Đám Cưới Gặp Đám Ma Tốt Hay Xấu?
--- Bài mới hơn ---
Trường hợp làm đám cưới nhưng trong nhà có tang
Đám cưới là một dịp vô cùng trọng đại trong cuộc đời mỗi người, chính vì lẽ đó mà trước khi tổ chức đám cưới, các cặp đôi đều phải đi xem ngày và chọn ngày kĩ lưỡng. Cho nên trong khi tổ chức đám cưới thường rất ít khi ngày tổ chức bị dời lại. Nhưng sẽ thật trớ trêu nếu đám cưới diễn ra cùng lúc đó trong nhà có người mất. Đó là trường hợp “ưu hỷ trùng phùng” tức là vui và buồn dồn vào cùng lúc. Lúc này thì chỉ còn cách là “cưới bôn tang” hay còn gọi là cưới chạy tang. Khi đó người chết sẽ được để nằm tạm trên giường, đắp chăn chiếu lại, chưa nhập quan hoặc gia đình tự làm thủ tục khâm liệm, nhập quan nhưng chưa làm lễ thành phục, chưa phát tang. Trong khi đó đám cưới cũng sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng hơn, cũng đủ nghi lễ đưa dâu, đón dâu, yết cáo gia tiên, lễ tơ hồng,… nhưng lễ vật thường rất đơn sơ và giản lược và tuyệt nhiên cũng không nên mở nhạc đốt pháo nói cười ầm ĩ. Công việc cưới gả xong xuôi thì bắt đầu phát tang. Nếu hai gia đình thông cảm được cho nhau thì có thể trong một ngày từ sáng đến trưa cưới dâu, chiều tối phát tang cũng xong.
Trường hợp nhà có đám cưới mà hàng xóm lân cận có đám tang
Hẳn là cũng đã có không ít người chứng kiến tình huống dở khóc dở cười khi bên cạnh đám tang với bầu không khí tang thương là đám cưới tiệc tùng rộn ràng.
Nếu ở trong trường hợp này nhiều gia đình lịch sự sẽ biết giữ ý để bày tỏ sự chia buồn cùng gia đình người đã khuất bằng cách không đốt pháo, không mở nhạc liên tục với âm lượng lớn, ca hát ầm ĩ. Tuy nhiên thế sự đã đành không thể trì hoãn được này lại khiến cho khá nhiều đôi vợ chồng trẻ cảm thấy lo lắng vì quan niệm đám cưới gặp đám ma là điều không may mắn.
Thậm chí có rất nhiều trường hợp sự không may mắn diễn ra ngay khi gặp đám ma khiến cho cô dâu bi ngất xỉu trong lúc đang tổ chức lễ cưới. Nhiều người cho rằng đó là điềm báo không may mắn đầu tiên dự báo về một cuộc hôn nhân không được viên mãn.
Thật ra thì những quan niệm trên đều không có cơ sở nào để chứng minh rằng nó đúng cả. Đó phần đa đều là do người ta thêu dệt mà nên. Lý giải cho trường hợp cô dâu hoặc ai đó trong đám cưới sau khi gặp đám tang bị ngất xỉu hoặc phát bệnh rất có thể là do thể trạng của người này quá yếu, cộng thêm không khí ồn ào ngột ngạt đông người nơi đám cưới khiến cho sức khỏe của họ bị suy giảm đột ngột dẫn đến hạ huyết áp và ngất xỉu. Hoặc cũng có thể là việc vô tình đi ngang qua đám tang khiến họ bị nhiễm phải hơi lạnh và cảm thấy mệt mỏi. Để hạn chế tình trạng này thì tốt nhất nên uống nhiều nước và đảm bảo sức khỏe của cô dâu hoặc những người tham dự đám cưới, hạn chế đến gần nơi có hơi lạnh.
Thật ra trái ngược với quan niệm đám cưới gặp đám ma là xui xẻo thì có khá nhiều vùng lại quan niệm việc đám cưới gắp đám ma là điều may mắn, đó là điềm báo cho một khởi đầu mới và cô dâu chú rể sẽ hạnh phúc viên mãn bên nhau đến đầu bạc răng long. Dân gian ta có câu “sinh dữ tử lành” điều này có nghĩa là việc một người mất đi sẽ là một cách để cải kiếp, một cánh cửa mới sẽ mở ra với người đã khuất, và đồng thời nó cũng là điềm báo những may mắn sẽ đến với đôi vợ chồng trẻ. Quan niệm này cho rằng chính người đã khuất sẽ là ông tơ nối chặt sợi dây tơ hồng cho cô dâu và chú rể vì vậy cặp đôi này nhất định sẽ hạnh phúc bên nhau.
--- Bài cũ hơn ---