Top 10 # Hiến Máu Nhân Đạo Tốt Hay Xấu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Namtranpharma.com

Lợi Ích Của Việc Hiến Máu

LỢI ÍCH CỦA VIỆC HIẾN MÁU

Máu là một dược phẩm quí mà cho đến nay chưa có chất thay thế hoàn toàn chức năng của nó, vì vậy nguồn máu để cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân vẫn từ nguồn người hiến máu.

Hiện nay nhu cầu sử dụng máu của Việt nam là khoảng 1.600.000 đơn vị máu (Theo ước tính của WHO). Mặc dù số lượng máu hàng năm đều tăng nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng. Điếu này khiến cho cuộc sống của những người bệnh cần truyền máu bị đe dọa từng ngày.

Tất cả chúng ta, người có sức khoẻ bình thường đều có thể hiến một phần máu của mình để cứu người mà không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều này đã được chứng minh bằng cơ sở khoa học và thực tiễn.

Mỗi lần tham gia hiến máu người hiến máu được bác sĩ khám và tư vấn cho người hiến máu. Lượng máu hiến một lần không quá 9ml/kg (<1/10 lượng máu của cơ thể). Ngay trong khi hiến máu số lượng máu trong cơ thể của bạn có thể thay đổi nhưng bạn đừng lo các chỉ số vẫn ở trong giới hạn sinh lý bình thường, và cơ thể tự điều hòa không ảnh hưởng đến chức năng sống còn của cơ thể.

Thành phần máu bao gồm tế bào máu và huyết tương chúng luôn được đổi mới hàng ngày. Mỗi tế bào máu có đời sống nhất định như hồng cầu là 120 ngày. Tiểu cầu 8-12 ngày, bạch cầu. Mỗi ngày số lượng tế bào máu bị tiêu huỷ sinh lý do tới giới hạn của đời sống là khoảng 25-50 ml máu. Tủy xương là cơ quan tạo máu chính, nó sản sinh các tế bào máu mới tương đương với lượng máu bị hủy sinh lý. Khi máu ngoại vi thiếu hụt dưới tác động của cơ chế kích thích tạo máu, tủy xương sẽ tăng sinh gấp 7-8 lần bình thường để tạo ra hồng cầu và các tế bào máu mới. Sau thời gian hiến máu khoảng từ 3-4 tuần các thành phần máu được hồi phục gần như bình thường. Do đó khi hiến máu việc thay đổi một số lượng tế bào máu già cỗi bằng số lượng tế bào máu mới khỏe mạnh có đời sống dài đảm bảo chức năng tốt hơn. Ngoài ra các kích tố của một số cơ quan nội tiết, tiết ra để kích thích tạo tế bào máu còn tạo cho việc chuyển hoá của cơ thể tốt hơn sau khi hiến máu.

Người hiến máu khi tham gia hiến máu được tư vấn về sức khỏe, được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị bồi hoàn lại máu (trong trường hợp không may bản thân cần phải truyền máu) tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc, Ngay sau khi hiến máu người hiến máu được bời dưỡng bằng một xuất ăn nhẹ, trao tặng quà, và hỗ trợ tiền chi phí đi lại. Ngoài ra người hiến máu được tôn vinh khen thưởng với số lần đã hiến máu. Người hiến máu tham gia hiến máu trở lại sau thời gian tối thiểu là 3 tháng.

Máu sau khi được thu nhận từ các nguồn hiến máu, Ngân hàng máu sẽ thử các xét nghiệm trên các túi máu về nhóm máu, các virút, vi trùng, ký sinh trùng lây qua đường truyền máu như viêm gan siêu vi B, C, HIV, HTLV, Giang mai, Sốt rét, kháng thể bất thường, để loại các túi máu có mầm bệnh. Từ một túi máu toàn phần Ngân hàng máu có thể tách ra thành nhiều loại sản phẩm máu khác nhau. Tùy từng nhu cầu của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ điều trị có những chỉ định sử dụng các sản phẩm máu đặc hiệu theo nguyên tắc thiếu thành phần nào truyền thành phần máu đó.

Hiến máu nhận đạo, người hiến máu làm việc thiện san sẻ với cộng đồng, có ý thức đảm bảo an toàn cho người nhận, bản thân giữ gìn sức khỏe có lối sống lành mạnh để tiếp tục tham gia hiến máu trở lại, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ không có hại cho sức khỏe.

Ngày 14 tháng 6 hàng năm là ngày thế giới tôn vinh những người hiến máu. Có những người hiến máu 20 lần, 30 lần, 40 lần, 50 lần và hơn nữa nhưng họ vẫn học tập và công tác bình thường. Có những gia đình cả gia đình đều tham gia hiến máu. Nếu không có người hiến máu thì không có máu để truyền cho bệnh nhân. Máu là một móm quá vô giá mà người hiến máu đã tặng cho người bệnh cần truyền máu để họ có thêm cơ hội để chống chọi với bệnh tật. Họ rất đáng được xã hội trân trọng và ghi nhớ.

Trương Thị Kim Dung

Lợi Ích Của Hiến Máu

1. Hiến máu giúp tạo trạng thái tinh thần tích cực, tâm lý thoải mái

Lợi ích của hiến máu đầu tiên là giúp người hiến máu có những trải nghiệm tâm lý và tinh thần thú vị.

Hiến máu đem lại cho người hiến cảm giác tự hào và hạnh phúc vì hành động của bạn có thể cứu giúp tính mạng của ai đó. Phần máu bạn hiến được tách thành nhiều thành phần theo nhu cầu của bệnh nhân. Các thành phần đó có thể được truyền cho những người nhận khác nhau.

Tự tin vào sức khỏe của bản thân: Hiến máu là biểu hiện chứng tỏ sức khỏe tốt, chất lượng máu tốt; niềm tin đó rất có lợi cho người hiến máu.

2. Được kiểm tra, tư vấn sức khỏe, giúp người hiến máu theo dõi và tự giám sát sức khỏe của mình

Mỗi lần hiến máu, người hiến máu sẽ được kiểm tra sơ bộ về sức khỏe: khám sức khỏe, đo huyết áp, nhịp tim…và được xét nghiệm trước hiến máu.

Máu hiến tặng được sàng lọc: virus viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai; người hiến máu được biết những kết quả xét nghiệm này.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã triển khai quà tặng cho người hiến máu là các gói xét nghiệm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe thay cho các gói quà lưu niệm dành cho người HM. Thông qua việc lựa chọn các gói xét nghiệm phù hợp qua mỗi lần hiến máu, người hiến máu có thể nắm bắt và theo dõi kết quả xét nghiệm cũng như sức khỏe của mình

Như vậy, mỗi lần hiến máu là một lần được kiểm tra sức khỏe, giúp cảnh báo và phát hiện những nguy cơ đối với sức khỏe để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, với người hiến máu thường xuyên, việc hiến máu sẽ giúp họ tự giám sát sức khỏe của mình.

3. Lợi ích của hiến máu còn giúp làm giảm quá tải sắt trong cơ thể

Theo các nghiên cứu, Mỗi ngày trong cơ thể có khoảng 200 – 400 tỷ hồng cầu chết tự nhiên và được thay thế bằng hồng cầu mới. Lượng huyết sắc tố bị tiêu hủy sẽ giải phóng ra một lượng sắt, một phần tái hấp thu tạo máu mới, một phần thải ra ngoài và một phần tồn tại trong cơ thể, là kho dự trữ.

Hiến máu làm giảm lượng sắt dư thừa và những người hiến máu thường xuyên sẽ giúp quá trình thải sắt thuận lợi.

4. Hiến máu giúp tăng tạo máu mới

Mỗi lần hiến máu là cho đi, mất đi nhiều thành phần như: hồng cầu, tiểu cầu, đường huyết, cholesterol, sắt, kali… Nhờ đó, hiến máu giúp thanh thải và giảm gánh nặng thoái hóa cho cơ thể.

Việc hiến máu còn là “sức ép” cho cơ thể sinh máu mới, nhất là hồng cầu để bù cho lượng hồng cầu đã hiến đi, qua đây kích thích tủy xương tăng sinh máu.

5. Hiến máu làm giảm nguy cơ xuất hiện đột quỵ, tim mạch

Sự có mặt quá nhiều của sắt trong máu làm thúc đẩy quá trình ô xy hóa cholesterol. Sản phẩm của quá trình này lắng đọng ở lớp dưới nội mô mạch máu, làm tăng nguy cơ xuất hiện mảng xơ vữa mạch máu. Đây là một trong những nguyên nhân gây các cơn đau tim và đột quỵ.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiến máu thường xuyên sẽ góp phần giảm ứ đọng sắt, nhờ đó giúp giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đột quỵ, tim mạch.

6. Hiến máu giúp tăng quá trình đốt cháy calo và giúp đỡ trong việc giảm cân

Ước tính mỗi lần hiến 450 ml máu giúp đốt cháy khoảng 650 calo trong cơ thể và giảm lượng cholesterol trong máu. Đây là biện pháp hữu ích trong việc giảm cân ở những người có cân nặng trên mức trung bình của cơ thể.

7. Mỗi lần hiến máu là một lần gửi máu vào ngân hàng máu

Mỗi lần hiến máu một lần người hiến máu gửi máu của mình vào ngân hàng máu. Khi không may mắn, người hiến máu cần nhận máu, xuất trình giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện sẽ được bồi hoàn máu miễn phí tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.

TS. BS. Ngô Mạnh Quân

Ngủ Mơ Thấy Máu Là Điềm Tốt Hay Xấu

Trong giấc mơ mà bạn đang chảy máu hay mất máu biểu lộ rằng bạn đang bị cạn kiệt lực lực, và nó cũng nói lên việc bạn cũng bị cạn kiệt xúc cảm. Nó cũng có thể diễn đạt sự đối đầu gay gắt giữa bạn và bạn bè của bạn. Một số hành động quá khứ của bạn đã trở lại ám ảnh bạn. nữ giới thường mơ thấy máu hoặc của một ai đó chảy máu ngay trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong khi họ đang mang thai. Đối với một người nữ giới mang thai nói riêng, máu trong giấc mơ là tượng trưng của sức khỏe cuộc sống của sinh linh mà họ đang mang. Những giấc mơ như vậy cũng là một lời nhắc nhở việc chăm nom con trong bụng tốt hơn.

Mơ thấy máu là điềm dữ hay lành?

Có nhiều người quan niệm rằng mơ thấy máu là giấc mơ dữ, báo trước những điều xấu có thể sắp xảy ra. Tuy nhiên, không phải giấc mơ nào về máu cũng có ý nghĩa như vậy.

Mơ thấy máu có thể mang cả nghĩa tốt lẫn nghĩa xấu. Máu là nguồn sinh mệnh, là then chốt của cuộc sống, nhưng cũng gợi lên những điều kinh sợ khi đi với những nghĩa thụ động.

Với ý nghĩa thụ động, máu gắn liền với sự suy kiệt, tổn thương hay chết chóc. Sự suy kiệt có thể thuộc khuôn khổ sinh lý, cũng có thể đề đạt những tổn thất khác, bao gồm cả mất mát về ý thức lẫn vật chất.

Máu cũng mang ngụ ý của sự cúng tế. Với những người có hệ trọng tới hoạt động này, máu còn mang ý nghĩa của sự thần bí, đặc biệt nếu giấc mơ có những hành động như hút máu, uống máu hay dùng máu viết chữ vẽ tranh.

Tuy nhiên ngoài nghĩa tiêu cực, có những giấc mơ về máu mang lại điềm lành, chả hạn: bạn mơ thấy máu chảy ra nhiều là giấc mơ lành báo rằng chuyện làm ăn của bạn sẽ được thuận buồm xuôi gió và bạn sẽ mau chóng phát đạt.

Các giấc mơ thấy máu phổ quát là:

– Mơ thấy máu bắn hoặc dính vào xống áo: giấc mơ này mang đến một tin vui là bạn sắp có được thành công ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống.

– Bạn mơ thấy người khác bị chảy máu: là điềm báo bạn sắp thắng lợi trong công việc của mình.

– Mơ thấy máu ở những lò mổ: thường là điềm báo rằng bạn sẽ có được vận may bất ngờ về mặt tài chính.

– Mơ mình dẫm phải một vũng máu: thì bạn nên thận trọng hơn tới những công việc mình làm. Điềm báo này nói rằng có thể bạn sẽ gặp phải rối rắm nào đó có can dự đến luật pháp.

– Mơ thấy máu bắn lên mặt hoặc trên mặt có vết máu: cũng thường là điềm không hay, ám chỉ rằng bạn sẽ phải đảm đang một trọng trách vượt quá khả năng của bạn.

– Nếu bạn mơ là bạn đang hiến máu: thì nó cho thấy cơ thể bạn bị vắt kiệt lực lực vì găng.

– Mơ thấy những người khác chảy máu: ám chỉ một cảm xúc đau khổ cần được viện trợ.

– Mơ thấy tay bạn dính máu: ám chỉ bạn đã phạm một lầm lỗi nào đó.

– Mơ thấy bạn đang chảy máu: nghĩa là mất đi sự sinh tồn, mất đi lòng tin vào bản thân, và không tự tin.

– Mơ thấy bạn đang chảy hoặc mất máu: ám chỉ rằng bạn đang bị kiệt lực hoặc cảm thấy xúc cảm bị vắt kiệt. Nó cũng có thể tả những sự đối mặt cay đắng giữa bạn và bạn bè mình. Hành động trong quá cố quay trở lại ám ảnh bạn. Hãy xem bạn bị chảy máu từ đâu và cân nhắc những biểu tượng của phần thân thể đó.

– Mơ thấy bạn đang được truyền máu: có tức là bạn đang cần được nạp năng lượng và nhựa sống. Bạn có thể đang thiếu cảm hứng và cần vài động cơ mới cho cuộc sống.

Hiến Máu Có Ảnh Hưởng Gì Đến Sức Khoẻ Của Bạn?

1. Máu quan trọng như thế nào?

Điều này chắc không cần phải bàn cãi. Máu đóng vai trò mang nước, oxy, dinh dưỡng, năng lượng và vận chuyển chất thải ra khỏi cơ thể. Bất kỳ cơ quan nào thiếu máu sẽ có thể “chết” và mất chức năng. Chế phẩm máu trong điều trị là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, chế phẩm máu không thể tổng hợp được nhân tạo, nên nguồn duy nhất thu được là từ người hiến tặng.

2. Chế phẩm máu khi hiến được dùng như thế nào?

Máu thu được từ người hiến là một túi máu toàn phần. Gồm có nhiều thành phần: Huyết tương, tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu…. Những túi máu này sẽ được đem về một hệ thống sàng học cực kỳ nghiêm ngặt về chất lượng, và loại trừ những túi máu có nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi. Việc này tốn rất nhiều thời gian và công sức, sau đó sẽ tiếp tục được hệ thống máy phân tách thành các sản phẩm:

Dùng truyền cho những bệnh nhân thiếu máu có chỉ định.

Dùng cho bệnh nhân bị giảm tiểu cầu cần truyền.

Dùng cho những bệnh nhân nhiễm trùng nặng.

Thường dùng cho những bệnh nhân bị rối loạn đông máu, bệnh nhân cần lọc máu,…

Bệnh nhân bị máu khó đông, bị giảm Fibrinogen máu,…

Như vậy, túi máu hiến không chỉ giúp ích cho một bệnh nhân. Sau khi được tách thành các sản phẩm khác nhau, nhiều bệnh nhân bệnh khác nhau sẽ được “cứu”.

3. Hiến máu thường chỉ được hỗ trợ một chi phí nhỏ, tại sao bệnh nhân phải chi tiền cho chế phẩm máu?

Để có được túi máu truyền cho bệnh nhân, cần tốn các chi phí:

Các chi phí này sẽ có sự hỗ trợ theo chính sách của nhà nước nên phần còn lại người bệnh chi trả chỉ là phần nhỏ so với tổng thực tế. Ở các nước phương Tây, bệnh nhân cần chi trả khoảng 100 – 150 USD cho một túi máu.

4. Hiến máu có hại gì cho sức khỏe không?

Nếu không có bệnh lý gì đặc biệt, hiến máu lượng vừa phải và tần suất hợp lý sẽ hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không những thế còn đem lại nhiều lợi ích nhất định.

Kích thích hoạt động hiệu quả của tủy xương.

Cơ hội để kiểm tra sức khỏe và tầm soát lây nhiễm trong máu miễn phí.

5. Cần lưu ý gì trong quá trình trước, trong và sau khi hiến máu?

– Ngủ đủ giấc, không thức khuya.

– Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, đủ nước. Ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu sắt: thịt, cá, các loại hạt, rau xanh, ngũ cốc, …

– Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, tránh rượu bia.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, vừa chủng ngừa, có triệu chứng cảm sốt,… trước hiến.

– Nếu bạn đang mắc viêm gan, đang điều trị bệnh nhiễm trùng hay thiếu máu, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú,… thì tốt nhất không nên hiến máu.

– Đảm bảo khoảng cách với lần hiến trước ít nhất là 3 tháng.

Thư giãn, tư thế nằm/ngồi theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (mệt mỏi, chóng mặt, đánh trống ngực,…) cần báo ngay cho bác sĩ.

Vị trí vết tiêm lấy máu cần giữ sạch và vệ sinh cẩn thận theo hướng dẫn.

– Nên nghỉ một chút, tránh thay đổi tư thế đột ngột.

– Uống thêm nước, trà đường, không nên rượu bia ít nhất 24 giờ sau hiến.

– Hạn chế vận động thể lực quá sức.

– Bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt.

– Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.

6. Ai là người có thể đi hiến máu?

Tuổi trưởng thành (18 – 60 tuổi) không mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là các bệnh lây qua đường máu.

Cân nặng tối thiểu là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới.

Các đối tượng hiến máu phải có giấy tờ tuỳ thân.

Một điều lưu ý hiện tại với những người hiến nhóm máu AB, khá hiếm trong cộng đồng (khoảng 6,6% dân số có AB). Mặt khác nhóm AB chỉ có thể truyền cho AB mà không thể cho máu khác nên một số ngân hàng máu sẽ chỉ ghi nhận thông tin và sẽ liên hệ người hiến AB khi nào người bệnh có nhu cầu truyền chế phẩm máu.