Top 8 # Học Pháp Luân Công Tốt Hay Xấu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Namtranpharma.com

Pháp Luân Công Là Tốt Hay Xấu?

Hỏi: Pháp luân công là tốt hay xấu?

Thưa: Có chỗ tốt và có chỗ xấu.

Tốt của Pháp Luân Công ở chỗ chữa được một số bệnh mà bác sỹ và bệnh viện Tây y trả về.

Xấu ở chỗ Pháp Luân Công lạm dụng thuật. Việc một người không có chuyên ngành y đi chữa bệnh chỉ là giải pháp tình thế. Chẳng hạn, thấy một người sốt rét trong rừng, tôi có thể đào giun cho người ấy ăn để qua tạm cơn bệnh. Nhưng về lâu dài phải nhường cho người có chuyên môn. Có bệnh thì nên đến gặp bệnh viện hay thầy thuốc. Tất nhiên trong lời này là thiệt thòi cho những người nghèo không có tiền chữa bệnh.

Tốt ở chỗ Pháp Luân Công tin là có Trời. Vì đưa Trời vào trong giáo lý nên giải thích được nhiều hiện tượng mà Phật giáo không giải thích được. Phật giáo ban đầu là chống lại Bà-La-Môn phân biệt giai cấp một cách khắc nghiệt: dân thường không được xem tư tế ăn, nếu thấy phải đổ cơm đi. Con trai nhà nghèo không được cưới tiểu thư con lãnh chúa, nếu không cả hai phải bị đuổi vào rừng. Phật giáo ban đầu chủ trương bình đẳng, xoá bỏ giai cấp. Sau này họ cào bằng. Lương Kim Định phân tích rằng Phật giáo chối bỏ Thượng Đế, chối bỏ luôn tôn giáo. Mà Phật giáo phải tồn tại như là một tôn giáo, cho nên họ phải nặn ra một thượng đế, đó là ông Phật. Rồi từ đó lại sinh ra phẩm trật . Rốt cuộc về cơ cấu, Phật giáo vẫn giống Bà La Môn giáo. Một triết lý đốc ra một tôn giáo, cuối cùng là rắn cắn đuôi.

Trở lại câu chuyện về Pháp Luân Công, họ đi quá đà ở chỗ họ đồng hóa giáo chủ Lý Hồng Chí với Thượng Đế. Phép đồng nhất đó không thành công. Tôi đã phỏng vấn một bạn Pháp Luân Công. Bạn này trích dẫn sách Khải Huyền, bảo rằng tông đồ Gio-an chép Chiên Con mà Chiên Con là sư phụ Lý Hồng Chí ban cho sự sống. Tuy nhiên nếu hỏi vợ Chiên Con là ai thì Pháp Luân Công không trả lời được. Pháp Luân Công cũng nghiên cứu Kinh Thánh, họ biết Chiên Con là Chúa Giê-su, là chàng rể trong dụ ngôn về đám cưới, giáo hội, các tông đồ là bạn của chàng rể. Còn cô dâu là ai, cho đến giờ vẫn là một công án gây tranh cãi không ngớt.

Người ký giả trung thực là đưa ra vấn đề cho người ta suy nghĩ, thay vì kết luận hộ độc giả. Trả lời câu hỏi Pháp Luân Công là tốt hay xấu, đây là câu hỏi mà mỗi người cần tự trả lời được, và tự chịu trách nhiệm cho lựa chọn của mình, cũng như số phận của linh hồn mình.

Pháp Luân Công Tốt Hay Xấu? Ý Kiến Của Giới Chuyên Gia Y Học

Pháp Luân Công là tốt hay xấu? Ban Biên Tập DKN xin giới thiệu với bạn đọc những trải nghiệm thần kỳ và lời chia sẻ của giới học giả ngành y về môn tu luyện Phật Gia – Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công tốt hay xấu?

Với tấm lòng của người thầy thuốc, họ đã dùng cả cuộc đời để cứu và chữa cho nhiều bệnh nhân. Mới đây một nhóm người trong số họ, đã ngỡ ngàng nhận ra còn một hướng đi mới về khoa học nhân thể, cho đến tận hôm nay điều ấy vẫn là những ẩn đố mà khoa học chưa thể giải đáp.

Bác sỹ Nguyễn Công Hoan – Bệnh viện Hữu Nghị

Vì là bác sỹ Tây y nên tôi vào viện ngay. Làm các xét nghiệm, chụp cắt lớp CT… Bệnh viện chẩn đoán tôi bị ung thư phổi. Để chắc chắn tôi bay sang Singapore để chẩn đoán lại, bên kia cũng cho kết quả gần như thế. Khi xác định 100% mình bị ung thư rồi, tôi sắp quần áo vào Bệnh viện Hữu Nghị chữa bệnh. Sau 6 lần truyền hoá chất, người tôi giống như mất hồn vậy.

Khi đang vật vã điều trị ở bệnh viện thì tôi nhận được cuộc gọi từ Quân khu 4 điện ra. Là cuộc gọi của một Thiếu tá Quân đội cậu ấy là cháu tôi, nó nói: “Cậu ơi, cậu phải học Pháp Luân Công đi thôi, cậu chữa cũng không khỏi được đâu”. Nó là người bình thường khuyên một bác sỹ như tôi: “Cậu chữa không khỏi được đâu”. Mà đúng thật, tôi nghĩ cháu nói đúng, quả thật là đúng vì bệnh này trên thế giới còn không chữa được nữa là Việt Nam. Cái đó mọi người đều biết.

Hỏi cháu về Pháp Luân Công

Vì lúc ấy tôi còn chưa hiểu thế nào là tu luyện, mà cháu tôi chắc cũng có tâm nguyện muốn cứu tôi nên mới nói với tôi về sự thần kỳ của Pháp Luân Công như thế. Chứ thực ra bây giờ tôi hiểu rồi, tu luyện là tu luyện thôi, tu luyện không có điều kiện gì cả, không cầu gì thì mọi điều tốt đẹp tự nhiên sẽ đến.

Sau cú điện thoại đó tôi như bừng tỉnh và hiểu rằng: Còn có nhiều phương pháp chữa bệnh khác chứ không phải là Tây y hay Trung y. Tôi đã điều trị hoá chất bao nhiêu đợt, mỗi đợt từ 7 đến 10 ngày mà có khỏi đâu, bệnh vẫn rề rề, người rất yếu nhược, cứ đến hẹn lại vào viện như cái vòng luẩn quẩn.

Tiếc cho người “để quên”

Một điều kỳ lạ xảy đến với tôi như một sự an bài đặc biệt dành cho tôi vậy. Bữa đó tôi vào điều trị truyền hoá chất, tôi nhận giường bệnh, rồi tôi phát hiện ra dưới chiếc gối có một cuốn sách, đó là cuốn Chuyển Pháp Luân của ai đó để lại. Cuốn sách to thế mà không ai thấy, tôi cầm lên và đọc luôn. Sau này tôi thấy tiếc cho ai đó đã ‘để quên’ cuốn sách lại, vì họ không thể biết rằng, họ vừa đánh mất đi cơ hội quý giá nhất của đời mình.

Bài giảng Pháp Luân Công là tốt và uyên thâm

Các bài giảng của Ngài quá uyên thâm, rất nhiều tầng nội hàm, rất chấn động. Trong những bài giảng ấy Ngài đã cho tôi một cái nhìn hoàn toàn khác, một lượng tri thức khổng lồ về thế giới quan, nhân sinh quan. Điều đó khiến tôi rất say mê, tôi đọc Pháp, học Pháp, tôi lĩnh hội được nhiều điều và hiểu được cội nguồn của bệnh tật khổ đau mà con người đang phải gánh chịu là gì? Tôi quyết định một lòng chân tu theo Pháp Luân Đại Pháp.

Một thời gian sau tôi đi kiểm tra. Trước đó tôi truyền 6 đợt hoá chất, sau mỗi đợt truyền đều kiểm tra lại kỹ lưỡng. Kết quả không những không giảm được mà các chỉ số còn bất ổn hơn. Khi tôi đang truyền một đợt hoá chất thì bước vào tu Đại Pháp. Tôi quyết định chân tu và lựa chọn con đường dừng lại tất cả các điều trị y tế khác. Sau vài tháng tôi đi kiểm tra lại, chụp cắt lớp CT, làm các xét nghiệm thì thật kinh ngạc, bệnh tình của tôi đã hoàn toàn thay đổi!

“Câu chuyện Thần thoại” của gia đình

Sau đó tôi trở về thăm quê, tôi trở thành ‘câu chuyện Thần thoại Hy Lạp’ của gia đình. Anh rể tôi cũng là một bác sỹ, anh vô cùng kinh ngạc, hễ gặp tôi là lẩm bẩm: “Ô, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây…”. Tức là anh ấy không thể tin, ung thư phổi như tôi thì chắc chắn phải ‘đi’ rồi chứ sao lại hồng hào thế này mà trở về đây??? Ông ra ôm tôi: “Một thần thoại của Hy Lạp về đây!”.

Tôi nói nhỏ với anh: “Nhờ Pháp Luân Công đấy anh ạ, nhờ Pháp Luân Công đấy!”.

Từ lúc bước vào tu luyện, cá nhân tôi chưa biết và cũng chưa gặp ai đã tu Pháp Luân Công rồi lại bỏ dở, bởi vì tôi biết Pháp Luân Công thực sự rất huyền diệu, rất phi thường.

Có năm cô gái đến thăm tôi, họ là những trí thức có hiểu biết. Họ thấy lạ và thắc mắc: “Cái đấy là án tử hình, em nghe nói là ‘tạch’ cơ mà, sao anh lại khoẻ mạnh như thế này?”.

Tôi nói nhờ Pháp Luân Công em ạ, rồi dẫn các cô ấy lên phòng đọc sách của mình, lên tầng ba. Có hai cái hộp, một hộp để sách đang đọc dở và một hộp để Kinh Văn với bộ thơ Hồng Ngâm của Sư Phụ.

Năm cô ấy thì bốn cô cũng đã tu luyện Đại Pháp. Họ rất thành đạt, thành công trong công việc của mình.

Tôi có cô em là con cô con cậu, cô ấy là kỹ sư đường sắt, người rất yếu vì bị viêm đa khớp, không phải viêm khớp dạng thấp. Bị viêm nhiều khớp nhưng chưa bị biến dạng, đi lại khó khăn nhất là việc đứng lên ngồi xuống. Cô ấy nghe nói Pháp Luân Công rất tốt liền gọi điện hỏi tôi. Tôi nói: “Thế thì tốt quá, không có gì bằng đâu, em đọc sách đi không có gì bằng đâu. Kiến thức mà anh em mình được học nhỏ nhoi lắm”.

Con dâu xin nghỉ đón mẹ đi học Pháp Luân Công

Cô ấy bắt đầu học. Đọc hết một lượt cuốn Chuyển Pháp Luân cô ấy đi tìm bằng được nơi tổ chức lớp 9 ngày. Đây là một khoá học mà mọi người cùng đến nghe 9 bài giảng Pháp bằng video mà Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng. Con dâu cô ấy làm bên truyền hình, xin nghỉ phép để đưa đón mẹ đi học lớp 9 ngày ấy.

Hôm đầu tiên ngồi nghe bài giảng số một qua video, khi xong thì không đứng lên được. Vì mỗi bài giảng thường kéo dài một tiếng rưỡi. Bệnh viêm đa khớp mà phải ngồi bệt chỉ một lúc đứng dậy đã rất khó khăn. Mọi hôm ở nhà ngồi ăn cơm bằng ghế cao, chỉ mươi phút thôi đứng dậy đã khó rồi. Hôm nay ngồi bệt hơn một tiếng, khi đứng dậy thì mấy người phải đỡ cô ấy lên.

Hôm sau đến học buổi thứ hai. Lúc kết thúc bài giảng cô đã tự đứng lên từ lúc nào. Mọi người đều ngỡ ngàng và chứng kiến sự sửng sốt của cô con dâu: ‘Mẹ ơi, hôm nay mẹ tự đứng dậy được rồi’. Cô nói với tôi rằng: “Em không biết mình đứng dậy lúc nào nữa”.

Bao nhiêu năm làm trong ngành y tôi chưa chứng kiến sự thần kỳ nào như vậy. Ngay cả câu chuyện của chính tôi đối với y học cũng là một Thần tích rồi. Pháp Luân Công quá huyền diệu, quá phi thường.

“Nhưng chị vẫn sống khỏe…”

Tôi cũng được nghe câu chuyện về đồng nghiệp của mình, Bác Sĩ, Tiến sĩ nguyên Trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, chị Thanh Thái. Chị đã đặt hai van tim nhân tạo, đặt cái này mà không dùng thuốc chống đông thì sẽ nguy hiểm ngay. Nhưng chị vẫn sống khoẻ, còn khoẻ và minh mẫn hơn trước, đó chính là điều siêu thường. Nhóm luyện công của tôi có chị Lộc, đặt 5 sten để thông mạch máu, 4 năm nay không dùng viên thuốc chống đông nào, điều ấy thực sự đã vượt ra khỏi những gì mà khoa học chứng minh, là điều bí ẩn chỉ người tu hành mới có thể liễu giải được.

TS. BS. Nguyễn Sỹ Hoá – Nguyên Phó viện trưởng Viện da liễu Quốc gia, Giám đốc khu điều trị Phong, Quỳnh Lập

Trải qua năm tháng cuộc đời hôm nay tôi được ngồi đây, giãi bày lời cảm tạ sâu sắc tới người Thầy tôn kính của tôi, người đã sáng lập ra pháp môn tu luyện thượng thừa Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công.

Tôi là một bác sỹ có thâm niên trong ngành, là chuyên gia nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh về da liễu. Rồi đến lúc tôi cũng mắc trọng bệnh, tôi bị viêm gan B, xơ gan có nước.

Mặc dù đã điều trị tích cực, bỏ rượu, không bia rồi uống thuốc diệt virus, nhưng khi xét nghiệm thấy vẫn còn. Mà uống thuốc virus thì mỗi lọ là bảy đến tám trăm nghìn rất tốn kém. Dù dùng thuốc đắt tiền nhưng bệnh cũng không thuyên giảm.

Tôi tốt nghiệp Thạc sỹ ở Hà Lan, rồi đi 23, 24 nước khác nhau, đến cả Mỹ. Tham dự nhiều hội thảo khắp thế giới, có nhiều kinh nghiệm. Tôi ham học nên gần như cả đời đã đọc rất nhiều sách, từ chuyên môn đến văn học, rồi cả sách Phật giáo tôi cũng đọc khá nhiều. Tuy nhiên có một cuốn sách mà tôi được anh Hoan, bác sỹ Nguyễn Công Hoan tặng. Cuốn Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Công. Tôi đọc mà thấy hay lắm, hay hơn tất cả những cuốn sách mà tôi đã từng đọc.

Vì sao tôi kể chuyện này …

Thần tích hiển linh…

Hiện nay người ta đa số không còn tin vào Thần Phật nữa. Bề ngoài có thể họ thắp hương đấy nhưng thật sự có tin hay không thì họ vẫn cho là mê tín. Họ không tin vào những điều kỳ diệu mà người ta vẫn gọi là Thần tích hiển linh.

Sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Công thì thân thể tôi cũng hoàn toàn thay đổi. Hôm trước tôi đi xét nghiệm thì kết quả âm tính, virus cũng âm tính, gan hoàn toàn bình thường. Đại Pháp thật sự rất phi thường.

Tiến sỹ Sinh học – Trần Thị Thuý Nga

Trong quá trình dạy học của mình tôi cũng dạy sinh viên kiến thức về mối quan hệ ‘họ hàng’ giữa người và động vật linh trưởng. Đấy là học thuyết tiến hoá đến nay được cho là thiếu cơ sở của Đác-uyn. Từ các di tích khảo cổ khai quật được đã và đang chứng minh thuyết tiến hoá này không còn đúng nữa. Đó là một câu hỏi lớn trong tâm trí tôi chưa có lời giải đáp!

Luận án tốt nghiệp đại học của tôi đã là nghiên cứu thần kinh cấp cao của người rồi. Khi viết luận văn, nghiên cứu về các hoạt động của thần kinh cấp cao, rồi thực nghiệm, thí nghiệm các điều kiện có phản xạ trên thân thể người…, tôi cho rằng các hoạt động tinh thần, tư duy của con người là do hoạt động của các tế bào vỏ não sinh ra.

Đây là câu hỏi lớn nữa! Tôi băn khoăn, không lẽ chỉ có các tế bào vỏ não thôi mà hoạt động tinh thần của con người lại phức tạp đến thế, lại muôn màu muôn vẻ đến thế? Những đứa trẻ nhỏ, mới chỉ đang học nói mà sao chúng có thể nói được những câu nghe rất hiểu biết, rất tinh tế, rất tình cảm.

May mắn biết đến Pháp Luân Công từ con gái và con rể

Tôi thấy khó hiểu, nếu nói về cấu trúc, thì cấu trúc của tế bào vỏ não của mọi người đều gần như nhau, rất ít sự khác biệt. Vậy tại sao nó có thể sản sinh ra nhiều hình thái ý thức muôn hình vạn trạng đến vậy?

Rồi tôi may mắn biết đến Pháp Luân Công từ con gái và con rể. Các con tôi đều là Tiến sỹ và Thạc sỹ tốt nghiệp tại Pháp. Chúng trở về và giới thiệu Đại Pháp cho tôi. Tôi bắt đầu tu luyện từ tháng 8 năm 2012, cũng đã hơn năm năm rồi.

Các cháu đưa sách Chuyển Pháp Luân cho tôi và đĩa hướng dẫn luyện công. Tôi đọc một mạch cuốn sách, không bỏ sót một dòng, một chữ nào. Tôi đọc cẩn thận không vội vàng để hiểu được Pháp. Mới được nửa cuốn sách tôi được trải nghiệm cảm giác thân thể nhẹ nhàng rất thoải mái. Từ thân thể đến đầu óc nhẹ nhõm bay bổng, và rồi trí óc tôi như được khai sáng. Những câu hỏi trong tâm chưa tìm được lời giải thì dường như bừng sáng, thật là kỳ diệu.

Tôi nói chút về lợi ích mà tôi được trải nghiệm trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Nghề của tôi là đi giảng dạy nên thường nói quanh năm, khi thời tiết thay đổi là bị viêm mũi – họng, nó là cái máy báo thời tiết rất chính xác. Vì là mãn tính nên không khỏi được. Tôi là người của khoa học, chuyên nghiên cứu hoá sinh nên biết tác dụng ngược của lạm dụng thuốc. Nếu dùng nhiều kháng sinh thì sẽ hại thận, thận sẽ rất mau hỏng nên tôi cố hạn chế thuốc. Tuy nhiên nhiều lúc ho quá, suốt đêm không ngủ được vì ho, hoặc bị nghẹt mũi không thở được phải ngồi dậy thì lại phải nhỏ, phải dùng kháng sinh.

Có lần tôi thử không dùng kháng sinh chỉ dùng thuốc ho và thuốc nhỏ mũi thì bệnh ngày một nặng hơn, khi ấy tôi lại phải dùng kháng sinh liều cao, sau ba tuần mới khỏi.

Trước kia khi đi nghỉ và du lịch với cơ quan hoặc đi giảng dạy ở các nơi thì lúc nào trong vali cũng phải có cái ‘tủ thuốc’. Vì tôi dạy về các hệ cơ quan, nên tôi phải điểm danh xem trên người có hệ cơ quan nào, và cái hệ cơ quan ấy cần thuốc gì để mang theo dự phòng. Hệ xương khớp, hệ cơ, rồi tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu… thần kinh giác quan, da liễu, điểm danh đủ cả.

Chứng kiến từng bệnh một ‘lặng lẽ’ rời đi sau khi tu luyện

Sau này khi tôi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân và luyện các bài công pháp, thực hành việc tu bỏ các nhân tâm xấu xí, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức thì tôi thấy từng bệnh một ‘lặng lẽ’ rời đi.

Sau hai năm tu luyện, thân thể tôi tràn đầy năng lượng lại trở về ‘nồi đồng cối đá’ như thời trẻ, ấy là chúng bạn ví von nói vậy. Những bạn đồng lứa với tôi, ở tuổi xế chiều, họ nay bệnh này mai bệnh khác, tốn bao nhiêu tiền, khổ con, khổ cháu, khổ cả thân mình.

Năm năm chân tu Đại Pháp là năm năm tôi thấy cuộc sống tràn đầy ý nghĩa và hạnh phúc. Hơn nữa không còn bị bệnh tật dày vò. Tôi tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ mà trước đây phải dùng vào cái ‘tủ thuốc’ của mình. Tôi cứ ước rằng nếu càng nhiều người biết đến Pháp Luân Đại Pháp thì ngành y sẽ đỡ gánh nặng, nếu ai ai cũng hành xử theo Chân Thiện Nhẫn thì cuộc sống sẽ thật sự tốt đẹp, xã hội sẽ phồn vinh.

Năm năm tâm hồn tôi được bình an yên ả, tôi không còn bị ngoại cảnh tác động nhiều nữa. Khi mà tâm càng tĩnh thì trí huệ càng được khai sáng. Tôi muốn cảm ơn Sư Phụ của Đại Pháp. Ngài thật từ bi ban cho nhân loại một pháp môn tu luyện tuyệt vời như vậy. Ngài đã vất vả rồi.

(Ghi theo lời kể của nhân vật) 

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là một môn khí công tu luyện cổ truyền theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Thông qua việc tu sửa tâm tính và rèn luyện thân thể trong Pháp Luân Đại Pháp, những người chân chính tu luyện có thể đạt đến trạng thái khỏe mạnh, hết bệnh và thăng hoa về cảnh giới tinh thần. Để biết thêm thông tin, mời các bạn truy cập chúng tôi . Tất cả sách, nhạc luyện công và tài liệu hướng dẫn đều được cung cấp miễn phí.

Ban Biên Tập DKN

Video: Vì sao luyện Pháp Luân Công có thể chữa khỏi bệnh? Chia sẻ của chúng tôi Thầy thuốc Nhân dân Trần Đình Chiến

Your browser does not support the video tag. Please upgrade to lastest version

Phật Tử Có Nên Theo Tập Pháp Luân Công?

Sau khi theo Pháp Luân Công một thời gian bạn sẽ được khuyến khích xóa bỏ kinh sách ảnh họa băng đĩa vật dụng của Phật giáo, Thiên ghúa giáo, Nho giáo. Sau đó bỏ thờ cúng tổ tiên, vì Lý Hồng Chí dạy rằng có những thứ được gọi là tổ tiên [nhưng] không phải là tổ tông ban đầu của bạn, và cho Tổ tiên là âm hồn tại tầng thấp, có thể can nhiễu việc tu luyện và bạn được dạy là chỉ có tin theo và thờ duy nhất Lý Hồng Chí.

VẤN: Kính bạch Thầy, con nghe nói là Pháp môn thuộc Phật Gia, là một trong 8 vạn bốn ngàn pháp môn mà Đức Phật Thích Ca có nói đến, Pháp Luân Công có nguồn gốc cổ xưa đơn truyền đến ngài Lý Hồng Chí thì phổ truyền ra quần chúng, điều này có đúng không ạ, và có kinh điển nào của Phật Giáo nói về Pháp môn Pháp Luân Công không ạ?

VẤN: Con xem nhiều videos, báo chí trên mạng cho thấy gần đây Hoa Ưu Đàm nở báo hiệu ngài Lý Hồng Chí lên làm Chuyển Luân Thánh Vương, vua của Chư Phật ngài cai trị thế giới theo Chân Thiện Nhẫn việc này có đúng không ạ?

Về vấn đề của tổ chức Pháp Luân Công tuyên truyền thì nhiều bài báo đã chứng minh nó là trứng Chuồn Chuồn Cỏ. Pháp Luân Công dựa vào các kinh sách Phật Giáo như Vô Lượng Thọ, Pháp Hoa, Đại Bát Niết Bàn để đồn thổi trứng Chuồn Chuồn Cỏ nhằm tôn Lý Hồng Chí lên làm Phật Chủ (Vua của chư Phật theo giải thích của Pháp Luân Công) dựa vào uy tín của kinh Phật, lợi dụng niềm tin của Phật Tử đối với kinh sách truyền thuyết của Phật giáo, nhằm dễ bề truyền bá. Lý Hồng Chí có nhiều hành vi bài xích nói xấu Phật Giáo, hạ thấp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (ví dụ ông ta nói hiện nay tăng nhân cũng không tự độ được bản thân thì độ cho ai, Phật cũng không mãi mãi là Phật vẫn có thể bị đọa, Phật cũng còn rất lâu mới có con mắt của Đại Giác Giả….). Lý Hồng Chí quá nhấn mạnh vào các mặt xấu của xã hội để tuyên truyền một thuyết tận thế mà ông này là vị cứu thế cuối cùng, truyền bá Pháp Luân Công (mà ông ta gọi là Đại Pháp) lần cuối cùng để cứu vớt nhân loại, theo tổ chức này thì đây cũng là lần cuối cùng nhân loại được cứu vớt. đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ.

VẤN: Kính bạch các Thầy con nghe nói theo Pháp môn này lợi ích sức khỏe, đề cao tâm tính, ốm không cần uống thuốc điều này thực chất là thế nào ạ?

VẤN: Kính bạch Thầy theo như bài giảng của ngài Lý Hồng Chí thì những đệ tử đại Pháp Là Chư Thần, mục đích của họ đi truyền bá Pháp Luân Công là để thành thần và lên Thiên Quốc là thế nào ạ?

VẤN: Kính bạch các Thầy, con có nên theo Pháp Luân Công không ạ?

ĐÁP: Phật giáo chủ trương tự do tôn giáo. Đức Phật cũng là người không bắt ai phải tin hay theo ngài. Đạo Phật là đạo tôn trọng quyền tự do như vậy. Đức Phật có giảng ” Ta chỉ như người chỉ đường, biết rõ đường sáng mà không theo thì không phải lỗi của ta “. Do vậy chúng tôi cho rằng việc theo Pháp Luân Công hay không là tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Nhưng theo chúng tôi thì có những vấn đề này bạn nên xem xét:

Sau khi theo Pháp Luân Công một thời gian bạn sẽ được khuyến khích xóa bỏ kinh sách ảnh họa băng đĩa vật dụng của Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Nho Giáo. Sau đó bỏ thờ cúng tổ tiên, vì Lý Hồng Chí dạy rằng có những thứ được gọi là tổ tiên [nhưng] không phải là tổ tông ban đầu của bạn, và cho Tổ tiên là âm hồn tại tầng thấp, có thể can nhiễu việc tu luyện và bạn được dạy là chỉ có tin theo và thờ duy nhất Lý Hồng Chí. Trong khi Pháp Luân Công tuyên truyền họ không phải là tôn giáo.

Thứ hai: Sau khi theo Pháp Luân Công, ban đầu họ sẽ đưa cho bạn các quyển sách báo để hướng dẫn bạn theo Chân Thiện Nhẫn, tập luyện để lên CAO TẦNG (cao hơn Phật), sau một thời gian dài khoảng chừng một năm thì bạn sẽ được khuyết khích để một ngày thực hiện nghi thức Phát Chính Niệm tiêu diệt tà linh của Đảng cộng sản, và tiêu diệt tà ác phá hoại Đại Pháp (Pháp Luân Công) với nhiều khả năng sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chống phá Nhà nước.

Thứ ba: Sau khi theo tập Pháp Luân Công một thời gian, bạn sẽ từ bỏ hết công việc gia đình, xã hội để tham gia vào các hoạt động phát chính niệm, tuyên truyền, quảng bá và lôi kéo tín đồ các tôn giáo khác theo tập Pháp Luân Công một cách mất kiểm soát. Nếu có ai đó ngăn cản, cho dù là người thân nhất trong gia đình thì bạn cho rằng có tà ma, tà linh đang kiểm soát họ và sẽ phát chánh niệm tiêu diệt. Bạn có nguy cơ đánh mất bản chất gốc con người của bạn và thay vào đó là một tính cách mới khác lạ bất thường, bạn luôn tự cho mình là thần tiên trên trời xuống trần gian giúp phật chủ Lý Hồng Chí cứu vớt nhân loại, và rơi vào trạng thái hoang tưởng, khó có cơ hội phục hồi và hơn nữa bạn sẽ có nguy cơ tự phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng tới trật tự, an ninh xã hội. Gần đây trên truyền hình An ninh Thái Nguyên có đưa tin vì theo Pháp Luân Công không uống thuốc nên dẫn đến mất mạng.

Đường Ngọt: Tốt Hay Xấu Công Hay Tội?

Đường ngọt: tốt hay xấu, công hay tội?

Đường bột là một trong bốn thành phần cơ bản của khẩu phần ăn. Ngoài là thức ăn, đường ngọt còn là một phụ gia thực phẩm, một gia vị tạo ngọt vô cùng quan trọng khi chế biến thức ăn đồ uống.

Hiện nay, người tiêu dùng đang quá lo lắng vì vô số thông tin rằng đồ ăn có đường ngọt là “thủ phạm” gây thừa cân, béo phì, đái tháo đường và khá nhiều bệnh lý khác; với khuyến cáo nên loại bỏ đường ra khỏi phần ăn.

Dưới phân tích dinh dưỡng khoa học, việc “kết tội” này đúng hay không ?

Các loại carbohydrate (đường bột)

Carbohydrate, carbs, glucide, gọi chung đường bột, là nhóm chất hữu cơ trong công thức hóa học có ba nguyên tố carbon, hydro và oxy (C,H,O).

Theo cấu trúc hóa học, carbohydrate được chia làm 3 loại là đơn đường (monosaccharide) chỉ có một phân tử đường duy nhất, nhị đường (disaccharide) gồm hai phân tử đường liên kết nhau bằng cầu nối glucoside, và đa đường (polysaccharide) là một trùng phân polymere gồm nhiều phân tử đường nối kết nhau như một chuỗi dây xích rất dài và mỗi mắt xích là một phân tử đường.

Về phương diện ẩm thực, dinh dưỡng thì chỉ chia 2 nhóm là đường ngọt (sugary carbohydrate) vì có vị ngọt, và đường bột (starchy carbohydrate) vì là dẫn xuất từ chất tinh bột mà ra.

Các loại đường ngọt

Trong đường ngọt, có 3 đơn đường quan trọng là glucose và hai đồng phân là fructose và galactose và 3 nhị đường quan trọng là saccharose là kết hợp glucose-fructose, có nhiều trong mía, maltose là kết hợp glucose-glucose, có nước malt, mầm lúa, và lactose là kết hợp glucose-galactose, có trong sữa động vật.

Đường ngọt con người sử dụng nhiều nhất trong thức ăn, nước uống là saccharose (sucrose, table sugar), từ nguồn thực vật, mật mía, củ cải đường.v.v.., chủ yếu là từ cây mía. Từ nước ép cây mía, sẽ sản xuất ra những loại đường ăn khác nhau: (1) Đường nâu: mật mía hoặc nước chiết củ cải đường có được nhờ ép lọc lấy nước mật loại bỏ bã, nấu chín và cô đặc; (2) Đường trắng:đường nâu tiếp tục được thanh lọc, tẩy trắng, và loại bỏ tạp chất; (3) Đường tinh luyện: đường trắng được tinh luyện tiếp cho ra những hạt đường kết tinh trong suốt, hạt to, hạt nhỏ, đóng viên, cục khác nhau…

Nhu cầu carbohydrate hằng ngày

Một khẩu phần ăn hợp lý ngoài phải có đủ 4 thành phần trong ô vuông thức ăn với số lượng cân đối: 10% chất đạm (1-2 gam/ 1 kg thể trọng), 30% chất béo (4-6 gam/ 1 kg), 60% chất bột đường (9-12 gam/ 1 kg), và số vi lượng muối khoáng, vitamin đầy đủ.

* Tinh bột

Chất tinh bột, đường bột (starchy carbohydrate) chính người Việt hay dùng là là cơm. Bột đường cung cấp 60% năng lượng. Nhu cầu hằng ngày của chất bột đường từ 9-12 gam/ 1 kg thể trọng, và một người lớn năng trung bình 50-60 kg cần khoảng 300 g mỗi ngày.

Các bà nội trợ ước lượng 300 gam tương đương 1 lon gạo, nấu ra được 3 chén cơm. Do đó, trung bình mỗi bữa chúng ta cần ăn 1 chén cơm. Các loại gạo nếp, cao lương, bo bo…có hàm lượng tinh bột gần như nhau, nên cần ăn với lượng tương tự.

* Đường ngọt

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, con người nên giới hạn lượng đường ngọt dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ. Với người lớn, trưởng thành trung bình cần 2.000 calo mỗi ngày, thì lượng đường ngọt tiêu thụ nên dưới 200 calo, tương đương khoảng 50 gam hoặc 12 thìa cà phê.

Tốt hay xấu, công hay tội

Đường bột trong bánh mì, cơm, cháo, gạo, miến…khi vào đường tiêu hóa sẽ được các enzyme amylase của nước bọt và tụy tạng thủy phân dần thành các phân tử glucose và được hấp thụ nhanh vào máu. để phóng to ảnh

Đến 80 phần trăm glucose trong thức ăn được “đốt cháy” sinh ra năng lượng, và 20 phần trăm còn lại được gan chuyển hóa, dự trữ dưới dạng chất glycogen ở cơ và gan.

Một lượng nhỏ acetyl CoA được sử dụng để tổng hợp nên VLDL (very low density lipoproteins) trong quá trình tân sinh chất béo (de novo lipogenesis). Ăn quá nhiều bột cũng có thể béo phì vì lý do này.

Trong khi glucose được chuyển hóa hoàn toàn ra khí cacbonic, nước và năng lượng dạng ATP, thì tất cả fructose ăn vào đều trực tiếp tới và chuyển hóa ở gan và gây độc cho tạng tiêu hóa quan trọng này. Vì thế, nhiều nhà dinh dưỡng cho rằng fructose là chất độc cho gan (hepatotoxin).

Tại gan fructose sẽ được chuyển hóa và tạo ra một dây chuyền bất lợi sau: (1) Fructose nhanh chóng chuyển thành fructose-1-phosphate (F1P), làm kiệt hết phosphates của tế bào gan; (2) Quá trình này cũng sản sinh ra chất thải dưới dạng axit uric. Axit uric sẽ khóa một enzyme tạo chất nitric oxide, chất điều hòa huyết áp tự nhiên trong cơ thể, khiến huyết áp tăng lên. Axit uric tăng cũng gây ra bệnh gút, (3) Hầu hết các F1P sẽ được chuyển thành pyruvate rồi thành citrate, kích động hệ thống tân sinh chất béo (de novo lipogenesis) với các sản phẩm là axit béo tự do (FFAs), lipoprotein tỷ trọng cực thấp (VLDLs), và triglycerides (TGs) với kết cục là tăng mỡ máu, (4) Fructose kích thích g-3-p (activated glycerol), xúc tác việc gắn các FFAs vào TGs trong tế bào mỡ, (5) Các FFAs từ gan sẽ đi vào các bắp cơ gây kháng insulin ở cơ vân (skeletal muscle insulin resistance), (6) Số FFAs ở lại gan tạo thành các giọt mỡ trong gan, gây kháng insulin ở gan và bệnh mỡ gan không do rượu (nonalcoholic fatty liver disease, NAFLD), (7) Kháng insulin gây stress lên tuyến tụy và đưa đến bệnh đái tháo đường.

* Những “án oan” cho đường ngọt

Ngoài những hệ lụy khi ăn quá nhiều đường bột, như thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường thể 2, những “tội danh” được gán cho đường khá dài: (1) Làm trẻ em tăng động; (2) Gây chứng nghiện đường; (3) Gây bệnh tim mạch; (4) Gây bệnh tê phù “beri beri”; (5) Cận thị; (6) Suy dinh dưỡng; (7) Tê liệt thần kinh; (8) Khô âm đạo; (9) Rối loạn hệ thống hormone tích cực của cơ thể như dopamine, serotonin, endorphin; và (10) Phát triển ung thư.

Đôi điều bàn luận

Đường ngọt (sugar, table sugar) chúng ta dùng hằng ngày là sacharose (sucrose), một nhị đường có hai phân thử glucose-fructose. Khác với glucose, chuyển hóa thành CO2, nước và năng lượng ATP, fructose lại chuyển hóa ra các chất độc, gây hại cơ thể như: tăng mỡ máu, tích mỡ trong gan (NAFLD, NASH), kháng insulin gây stress lên tuyến tụy đưa đến bệnh đái tháo đường và những hệ lụy kèm theo.

Về việc đường ngọt làm trẻ em tăng động, TS Jennifer Haythe, Bệnh viện Columbia Presbyterian, New York, cho rằng “Đây là nhầm lẫn buồn cười nhất về đường”, và TS. Mark Wolraich, Trưởng Khoa nhi, Trung tâm Y tế ĐH Oklahom cho biết “Các nghiên cứu khoa học trong nhiều năm qua xác định không có mối liên kết trực tiếp nào giữa ăn đường và tăng động” và kết luận “đường không ảnh hưởng đến hành vi của trẻ em”.

Về chứng nghiện đường (sugarholic), TS Haythe cho biết, “Không có bằng chứng nào cho thấy đường là “ma túy cửa ngõ” (gateway drug) và gây nghiện”. Các nghiên cứu của Pháp được công bố vào năm 2013 liên kết sự thèm muốn đồ ngọt với “trung khu tưởng thưởng (reward center)” não bộ gây ra bởi thuốc gây nghiện được thực hiện trên vật gặm nhấm, chưa thực nghiệm trên cơ thể con người.

Trong một khảo sát của Viện Dinh dưỡng quốc gia trên hơn 5 ngàn học sinh 7-17 tuổi tại 75 trường học ở Hà Nội, thành phố HCM, Thái Nguyên, Nghệ An và Sóc Trăng về tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm, cho thấy học sinh nông thôn dùng nhiều nước ngọt hơn học sinh thành phố, nhưng tỉ lệ thừa cân, béo phì lại thấp hơn.

Thay lời kết

Khoa học dinh dưỡng chỉ rõ, món ăn cần phải đủ bốn nhóm chất trong ô vuông thức ăn: đường bột, béo, đạm, khoáng và vitamin. Và carbohydrates (đường bột, đường ngọt) là nhóm thực phẩm tạo năng lượng cần thiết cho cơ thể. Mọi tế bào, cơ quan, bộ máy trong cơ thể muốn hoạt động phải được cung cấp calo năng lượng, nghĩa là con người không thể thiếu chất đường.

Tóm lại, cũng như mọi loại thức ăn khác, đường ngọt tốt hay xấu, gây bệnh hay không là do cách và số lượng con người sử dụng: Ăn thiếu, không đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động; Ăn thừa, đặc biệt thừa đường ngọt, chắc chắn sẽ thừa cân, béo phì và nhận được nhiều hệ lụy kèm theo.

(Nguồn: dantri.com.vn)