Cập nhật thông tin chi tiết về Quốc Gia Sắp Diệt Vong Sẽ Có Những Dấu Hiệu Gì? mới nhất trên website Namtranpharma.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành khắp thế giới, mọi người lo lắng không yên, khổ sở vì không có phương sách tốt đối phó. Một số quốc gia đang xuất hiện xu thế sụp đổ, phân ly, đứng trước bờ vực của sự giải thể. Mặc Tử, nhà tư tưởng nổi tiếng thời Chiến Quốc của Trung Hoa từng nói: “Quốc gia sắp diệt vong ắt có 7 họa hoạn”…Bảy họa hoạn này được viết trong sách “Mặc Tử – Thất hoạn” như sau:
Quốc phòng lỏng lẻo mà xây dựng các cung điện hoa lệ, đó là họa hoạn thứ nhất.
Quốc gia thù địch áp sát biên giới, bên ngoài không có bạn bè đồng minh cứu giúp, đó là họa hoạn thứ hai.
Huy động quân đội, dân chúng vào một số sự tình vô dụng, mệt nhọc sức dân, ban thưởng cho những kẻ bất tài, sức dân bị vắt kiệt vào những việc vô dụng, tài chính bị móc sạch vào những việc tiếp đãi ăn uống, đi lại giải trí, đó là họa hoạn thứ ba.
Quan chức chỉ chú ý đến bổng lộc bản thân, người được phái đi du thuyết chỉ chú ý đến tìm bạn gọi bè, người chấp chính soạn thảo pháp luật để thảo phạt nhân dân, người dân do sợ hãi mà không dám nói về chính trị, đó là họa hoạn thứ tư.
Người chấp chính tự rêu rao mình tiên tiến, xuất sắc, sáng suốt, không hỏi ý kiến người dân, tự cho là thế giới hòa bình, không có phòng bị, các quốc gia xung quanh đều đang mưu cầu phát triển, còn người cầm quyền không nghĩ đến tiến thủ, đó là họa hoạn thứ năm.
Những người được tín nhiệm, trọng dụng lại không trung thành với quốc gia, người thực sự trung thành với quốc gia lại không được trọng dụng, đó là họa hoạn thứ sáu.
Dân sinh khốn đốn, khó bảo đảm cuộc sống thường ngày, quan lại trong triều không có năng lực xử lý quốc sự, người chấp chính khen thưởng không khiến nhân dân vui mừng, người chấp chính trừng phạt không có tác dụng khiến dân sợ hãi, đó là họa hoạn thứ bảy.
Có 7 họa hoạn này thì người chấp chính sẽ không còn xã tắc, việc giữ thành, an dân, trị quốc… sẽ bị sụp đổ. Bảy họa hoạn này có ở quốc gia nào thì quốc gia đó sẽ gặp tai ương.
Ngũ cốc là thứ mà người dân dựa vào nó mà sinh tồn, cũng là nền tảng mà người dân nuôi dưỡng người chấp chính, do đó nếu người dân bị mất đi sự bảo đảm về ăn mặc sinh hoạt, thì quốc quân sẽ không có người nuôi dưỡng. Người dân một khi không còn cái ăn, thì khó phục vụ quốc gia được. Do đó không thể không tăng cường sản xuất lương thực, đất đai không thể không dốc sức canh tác, tiền của không thể không tiết kiệm sử dụng. Ngũ cốc đều được mùa, người dân nộp thuế cho người chấp chính thì mới có đủ ngũ vị. Ngũ cốc nếu không được mùa, thì nộp thuế không đủ ngũ vị.
Một loại ngũ cốc thất thu gọi là cẩn, hai loại ngũ cốc thất thu gọi là hạn, ba loại ngũ cốc thất thu gọi là hung, bốn loại ngũ cốc thất thu gọi là quỹ, năm loại ngũ cốc thất thu gọi là cơ. Gặp năm cẩn, người làm quan từ đại phu trở xuống đều phải giảm 1 phần 5 bổng lộc; năm hạn thì giảm 2 phần 5 bổng lộc; năm hung thì giảm 3 phần 5 bổng lộc; năm quỹ thì giảm 4 phần 5 bổng lộc; năm cơ thì hoàn toàn không có bổng lộc, chỉ cung cấp cơm ăn. Do đó một quốc gia khi gặp năm hung, cơ, quốc quân phải bỏ 3 phần 5 món ăn, đại phu tháo bỏ nhạc khí chuông khánh, không được nghe âm nhạc nữa, người đọc sách không được đi học mà phải đi làm ruộng, triều phục của quốc quân không được may đồ mới; môn khách chư hầu, sứ giả nước láng giềng đến cũng không được bày tiệc ăn uống, xe tứ mã cũng phải bỏ 2 ngựa 2 bên, đường xá không được làm đường sửa đường, ngựa không được ăn lương thực, tì thiếp không được mặc đồ tơ lụa, quốc gia đã rất khốn khó thiếu thốn, nên không thể không cảnh báo.
Người sản xuất ít, người ăn thì nhiều, như vậy không thể nào bội thu được. Do đó nói: tiền tài vật dụng không đủ thì phải phản tỉnh xem xét lại sản xuất có chú trọng quy luật nông thời hay không, lương thực không đủ thì phải phản tỉnh xem lại có chú ý tiết kiệm không. Những hiền nhân cổ đại sản xuất theo nông thời, làm tốt nền tảng nông nghiệp, tiết kiệm chi tiêu, tiền tài vật dụng tự nhiên đầy đủ. Cho dù là bậc Thánh hiền cổ đại, đâu có thể khiến ngũ cốc vĩnh viễn bội thu, không có thiên tai hạn hán lũ lụt. Nhưng thời đó lại không có người dân bị lạnh bị đói, đó là nguyên nhân gì? Bởi vì họ nỗ lực canh tác theo nông thời và tự thực hành tiết kiệm, đơn giản chất phác. Sách “Hạ thư” viết: “Vua Vũ trị thủy 7 năm”, sách “Ân thư” viết: “Vua Thang trị hạn 5 năm”, thiên tai mất mùa thời đó rất lớn, nhưng người dân lại không bị đói rét, đó là vì sao? Bởi vì họ sản xuất được nhiều của cải, mà sử dụng lại rất tiết kiệm.
Trong kho không có lương thực thì không thể phòng bị cho những năm hung, mất mùa đói kém. Trong kho không có vũ khí thì cho dù bản thân có nghĩa khí cũng không thể thảo phạt phường bất nghĩa. Thành trì trong ngoài nếu không được sửa chữa hoàn bị, thì không thể tự bảo vệ được. Về tư tưởng mà không có phòng bị cảnh giới thì không thể ứng phó được với biến cố đột ngột xảy ra. Việc này cũng giống như Khánh Kỵ không có tâm phòng bị, đã nhẹ dạ đi cùng Yêu Ly dẫn đến mất mạng. Vua Kiệt không có sự chuẩn bị phòng ngừa vua Thang, vì vậy bị đi đày. Vua Trụ không có sự chuẩn bị phòng ngừa Chu Võ Vương, vì vậy mà vong mạng.
Vua Kiệt và vua Trụ tuy hiển quý là bậc Thiên tử, giàu có nhất thiên hạ, nhưng đều bị những quốc quân chư hầu nhỏ bé quốc thổ chỉ trăm dặm tiêu diệt, đó là nguyên nhân gì? Đó là vì tuy họ giàu mạnh nhưng lại không phòng bị. Do đó phòng bị là việc trọng yếu nhất của đất nước. Lương thực là bảo bối của quốc gia; binh khí là nanh vuốt của quốc phòng; thành quách là thánh địa tự vệ. Ba thứ này là điều mà một quốc gia ắt phải chuẩn bị đầy đủ. Do đó nói: phân công lao dịch hợp lý, bình thường; sửa chữa thành quách, dân chúng tuy có mệt nhọc nhưng không đến nỗi bị tổn thương. Thu thuế hợp lý, bình thường, dân chúng tuy bị phí tổn nhưng không đến nỗi khốn khổ. Dân chúng khốn khổ không phải là vì lao dịch và thu thuế bình thường, mà là bởi người chấp chính lạm thu vơ vét tiền của nhân dân.
Lấy phần thưởng cao nhất ban tặng người không có công lao; moi móc sạch quốc khố mua sắm xe ngựa, y phục và những vật ly kỳ cổ quái; xua đuổi, sai khiến người dân, khiến họ chịu đủ cực khổ, khó khăn, để xây dựng cung điện, biệt thự hoa lệ để người chấp chính vui chơi hưởng lạc. Sau khi chết lại làm quan tài đắt tiền, may nhiều y phục bồi táng. Khi sống thì xây dựng biệt phủ đình đài, khi chết còn muốn xây mộ lớn. Vì vậy, ngoài miếu đường, người dân đang làm việc khổ cực; trong miếu đường, quốc khố đã bị vung phí sạch trơn.
Người chấp chính ngồi ngôi vị cao, đối với sự hưởng thụ cá nhân thấy vẫn còn chưa thỏa mãn; dân chúng sống trong nền bạo chính, đã chịu khổ nạn không thể nào nhẫn nổi. Do đó quốc gia bị giặc ngoại xâm liền thất bại, người dân gặp cơ hàn liền tử vong, đó đều là tội lỗi do lúc bình thường không làm tốt việc phòng bị. Hơn nữa về lương thực thì Thánh nhân cũng phải coi là thứ quý giá. Sách “Chu thư” có viết: “Quốc gia không đủ ăn trong 3 năm thì quốc gia đó không phải là quốc gia của quân chủ đó nữa; nhà mà 3 năm không đủ ăn thì con cái không phải là con cái của người cha đó nữa”. Đây là nói về việc “phòng bị và dự trữ quốc gia”.
Bảy họa hoạn mà Mặc Tử nói đến khiến quốc gia diệt vong có thể tóm tắt như sau:
Động Đất, Thiên Tai: Điềm Báo Quốc Gia Sắp Diệt Vong
“Ngày rằm tháng tư năm Kiến Ninh thứ hai (167 sau Thiên chúa) vua ngự điện Ôn Đức, tự nhiên có cơn gió to ầm ầm từ góc điện nổi lên, rồi thấy một con rắn xanh lớn ở trên xà nhà quăng xuống quằn quại trên long án. Vua kinh hoảng ngã đùng ra, các quan tả hữu vội cứu vực vào cung; ở ngoài văn võ cũng sợ chạy cả. Được một lát con rắn biến mất và bỗng nhiên mưa to, sấm sét ầm ầm; lại thêm mưa đá rào rào mãi đến nửa đêm mới tạnh, đổ nhà đổ cửa không biết bao nhiêu mà kể.
Tháng hai, năm Kiến Ninh thứ tư (169) tỉnh Lạc-dương có động đất, nước bể dâng lên ngập lưng trời, những dân cư ở ven bể bị sóng lớn cuốn trôi đi mất cả.
Năm Quang Hòa thứ nhất (178), một con gà mái tự dưng hóa ra gà sống. Mồng 1 tháng 6 năm ấy, một luồng khí đen dài chừng hơn mười trượng bay vào trong điện Ôn Đức. Qua sang tháng bảy lại có lắm điều gở lạ; cầu vồng mọc ở giữa Ngọc đường; rặng núi Ngũ nguyên bỗng dưng lở sụt xuống”.
Thuyết “Thiên – Nhân cảm ứng” giảng rằng, khi con người hành xử theo chính đạo, tuyên dương cái thiện, xa rời điều ác thì Trời sẽ ban hồng phúc, cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, muôn dân ấm no, nhờ vậy mà vương triều cũng thịnh trị. Ngược lại, nếu con người đi theo đường tà, nhân tâm suy đồi, đạo đức băng hoại thì Trời cao sẽ giáng xuống thiên tai, dịch bệnh, vừa để thanh trừ những người không còn tốt nữa, vừa để đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc với con người. Do đó, thời cổ đại, người ta có thể dễ dàng đoán định được số mệnh của một vương triều, một quốc gia thông qua việc quan sát thiên văn, địa lý, phong thuỷ, đặc biệt là những tín hiệu lạ, những dị tượng.
Gần đây, Trung Quốc xảy ra động đất không ngừng. Ngày 12/7/2020, tại huyện Vu Sơn ở Trùng Khánh, Đường Sơn ở Hà Bắc, châu Hồng Hà ở Vân Nam, châu A Bá ở Tứ Xuyên… đều xảy ra động đất. Trong đó ở Đường Sơn động đất trên 5 độ richter. Xưa nay, động đất là hiện tượng thường xuất hiện trong nhân gian. Nhưng cổ nhân lại cho rằng động đất có thể là điềm báo trước vận mệnh hưng suy của quốc gia.
Điềm báo diệt vong cuối thời Hạ, Thương
Như vào cuối thời nhà Hạ, dưới thời Hạ Kiệt đã xảy ra động đất lớn khiến núi Cù Sơn bị sạt lở, nước tích thành đầm lớn, âm dương đảo lộn. Hạ Kiệt tên là Lý Quý, là vị vua thứ 17, cũng là vua cuối cùng của nhà Hạ. Vua Kiệt được cho là bạo chúa đầu tiên được ghi chép trong lịch sử Trung Quốc. Ông sủng ái nàng Muội Hỷ, trong thì bóc lột bách tính để phục vụ thú vui riêng, ngoài thì đem binh đánh dẹp bừa phứa các chư hầu.
Những tội ác của vua Kiệt kể ra thì rất nhiều và rất tàn khốc. Ví như, ông cho dựng nên một cái cột đồng, bôi mỡ trơn rồi nung nóng, hễ ai trái ý nhà vua thì lập tức bị bắt trèo lên cái cột đó, gọi là “bào lạc”. Những tội ác của vua Kiệt khiến Trời giáng rất nhiều tai hoạ xuống để cảnh tỉnh: hai con sông Y, Lạc đột nhiên khô cạn, động đất lớn, mưa thiên thạch, núi sụt lở thành đầm… Hạ Kiệt hoang dâm vô độ, các chư hầu bốn phương nổi dậy như ong vỡ tổ. Bấy giờ Thành Thang làm vua nước Thương, tích trữ lương thảo, binh mã đã lâu, quyết định diệt Hạ, nhà nhà đều đi theo. Năm 1767 TCN, Thương Thang đánh thắng Lý Quý trong trận quyết định ở Minh Điều. Hạ Kiệt thua trận, bị mất ngôi và bị đày ra Nam Sào. Ông nói với thủ hạ:”Ta hối hận không giết Thang ở Hạ Đài nên mới ra nông nỗi này”.
Nhà Thương diệt nhà Hạ, mở ra cơ nghiệp, nhưng đến cuối cùng lại có một vị vua giẫm vào vết xe đổ của nhà Hạ trước đó: Đế Tân với tên quen thuộc hơn là Trụ Vương. So với Hạ Kiệt thì Trụ Vương không hề thua kém về độ bạo ngược. Khởi đầu, Trụ Vương là một minh quân, thông hiểu sử sách, siêng năng chính trị, đặc biệt rất trọng nông nghiệp, khiến triều Thương phát triển đến đỉnh điểm. Về sau Trụ Vương vì say mê Đát Kỷ, vùi đầu vào tửu sắc mà làm nên nhiều chuyện thương luân bại lý.
Trời cao cũng đã dùng rất nhiều dị tượng để cảnh báo cho triều đại của Trụ Vương. Trúc thư kỷ niên, một cuốn cổ sử của nước Nguỵ thời Chiến Quốc chép: “Mùa xuân năm Đế Tân thứ 43, núi Nghiêu Sơn sạt lở” (Đế Tân tức là tên gọi của Trụ Vương). Nghiêu Sơn khi ấy sạt lở khiến mấy con sông như sông Vị, sông Kinh và sông Lạc bị chặn dòng chảy.
Các dị tượng khác cũng liên tục xảy ra như: dịch châu chấu, hai mặt trời cùng mọc… Tuy nhiên Trụ Vương đều bỏ ngoài tai tất cả, vẫn vùi đầu vào những thú vui hưởng lạc man rợ của mình. Cuối cùng, Tây bá hầu Cơ Xương mang lòng căm giận, ngấm ngầm xây dựng thế lực riêng. Đến đời Cơ Phát, con Cơ Xương, ông kêu gọi 11 tiểu quốc ở phía Tây cùng mang quân phạt Trụ. Cơ Phát đánh bại Trụ Vương ở trận Mục Dã. Trụ Vương cuối cùng leo lên lộc đài tự vẫn, nhà Thương chính thức diệt vong.
Động đất và ôn dịch thời nhà Minh
Những bài học lịch sử vẫn không ngừng lặp lại, chỉ có điều quân vương có biết hay cố tình quên đi mà thôi. Không chỉ vào thời Hạ, Thương, hàng nghìn năm sau này, vào thời nhà Minh, trước sự sụp đổ của vương triều cũng xảy ra lắm dị tượng. Năm 1641, ôn dịch bùng phát và có khuynh hướng lan rộng tới các khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải, An Huy… vô số người đã chết và tỷ lệ tử vong cao kỷ lục. Một gia đình ban đầu chỉ có một người mắc bệnh, nhưng chỉ sau vài ngày, hàng chục người trong gia đình bị nhiễm bệnh và tất cả đều chết. Bệnh dịch nguy hiểm tới mức người ta cảm thấy như chỉ cần chạm vào người bệnh, ngay lập tức là có thể chết. Thậm chí tất cả cư dân trong một con hẻm đều chết vì căn bệnh này, chứ đừng nói đến việc có bao nhiêu người chết trong một gia đình. Dịch bệnh hoành hành nghiêm trọng mãi cho đến năm 1644.
Trước đó, vào năm 1556, tức năm Gia Tĩnh thứ 34 (1556) xảy ra một trận động đất lớn mang tính huỷ diệt. Người đời sau này thường gọi là “Gia Tĩnh đại địa chấn”. Các nhà khoa học hiện đại căn cứ theo ghi chép trong lịch sử đã tính toán được cường độ động đất lên tới 11 độ richter. Đây có thể coi là trận động đất có sức phá hoại lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, cũng là trận động đất gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử thế giới.
Trận động đất này xảy ra đồng thời tại các khu vực Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam và ảnh hưởng đến hơn một nửa lãnh thổ Trung Quốc. Số người thiệt mạng do bị đè, chìm, đói, bệnh tật, cháy không thể đếm được, tấu báo lên triều đình ước chừng có tới 83 vạn người chết, một con số kinh hoàng! Miêu tả trong sử sách cho thấy mức độ nghiêm trọng của trận động đất này. “Đặng Châu chí” thời Thuận Trị viết rằng, chỉ đêm đó Đặng huyện, Nội Hương tại Hà Nam “thấy rõ phong vũ từ tây bắc đến, chim thú đều rống lên, không lâu sau địa chấn tiếng như sấm”. “Hoa Châu chí” biên vào thời Long Khánh (1567-1572) viết rằng, giờ Thân ngày 12, cảm thấy đất chuyển động, khiến chóng mặt, trời tối u ám, và đêm trong nửa tháng sau không có ánh sáng, đất nghiêng ngả, vườn cây ngã đổ xuống đất, chợt thấy ở phía tây nam giống như có vạn xe đột nhiên lồng lên, cũng giống như sấm từ lòng đất phát ra, dân sợ hãi tán loạn, không biết làm sao, tường nhà đều đổ sập. Trận động đất này lớn đến nỗi dư chấn của nó trong nửa năm cứ mỗi tháng lại xảy ra với tần suất 3 – 4 lần và kéo dài trong 5 năm mới yên.
Lúc này Gia Tĩnh Đế, tức Minh Thế Tông. Trong những năm đầu trị nước, Minh Thế Tông chăm lo quốc sự, đưa đến một cục diện hưng khởi cho nhà Minh, sử gọi là “Gia Tĩnh trung hưng”. Dù vậy, khi đã đạt được một số thành quả nhất định, suốt 18 năm cuối triều đại của mình, Minh Thế Tông sa vào ăn chơi hưởng lạc, giao hết quyền hành vào tay gian thần Nghiêm Tung, thậm chí không thèm thiết triều, khiến kỷ cương quốc gia rối loạn, muôn dân lâm vào cảnh lầm than. Quốc lực nhà Minh bắt đầu suy yếu từ đó.
Sau này, các đời vua tiếp nối Minh Thế Tông đều góp một tay đẩy vận mệnh vương triều xuống vực thẳm. Điển hình nhất có thể kể đến Minh Thần Tông, tức “Vạn Lịch đế”. Giống như ông nội của mình, sau thời gian đầu trị vì sáng suốt, Minh Thần Tông bắt đầu lao vào các thú vui hưởng lạc, suốt 20 năm cuối đời không một lần thiết triều. Sử cũ còn có một tên gọi hẳn hoi cho thời kỳ này, gọi là “Vạn Lịch đãi chính” (ý muốn nói là thời gian Hoàng đế Vạn Lịch lười chăm lo triều chính). Quốc lực nhà Minh tiếp tục suy sụp, cuối cùng chỉ 24 năm sau khi Vạn Lịch đế băng hà, nhà Minh sụp đổ. Có thể nói, trận động đất thời Minh Thế Tông được cho là điềm báo trước cho sự kết thúc của vương triều này.
***
Quốc gia hưng vong đều đã có định số. Con người dù không thừa nhận thì bánh xe lịch sử vẫn lặng lẽ chuyển dời. Khi một vương triều, một chính quyền chuẩn bị đi đến hồi cáo chung, ắt sẽ có dị tượng làm điềm báo trước. Thiên tai xảy ra vừa để đánh thức con người thế nhân đang u mê, lạc lối, vừa để khiển trách nghiêm khắc những tội ác của kẻ cầm quyền.
Xưa nay, “quan nhất thời dân vạn đại”, không thể có một vương triều nào tồn tại mãi mãi. ĐCSTQ ngay từ khi sinh ra đã mang bản tính cướp bóc, tráo trở, lưu manh trong mình. Trong quá trình phát triển, ĐCSTQ không ngừng cướp đoạt chính quyền, cướp đoạt tự do và cướp đoạt mạng sống của người Trung Hoa. Một chính quyền xây nên từ máu của người dân, ngay từ đầu đã là bất chính, vậy thử hỏi nó có thể tồn tại được bao lâu nữa đây?
Sự sụp đổ của ĐCSTQ đã được nhắc tới trong nhiều tiên tri, dự ngôn. Ở ngoài đời thực, mấy năm gần đây Trung Quốc liên tục xảy ra biến loạn, lúc thì thiên tai hoành hành (hạn hán, mưa lũ, động đất), lúc thì dịch bệnh bùng phát, lúc thì nhân hoạ bùng nổ (chiến tranh biên giới Ấn Độ, biểu tình ở Hồng Kông). ĐCSTQ đang hấp hối, như một ngọn nến sắp tắt cố loé lên chút đốm lửa tàn. Là một người lương thiện, phân biệt rõ được chính – tà, thiện – ác, hy vọng rằng bạn sẽ không chọn đứng về phía ĐCSTQ trong giờ phút cuối cùng này…
6 Đại Dự Ngôn Đcs Trung Quốc Diệt Vong Được Người Tq Quan Tâm
6 Đại dự ngôn cùng tiên đoán ĐCS Trung Quốc sẽ sụp đổ vào năm 2017 khiến nhiều người Trung Quốc Trung Quốc quan tâm chia sẻ và truyền khẩu cho nhau.
Cùng với chiến dịch đả hổ diệt ruồi của Tập Cận Bình, khiến số phận ĐCS Trung Quốc lung lay hơn bao giờ hết, càng nhiều hổ bị hạ thì nhiều người Trung Quốc càng nhìn rõ bản chất của Đảng.
Tất cả những điều này khiến nhiều người Trung Quốc tin rằng ĐCS Trung Quốc chắc chắn sẽ diệt vong, đến thời điểm này hơn 260 triệu người Trung Quốc đã tuyên bố thoái xuất khỏi Đảng cùng các tổ chức liên đới như đoàn, đội, đa số dùng tên giả, nhưng cũng không ít người dùng tên thật để nói lên chính kiến của mình.
Vậy cùng thể 6 đại dự ngôn này thế nào:
1. Thôi Bối Đồ: Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang
“Thôi Bối Đồ” là sách sấm nổi tiếng vào giữa những năm Trinh Quán đầu thời nhà Đường (627 – 649) do Tư thiên giám (chức quan quan sát thiên tượng) Lý Thuần Phong và ẩn sĩ Viên Thiên Cang cùng nhau biên soạn. Quẻ tượng 52 trong “Thôi Bối Đồ” dự đoán chính xác đại sự phát sinh trước khi ĐCS Trung Quốc suy vong, từ năm 1986 đến năm 2017.
Một câu sau cùng ” Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang ” này chính là ứng với thời điểm hiện nay.
“Tuế tại Giác Cang”, giải thích dễ dàng dễ hiểu nhất chính là sao Tuế di chuyển trong phạm vi của chòm sao Giác, chòm sao Cang.
Thiên văn học thời xưa của Trung Quốc cổ đại, là lấy sao Bắc Cực làm trung tâm, phân chia thành 3 viên 28 túc (3 bức tường 28 chòm sao), trong đó 7 chòm sao Thương Long ở phía Đông trong chòm Nhị thập bát tú là: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Ki. Giác Cang là đứng đầu trong 7 chòm sao Thương Long.
Tuế tinh vào khoảng ngày 15/11/2016 di chuyển vào phạm vi chòm sao Giác, di chuyển lại gần chòm sao Giác, rồi di chuyển ngược và dừng lại bức tường Thái Vy, sau đó di chuyển xuôi đi xuyên qua chòm sao Giác, chòm sao Cang, thời gian rời khỏi chòm sao Cang, là khoảng ngày 5/12/2017.
Vậy nên sao Tuế trong thời gian ở Giác Cang, chính là khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2017. Trong phạm vi thời gian này, chính là Càn Khôn tái tạo (trời đất được tạo lại mới).
Như đã nói ở trên, năm 2017, trật tự xã hội, chính trị, kinh tế của các nước phương Tây đang dần dần tan rã và tái cấu trúc lại, xu thế giống như Càn Khôn tái tạo; còn ở phương Đông, Càn Khôn tái tạo ở Trung Quốc không gì sánh được với việc ĐCS Trung Quốc giải thể, Trung Hoa phục hưng.
Sau quẻ tượng 52 đến quẻ tượng 53 mô tả rất rõ ai là người khiến Đảng cộng sản Trung Quốc diệt vong trong bài sau:
“Quan trung thiên tử”: Chỉ vùng đất Quan Trung xưa của nước Tần sinh ra thiên tử, tương đương với nguyên thủ của Trung Quốc hiện nay. Tập Cận Bình là người huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, chính là người Quan Trung.
“Lễ hiền hạ sĩ” (hạ mình cầu hiền): Bình dị cận nhân – cận, bình, tức chỉ ra tên của Tập Cận Bình, lại nói rõ đặc điểm hạ mình cầu hiền của ông, kết hợp với “song vũ” trong “song vũ tứ túc” (双羽四足) ám chỉ chữ Tập “习” trong quẻ tượng trước đó, tên của Tập Cận Bình đã hoàn toàn xuất hiện trong Thôi Bối Đồ.
“Thuận thiên hưu mệnh” còn có một tầng ý nghĩa sâu hơn: Chữ “hưu” (休) trong Thôi Bối Đồ là câu đố chữ hài âm (âm đọc gần giống hoặc giống nhau), ý chỉ chữ “tu” (修). Câu “Bất như thôi bối khứ quy hưu” trong tượng thứ 60 của Thôi Bối Đồ, thực tế là
ý “Bất như thôi bối khứ quy tu”, sau khi xem giải thích toàn diện phía sau, mọi người sẽ có thể nhìn được nội hàm của tầng này.
“Bán lão hữu tử” (半老有子): Câu đố chữ, một nửa trên của chữ “lão” (老) cộng với chữ “tử” (子), là chữ “hiếu” (孝). Tập Cận Bình rất hiếu thuận, gia phong rất nghiêm. Nhưng đây chỉ là ý bề mặt, còn có hàm nghĩ sâu hơn nữa.
Một tượng này chính là nói Thiên tử, đứa con của Trời, lấy trời làm cha, hiếu tử phải hiếu thuận với Trời – thuận thiên ý, là ám chỉ Tập Cận Bình cần phải hành xử thuận theo thiên ý, hành động thuận theo thiên tượng.
Thuận theo thiên ý là làm gì? “Thuận thiên hưu mệnh”, kết thúc mệnh của ai đây?
“Nhất cá hiếu tử tự tây lai, thủ ác càn cương thiên hạ an” (có một đứa con hiếu nghĩa đến từ phía Tây, cầm nắm lấy kỷ cương thiên hạ yên lành): Hiếu tử là người Quan Trung, tỉnh Thiểm Tây, trong tay ông nắm giữ “càn khôn thiên đạo”, có thể an định thiên hạ – vẫn là điểm hóa nhắc nhở thiên tử cần phải hiếu thuận với Trời, thuận theo đạo Trời mà hành xử. Tập Cận Bình bẩm sinh tay nắm Càn Cương (phần chính của quẻ Càn), mang theo sứ mệnh mà đến, trong tiềm ý thức mới có giấc mộng thịnh thế của Trung Quốc.
“Vực trung lưỡng kiến tinh kì mĩ, tiền nhân bất cập hậu nhân tài”: Vùng Quan Trung đã xuất hiện hai lần lá cờ thiên tử, một lần đã thành tựu triều đại đỏ ĐCS Trung Quốc hôm nay ở Diên An, một lần nữa chính là thiên tử Quan Trung khai sáng triều đại mới, nhưng triều đại đỏ sẽ không bao giờ sánh được với triều đại mới.
Ở đây chính là đã có thể nhìn ra được hàm nghĩa “thuận thiên hưu mệnh” ở phía trên rồi, kết thúc mệnh của ai đây? Mệnh của triều đại đỏ – ĐCS Trung Quốc.
Đây thật là khiến cho những người đứng đầu ĐCS Trung Quốc phải giật mình run sợ! Chính là giống như người thống trị qua các triều đại, từ trong Thôi Bối Đồ đã nhìn thấy được sự diệt vong của triều đại này giống như vậy!
2. Kim Lăng Bia Tháp Văn: Người khiến Đảng cộng sản Trung Quốc diệt vong có chữ “Bình”
“Kim Lăng Bia Tháp Văn” (Văn tự được khắc trên bia đá ở tháp Kim Lăng) là một trong 10 đại dự ngôn lưu truyền ở dân gian Trung Quốc, tương truyền là được sáng tác bởi vị quân sư và học giả nổi tiếng Lưu Bá Ôn vào những năm đầu triều đại nhà Minh.
Vào năm thứ 7 thời Dân Quốc (năm 1918) “Kim Lăng Bia Tháp Văn” được phát hiện bên trong tòa tháp (Kim Lăng) ở Nam Kinh. Tấm bia văn theo trật tự thời gian đã đoán trước một số sự kiện trọng đại sẽ phát sinh ở Trung Quốc sau thế kỷ 20, bao gồm cuộc nội chiến giữa Quốc Dân đảng và ĐCS Trung Quốc, Nhật Bản xâm lược Trung Hoa, ĐCS Trung Quốc thống trị Trung Quốc, cho đến thời kỳ sau ĐCS Trung Quốc.
Trong đó, đối với những sự kiện chủ yếu của một kỳ lịch sử này, khả năng tiên đoán chuẩn xác về nhân vật và thời gian khiến người ta mở rộng tầm mắt, hơn nữa mức độ chuẩn xác của tât cả dự ngôn cho đến hôm nay đều đạt đến 100%.
Ông Nhậm Tĩnh Tư, ký giả của Thời báo Đại Kỷ Nguyên phân tích, câu “dân ba dân mười dân ba bảy” đã đoán trước thời gian ĐCS Trung Quốc diệt vong. “Dân” là chữ trong quốc hiệu của ĐCS Trung Quốc, ở đây là chỉ chính quyền của nó. “Dân ba dân mười” chính là “dân ba mươi”, thêm lên “dân ba bảy”, tức “dân sáu bảy”. “Dân” (民) lại có phát âm tương tự với “mệnh” (命). Là chỉ chính quyền ĐCS Trung Quốc có 67 năm thọ mệnh, tức sẽ diệt vong vào năm 2017.
” Hoa đỏ nở hết hoa trắng nở”: “Hoa đỏ nở hết”, màu đỏ trước giờ luôn là màu biểu tượng của ĐCS Trung Quốc, điều này chính là chỉ ĐCS Trung Quốc diệt vong. “Hoa trắng nở” có hai ý nghĩa: Một là chỉ họ của người giải thể ĐCS Trung Quốc có chứa một chữ “bạch” (白); hai là chỉ chính quyền mới là lấy dấu hiệu màu trắng làm chủ.
Hai câu thơ tiếp sau của bia văn: ” Thập cửu giai nhân ngũ ngũ tuế, Địa linh nhân kiệt sản tân quý “( Tạm dịch: 19 giai nhân 55 tuổi, Đất linh sinh hào kiệt mới), còn tiên đoán trước trong tên của người giải thể ĐCS Trung Quốc có một chữ “bình” (平).
Hai câu này được giải thích là: “Thập cửu (十九)” (19) tương đương với “nhị thập (二十) giảm nhất (一)” (20 trừ 1). Chữ “nhị” (二) cộng với chữ “thập” (十) hợp thành một chữ “Vương” (王), trừ đi “nhất” (一) sẽ trở thành chữ “can” (干), sau đó lại thêm lên chữ “nhân” (人) (hai nét phẩy) trở thành một chữ “bình” (平). “Ngũ ngũ” (5 5) là chỉ hai nhiệm kỳ của ĐCS Trung Quốc, một nhiệm kỳ là 5 năm.
“Địa linh nhân kiệt” (đất thiêng sinh hào kiệt) là chỉ đất nước và con người Trung Quốc đã hoàn toàn vứt bỏ Đảng cộng sản. Nhìn từ văn tự trên dưới cho thấy sau khi vứt bỏ Đảng cộng sản rồi thì thể chế và xã hội Trung Quốc sẽ rực rỡ huy hoàng hẳn lên, chữ “sản” trong đây hẳn là chỉ có được cuộc bầu cử dân tuyển. “Quý” là chỉ người nắm quyền.
ĐCS Trung Quốc diệt vong sau thời của ông Hồ Cẩm Đào, họ của người giải thể ĐCS Trung Quốc có chứa một chữ “bạch (白)”, hơn nữa chính quyền mới sẽ sinh ra trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2017, họ tên của người nắm quyền trong chính quyền mới lại mang 1 chữ “bình”.
Bởi vậy, đáp án hợp lý nhất là ông Tập Cận Bình (chữ phồn thể của chữ “tập (習)” có chữ “bạch (白)”, tên là “bình”) sẽ là người giải thể ĐCS Trung Quốc, đồng thời sẽ là vị Tổng thống đầu tiên của chính quyền dân chủ Trung Quốc được nhân dân bầu chọn. Ông sẽ nắm quyền 2 nhiệm kỳ trong chính quyền dân chủ Trung Quốc mới, một nhiệm kỳ là 5 năm.
3. Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng: Tiếng gà gáy sáng, đạo này đại suy
Dự ngôn “Mã Tiền Khóa” là do Gia Cát Lượng nhà Thục Hán thời Tam Quốc sáng tác. Nhắc đến Gia Cát Lượng, có thể nói hầu như nhà nhà đều biết, nhưng rất ít người biết về “Mã Tiền Khóa”.
Tương truyền Gia Cát Lượng vào lúc nhàn hạ trong quân ngũ đã sáng tác “Mã Tiền Khóa” (Tên “Mã Tiền Khóa” có nghĩa là “quẻ bói gieo trước ngựa”). Đây là bài tiên tri dự đoán những đại sự trong thiên hạ.
“Mã Tiền Khóa” tổng cộng có 14 khóa, thuận theo trật tự thời gian, một khóa tiên đoán một thời kỳ lịch sử. Dự ngôn trong khóa 11 là thời kỳ của ĐCS Trung Quốc: “Tứ môn sạ tích, Đột như kỳ lai, Thần kê nhất thanh, Kỳ đạo đại suy” (Tạm dịch: Bốn cửa mở toang, Thình lình đột ngột, Tiếng gà gáy sớm, Đạo này đại suy).
“Sạ (乍)” làm động từ ý là mở rộng, “tích (辟)” ý là mở ra, “sạ tích” là chỉ mở rộng ra. Bốn bên mặt của chữ “Khẩu (口)” giống như bốn cánh cửa, bốn bên duỗi thẳng ra (bốn cửa mở toang) thành một chữ “cộng (共)”. “Đột (突)” chỉ Đột Quyết, nằm ở khu vực Liên Xô cũ, chỉ nơi bắt nguồn của ĐCS Trung Quốc. Hai câu đầu là chỉ thế lực ngoại lai “cộng sản” quấy nhiễu Trung Hoa. Hai câu sau “Tiếng gà gáy sáng, đạo này đại suy” tức là chỉ chính quyền ĐCS Trung Quốc diệt vong vào năm con gà. Mà năm 2017 chính là năm con gà.
Điều trùng hợp nữa là, trong câu thơ cuối “hầu tử mãn hạp kê đào giá” (con khỉ đầy pháo, con gà trốn khỏi cái khung) trong đoạn cuối “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn cũng tiên đoán ĐCS Trung Quốc sẽ khó tránh khỏi diệt vong vào năm con gà.
4. Cao Trí Thịnh: Đức Chúa khải thị “ĐCS Trung Quốc sẽ sụp đổ vào năm 2017″
Ông Cao Trí Thịnh, luật sư nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc bị ĐCS Trung Quốc bức hại trong suốt thời gian dài, khi tiếp nhận phỏng vấn của truyền thông nước ngoài, đã hai lần tiên đoán ĐCS Trung Quốc sẽ sụp đổ vào năm 2017.
Cao Trí Thịnh phân tích về quan điểm cho rằng ĐCS Trung Quốc sẽ “Tuyệt đối không tự diệt vong”, quan điểm này kỳ thực là nói nhảm, bởi vì trong lịch sử nhân loại không có triều đại nào mà không bị tiêu vong, không có triều đại nào tồn tại cho đến tận bây giờ, ông nói rất nhiều người nhìn nhận rằng ĐCS Trung Quốc hiện nay quá mạnh, nên khả năng sụp đổ gần như không xảy ra, nhưng ông lại cho rằng những bước đi của nhân loại không được quyết định bằng vũ lực ở trong tay những người cầm quyền, nên dựa vào lực lượng mạnh ở bên ngoài để đánh giá là không đáng tin cậy. Cao Trí Thịnh nêu thí dụ điển hình như Triều Đại nhà Tần và Liên Xô cũ lúc đương quyền có uy lực rất mạnh, nhưng lại sụp đổ một cách rất nhanh chóng.
Trong câu cuối cùng của bài viết này ông Cao Trí Thịnh nói, sự kiện “ĐCS Trung Quốc sụp đổ vào năm 2017” là sự kiện trọng đại của lịch sử thế giới, nên ông không thể nào tùy tiện tiết lộ cho mọi người biết được. Ông nói đây chỉ là giới thiệu cho cuốn sách “Năm 2017, Trung Quốc phục hưng” sắp được xuất bản, tất cả đều nằm trong cuốn sách này, ông Cao hy vọng mọi người tin tưởng và đề nghị mọi người đọc cuốn sách này của ông.
Ngày 25/1/2016, ông Cao Trí Thịnh lần nữa đăng tải một bài viết có tên “Luận bàn về ĐCS Trung Quốc sụp đổ năm 2017″. Bài viết nói, tiên đoán “Năm 2017, ĐCS Trung Quốc sụp đổ năm 2017 ” của ông là đến từ khải thị của Thần, khải thị này lúc mới đầu cũng khiến ông kinh tâm động phách.
Có một người tình báo tên Lý Hưng (tên tạm) tiết lộ, những năm 80 thế kỷ trước, thời ông công tác tại Nhã An, Tứ Xuyên, có một cao nhân trong dân gian từng nói với ông một câu: sau thời Đặng, số mệnh ĐCS Trung Quốc sẽ tới trong 4 chữ “Giang Hồ Tập Vô” này.
Lý Hưng cho biết, thời đó, vị cao nhân này không lưu lại chữ viết, 4 chữ này có thể là: “江湖习五” (Giang Hồ Tập Ngũ), “江胡习武” (Giang Hồ Tập Vũ), “江胡习无” (Giang Hồ Tập Vô) hay là “江胡习伍” (Giang Hồ Tập Ngũ)
(âm đọc giống nhau nhưng chữ viết và nghĩa hoàn toàn khác nhau) cũng không biết được.
Năm đó, ông cũng không quá xem trọng chuyện này, nhưng 30 năm qua đi rồi, nhìn thấy Tập Cận Bình đăng lên vị trí cao nhất, ông mới không khỏi thán phục khả năng toán số thần kỳ của vị cao nhân này.
Từ lịch sử ĐCS Trung Quốc sau năm 80 có thể thấy, 4 chữ vị cao nhân đó nói năm nào, 3 chữ trước đã thành sự thật, chính là “Giang, Hồ, Tập”, không thể nghi ngờ được. Từ thời những năm 80 thế kỷ trước đến nay, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình lần lượt đăng quang, nắm giữ đỉnh cao quyền lực trong ĐCS Trung Quốc.
Có phân tích cho rằng, chiểu theo cách nói của ĐCS Trung Quốc, Tập Cận Bình hiện nay là người tiếp nối thứ năm, nhưng hiện nay ĐCS Trung Quốc khí mệnh đã tận, sau Giang, Hồ, Tập mà nói thì không có kẻ thứ sáu. Vậy chữ thứ tư trong 4 chữ của cao nhân trong dân gian đó nói thì chính là chữ “vô” (无) (“vô” có nghĩa là không, chỉ sự kết thúc).
Nhiệm kỳ của Tập Cận Bình đến năm 2017 là chấm dứt, như vậy “Giang, Hồ, Tập vô” đến năm 2017 Tập Cận Bình hết nhiệm kỳ báo hiệu sự chấm hết của ĐCS Trung Quốc.
6. “Tàng tự thạch” ở Quý Châu tỏ rõ “Trời diệt Trung Cộng”, 260 triệu người “tam thoái” giữ bình an
Tháng 6/2002, tại làng Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu phát hiện địa chất kỳ quan “Tàng tự thạch”, có 6 chữ lớn ” Trung Quốc cộng sản đảng vong ” xếp hàng ngang giống như được điêu khắc nổi lên trên bề mặt.
Các chuyên gia ước tính “Tàng Tự Thạch” có niên đại khoảng 270 triệu năm trước, từ thời Kỷ Permi. Nó rơi từ một vách núi cao cạnh thung lũng sông Chưởng Bố. Trên vách núi dốc đứng, có thể thấy một vết lõm do nó nằm ở đó trước khi bị rơi xuống vị trí hiện tại. Nó bị tách làm đôi khi bị va chạm, và những chữ “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” đã lộ ra.
Chuyện này thật là kỳ diệu, chắc là trăm ngàn năm có một rồi.
Ban đầu dưới sự quảng bá rầm rộ của các phương tiện truyền thông ĐCS Trung Quốc, tuyến du ngoạn tại thôn Chưởng Bố” đã hấp dẫn hàng triệu du khách, họ đến để tận mắt chứng kiến “tàng tự thạch”.
Thế nhưng khi biết chuyện vì để ngăn ngừa các du khách “hiếu kỳ” lỡ miệng nói ra 6 chữ này, ĐCS Trung Quốc đã phái người giám sát chặt chẽ.
Cùng nghe ca khúc và hình ảnh tàng tự thạch
Theo chúng tôi chúng tôi tinhhoa.net
Dấu Hiệu Nhận Biết Những ‘Điềm Báo’ May Mắn Sắp Đến Với Bạn
Bạn cũng đừng nỡ xua đuổi con bướm hoặc bắt hay vô tình giết nó, điều đó sẽ làm giảm vận may của bạn.
Cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái
Thông thường, biểu hiện của hoàn cảnh khi phong thủy ngôi nhà không tốt hoặc người trong nhà không vui, bệnh tật thì cây cối trong nhà, hay vật nuôi cũng cùng “tâm trạng” ủ dột, héo tàn. Ngược lại, mọi thứ đều tươi tốt, hoa nở, cây cối phát triển thì là biểu hiện của sự sống, vui tươi, khởi đầu của những điều vui tươi, may mắn và thành công. Bạn cũng nhớ nếu đã trồng cây hay nuôi con vật thì hãy chăm sóc chúng.
Chó chạy vào nhà
Khi ai đó mang đến cho bạn một con chó như một món quà hoặc nếu một con chó đi lạc đến nhà bạn, hãy chào mừng nó vào nhà của bạn vì đó là điềm tốt lành.
Người ta cho rằng một con chó vào nhà của bạn là một dấu hiệu rất thuận lợi, vì nó có nghĩa là bạn sẽ có thêm người bạn trung thành và chân thành đi vào cuộc sống của bạn, giúp bạn vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Chó màu đen mang lại sự giàu có, bảo vệ. Chó màu vàng mang lại sự thịnh vượng và hạnh phúc và con chó màu trắng mang lại tình yêu và lãng mạn.
Đây là một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất rằng gia đình sẽ gặp những may mắn trong tiền bạc, tài chính. Theo quan niệm của Trung Hoa, dơi là biểu tượng của sự giàu có dồi dào. Chúng ta thường thấy các mô hình tròn năm con dơi (Ngũ Phúc) là một tính năng thiết kế rất phổ biến được tìm thấy trên đồ nội thất, tranh vẽ, gốm sứ. Người Trung Quốc tin rằng con dơi chỉ làm tổ ở những nơi tốt lành nhất – họ cho rằng cảm nhận của dơi rất nhạy bén nó có thể “ngửi” ra khỏi nơi có Khí tốt lành. Nếu các con dơi bay đến và làm tổ dưới mái hiên nhà bạn thì điều này báo hiệu niềm vui, sự may mắn sắp tới với bạn.
Chú ý hơn đến diện mạo
Bất kể là người nam hay nữ thì khi tinh thần không tốt, họ đều bơ phờ mệt mỏi, không buồn chú ý đến bề ngoài. Nhưng nếu đột nhiên bạn lại chăm chút hơn cả về đầu tóc lẫn quần áo thì có nghĩa là tinh thần của bạn đang dần phấn chấn lên. Bên cạnh đó, bạn thích sự náo nhiệt. Điều này sẽ mang lại nguồn năng lượng tốt. Rủi ro đang tản mất, vận đen qua, cơ may đến. Bất kể thay đổi nào cũng sẽ biểu hiện ra bên ngoài, để chúng ta có thể nhìn thấy.
Tích đức
Điều cuối cùng, khi bạn đem hết những gì tốt đẹp nhất mà bạn có, chia sẻ cho mọi người. Thì bạn chính là đang tích phúc đức, vậy thì vận may sẽ đến bất khì khi nào.
Bạn đang xem bài viết Quốc Gia Sắp Diệt Vong Sẽ Có Những Dấu Hiệu Gì? trên website Namtranpharma.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!