều làm cho gương mặt của bạn trông kém duyên hơn.
Răng khểnh là loại răng đặc biệt, nhiều người cho rằng răng khểnh rất tốt, tuy nhiên nhiều quan niệm lại quả quyết rằng răng khểnh là biểu hiện của những điều không may mắn.
Răng khểnh có tốt hay không?
Quan niệm phương Đông về răng khểnh
Răng khểnh trong tướng số của người phương Đông được xem như một chi tiết “làm duyên” trên gương mặt tạo nên nét đẹp tiềm ẩn (đặc biệt đối với các bạn nữ răng khểnh làm gương mặt của các bạn trông dễ thương hơn). Những ai may mắn sở hữu răng khểnh sẽ dễ nhận được thiện cảm từ phía người đối diện, đặc biệt là khi cười. Văn hóa Nhật Bản cũng có thông tin đàn ông Nhật đặc biệt thích phụ nữ có răng khểnh vì theo họ nữ giới có răng khểnh nhìn mặt rất đẹp và dịu dàng.
Ngược lại với những lời khen thì người sở hữu hàm răng khểnh kém duyên đôi khi cũng vấp phải những “lời chê” của người khác. Theo nhân tướng học, người có răng khểnh giống như chiếc bình nước ấm, trong ấm ngoài lạnh, không biết bày tỏ cảm xúc của chính mình vì vậy sẽ hạn chế khá nhiều trong việc giao tiếp và quan hệ xã hội.
Chính vì thế, răng khểnh đẹp hay xấu còn tùy thuộc vào răng, cấu trúc răng, gương mặt và khuôn miệng. Những năm trở lại đây, các bạn trẻ có xu hướng “trồng răng khểnh”, trong khi đó, những người không hài lòng về chiếc răng khểnh kém duyên, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai thì tìm nhiều cách để nhổ hay niềng răng khểnh.
Răng khểnh trong quan niệm phương Tây
Trong quan niệm phương Tây, người ta xem răng khểnh như một biểu hiện không mấy may mắn. Trong các câu chuyện cổ tích, phim viễn tưởng điện ảnh phương Tây có sự xuất hiện của loài quái vật ma cà rồng. Loại vật này có ranh nanh dài và sắc nhọn hay hút máu người.
Chính vì thế, những người có chiếc răng khểnh dài và nhọn thường rất ngại và không mấy hài lòng. Chính vì thế, khác với các nước phương Đông, người phương Tây thường can thiệp tình trạng răng miệng từ khi con còn bé, nắn chỉnh răng từ những chiếc răng sữa đầu tiên, hạn chế tình trạng răng khểnh lệch lạc…
Dù đứng ở góc độ nào vẫn phải chấp nhận một lý giải khoa học về răng khểnh. Thực chất răng khểnh là một biểu hiện của tình trạng răng bị lệch lạc, không đúng vị trí của răng trên cung hàm, sai khớp cắn hoặc khớp cắn bị hở. Chính vì thế nhiều người được nha sĩ đề nghị “nắn chỉnh” răng khểnh để cải thiện tình trạng răng lệch lạc, sai khớp cắn càng sớm càng tốt.
Răng khểnh trong Y học có tốt không?
Các chuyên gia về nha khoa cho rằng: Răng khểnh hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của răng miệng và đây cũng chính là điều kiện tốt để thức ăn và vi khuẩn bám vào. Răng khểnh/ răng nanh có chức năng xé thức ăn để hỗ trợ lưỡi và các răng còn lại nghiền nát thức ăn trước khi vào hệ tiêu hóa. Nếu răng mức độ lệch lạc và “khểnh” ra quá nhiều về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe. Đồng thời, răng khểnh cũng làm cho việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày trở nên khó khăn hơn, về lâu về dài vi khuẩn phát triển gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hoặc hôi miệng…
Khi chiếc răng khểnh tự nhiên mọc lệch chồi ra ngoài sẽ khiến răng bên cạnh cũng bị đẩy vào sâu hơn, làm lệch lạc và sai khớp cắn ở nhiều răng còn lại. Điều đặc biệt, đa phần răng khểnh thường có xu hướng chếch ra ngoài, những chiếc răng khểnh mọc chìa ra rất dễ bị tổn thương khi có va chạm mạnh từ bên ngoài miệng.
Phương pháp niềng răng khểnh
Răng khểnh mặc dù duyên dáng, “tạo điểm nhấn” trên khuôn mặt và nụ cười. Tuy nhiên không phải ai có răng khểnh cũng vui và thích. Nếu răng khểnh nhiều có thể ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai. Có nhiều phương pháp khác nhau để can thiệp những chiếc răng khểnh nhọn hoắt: Như bọc răng sứ thẩm mỹ hay niềng răng khấp khểnh.
Bọc sứ cho răng khểnh
Bọc sứ cho răng khểnh là hình thức mài nhỏ quanh thân răng, sau đó thì đeo mão sứ để khắc phục tình trạng răng bị khểnh. Tuy nhiên nếu việc mài cùi răng không được thực hiện cẩn thận bởi bàn tay bác sĩ giỏi thì rất có thể sẽ gây xâm lấn mô răng, làm răng bị ê buốt, lung lay.
Việc này có ảnh hưởng nhiều đến chân răng cũng như độ khỏe về lâu về dài của răng. Không chỉ vậy, việc mang mão răng lâu ngày các thức ăn thừa có thể bám vào gây men răng, sâu răng, viêm tủy răng… Mài răng sứ có thể xâm lấn mô răng, mòn và lung lay răng sớm, hôi miệng.
Niềng răng khểnh
Giải pháp thứ hai cho chiếc răng khểnh “khó tính” đó chính là chỉnh nha niềng răng khểnh. Phương pháp này sử dụng mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt để kéo răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm.
Ưu điểm của phương pháp niềng răng khểnh là bạn có thể giữ được răng khểnh của mình, niềng răng khểnh ít xâm lấn răng thật, an toàn và cho hiệu quả vĩnh viễn, răng không tái xô lệch. Có thể áp dụng nhiều phương pháp để niềng răng như: Mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng răng không mắc cài … để nắn chỉnh răng khểnh.
Niềng răng khểnh mất bao lâu?
Nhiều người vẫn thắc mắc: Niềng răng khểnh mất bao lâu để giúp cho răng khểnh của bạn trở nên đều đẹp, làm cho nụ cười duyên dáng? Trung bình thời gian niềng răng khểnh dao động từ 6 tháng đến 1 hoặc 2 năm tùy vào độ lệch của răng và độ chếch ra ngoài của răng khểnh cũng như cấu trúc răng và hàm.
Bên cạnh đó, thời gian niềng răng khểnh mất bao lâu còn tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn phương pháp niềng răng nào? Ví dụ bạn chọn phương pháp niềng răng mắc cài kim loại: Theo các Bác sĩ chuyên sâu về niềng răng thì mắc cài kim loại có độ bền và chắc chắn cao, có thể rút ngắn từ 1 – 6 tháng so với niềng răng mắc cài sứ hoặc niềng răng bằng khay trong suốt.
Quy trình niềng răng khểnh tại Up Dental
Bước 1: Thăm khám răng lần đầu (chụp X-quang, lấy dấu mẫu hàm…)
Chụp phim X-quang, chụp hình trong miệng, ngoài mặt, lấy dấu mẫu hàm để bác sĩ đánh giá mức độ khểnh của răng.
Từ dữ liệu thu thập được bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp, tương ứng phương pháp, chi phí và thời gian niềng răng khểnh mất bao lâu.
Bước 2: Ký hợp đồng niềng răng
Hợp đồng cam kết niềng răng ghi rõ tình trạng răng của khách hàng, kết quả dự đoán sau khi tháo niềng, thời gian niềng răng mất bao lâu và chi phí ra sao… Bản hợp đồng bắt buộc phải có chữ ký của bác sĩ niềng răng chính và sự đồng ý của bạn.
Bước 3: Điều trị tổng quát trước khi niềng răng
Trước khi niềng răng khểnh, bạn phải có hàm răng khỏe mạnh và thuận lợi di chuyển về đều và đúng vị trí trên cung hàm, không phát sinh các bệnh lý trong suốt quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ kiểm tra cũng như điều trị tổng quát trước khi niềng. Các bệnh lý về răng cần được điều trị ổn định như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… trước khi bắt đầu mang mắc cài hay khay niềng để việc di chuyển răng khểnh được nhanh và hiệu quả.
Bước 4: Gắn khí cụ
Tùy vào tình trạng răng khểnh của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn mang khí cụ phù hợp. Ví dụ, tách kẽ răng thường là răng số 6 và số 7, sau một tuần thì vị trí đặt thun sẽ hở ra để bác sĩ dễ dàng đặt khâu vào, khí cụ nong hàm hoặc khí cụ nới rộng trong trường hợp cần thiết.
Bước 5: Gắn mắc cài
Nếu chọn niềng răng mắc cài bằng kim loại, niềng răng bằng mắc cài sứ để can thiệp răng khểnh thì Bác sĩ sẽ gắn các mắc cài, dây cung chắc chắn trên thân răng tạo ra lực nắn chỉnh răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Trường hợp bạn niềng răng khểnh bằng khay trong suốt, bạn sẽ nhận những khay niềng trong suốt đầu tiên, đeo trung bình từ 20 – 22h/ngày để dịch chuyển răng từ từ.
Bước 6 – Tái khám định kỳ
Trung bình khoảng 3 đến 6 tuần, bác sĩ sẽ hẹn để tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung, tăng lực di chuyển răng, vệ sinh răng miệng, nhổ răng, nhận khay niềng mới…
Bước 7: Kết thúc điều trị – duy trì kết quả
Trong 6 tháng đầu sau khi tháo niềng răng khểnh, bạn nên tuân thủ lịch tái khám định kỳ 1 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng, phát hiện và khắc phục những bất ổn của răng (nếu có). Thời gian sau đó, khi răng đã ổn định cứng chắc, chu kỳ có tái khám có thể giãn cách 2 tháng – 3 tháng – 6 tháng.
Chi phí niềng răng khểnh
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền là thắc mắc của không ít bạn. Giá niềng răng khểnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp niềng răng bạn lựa chọn, tình trạng răng của bạn là lộn xộn nhẹ, trung bình, khó hay phức tạp.
Tham khảo bảng giá niềng răng khểnh ở nha khoa chuyên niềng răng Up Dental cho biết:
Chi phí niềng răng khểnh bằng mắc cài kim loại: Dao động từ 27 – 35 triệu.
Chi phí niềng răng khểnh bằng mắc cài sứ: Dao động từ 42 – 50 triệu.
Chi phí niềng răng khểnh bằng mắc cài kim loại mặt trong: Dao động từ 85 – 115 triệu.
Chi phí niềng khểnh bằng khay trong suốt: Dao động từ 100 – 120 triệu.
Tương ứng tình trạng răng khểnh của bạn ở mức độ (nhẹ, trung bình, khó hay phức tạp) mà chi phí chỉnh nha cũng sẽ không giống nhau. Ví dụ bạn chọn niềng răng mắc cài kim loại thông thường và tình trạng răng ở mức độ trung bình thì chi phí có thể khoảng 27 triệu, trong khi mức độ răng bị khểnh và lộn xộn phức tạp hơn có thể dao động khoảng 35 triệu.
Hiện nay bạn có thể chọn một hình thức niềng răng khểnh an toàn và thông minh là niềng răng trả góp 1 triệu/tháng. Up Dental là nha khoa tiên phong áp dụng chính sách niềng răng trả chậm 1 triệu/tháng. Theo đó, khách hàng điều trị răng khểnh không cần phải thanh toán một lúc vài chục triệu. Hàng tháng tái khám, bạn chỉ cần trả dần cho nha khoa khoảng 1 triệu cho đến khi hoàn tất chi phí là được.
UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ