Cập nhật thông tin chi tiết về Học Làm Thầy Người – Mô Phạm Cho Đời mới nhất trên website Namtranpharma.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
HỌC LÀM THẦY NGƯỜI
MÔ PHẠM CHO ĐỜI
Thích Thiện Phước dịch
Giọt nước thấm môi lời dạy bảo
Ngàn năm ghi nhớ mãi không quên.
Hành trang ngày ấy xin mang lấy
Theo trọn bên con cả cuộc đời.
I. LỜI NÓI ĐẦU
Các vị đồng học: Hôm nay chúng tôi nhân cơ hội này cùng với các vị bàn về một vài vấn đề thực tế của việc tu học. Gần đây, có người nói rằng: Công nhân viên rất khó bảo; Làm Thầy giáo thì trách móc học sinh không nghe lời chỉ dạy, lại có rất nhiều bậc cha mẹ cũng thường nói đến con cái không chịu nghe lời. Đây chính là vấn đề nghiêm trọng, không phải là vấn đề của một gia đình, một cá nhân. Hiện tại gần như là vấn đề chung của toàn xã hội. Không chỉ có vài hiện tượng này ở trong xã hội của chúng ta, mà còn ở trong nhiều quốc gia thuộc địa khác cũng tồn tại và phổ biến về những vấn đề nghiêm trọng như thế. Có rất nhiều người cảm thấy lo âu, buồn bã. Vậy cuối cùng phải giải quyết vấn đề này như thế nào?. Họ đến hỏi tôi và tôi cũng biết được những vấn đề nghiêm trọng này. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh nghiêm trọng của một xã hội hiện đại. Vậy ta cần phải biết rõ nguyên nhân của căn bệnh này phát sanh ra từ đâu? Và làm thế nào để trị liệu?
Nhà Nho thường nói: “Quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử, xã hội tất đại loạn”. Nghĩa là: Vua chẳng ra vua, bầy tôi chẳng ra bầy tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con thì xã hội ắt phải có họa hoạn lớn. Thời xưa thì nói “quần thần”, còn hiện tại thì chỉ cho bậc lãnh đạo và những người bị lãnh đạo trong xã hội. Ông chủ của một Công ty, Cửa hàng là người lãnh đạo, còn công nhân viên chính là kẻ bị lãnh đạo. Thế thì, thử hỏi công nhân viên chức sao không nghe lời? Đó là một vấn đề mà người lãnh đạo phải nên suy xét cho thật kỹ. Chúng ta cần phải hiểu đoàn kết chính là sức mạnh.
Năm 1983, tôi giảng kinh ở Nữu Ước. Lúc ấy có ông bạn người Mỹ nói đùa với tôi rằng: “Bây giờ người Tây phương gần như tất cả đều khẳng định là người Trung Quốc rất thông minh. Nếu như đem người toàn thế giới mà sánh với mỗi một cá nhân, thì người Trung Quốc là bậc nhất. Còn hai người cùng sánh với nhau thì người Do Thái là thứ nhất; Nếu như ba người tương sánh thì họ thừa nhận người Nhật là thứ nhất”. Sau đó ông ấy dùng một giọng điệu châm biếm nói với tôi rằng: “Nhưng người Trung Quốc vì sao mà không chịu đoàn kết”. Ý nói người Trung Quốc thông minh trí tuệ đệ nhất trên thế giới, nhưng đáng tiếc là không chịu đoàn kết, chỉ vì tự kỷ. Tôi nghe câu nói này rồi liền mỉm cười đáp rằng: “ Đây là thượng đế đã an bài”. Câu trả lời của tôi như thế đã đem lại sự bất ngờ cho ông ấy. Thật ra ông ấy không nghĩ đến tôi dùng giọng điệu như thế để trả lời. Và ông rất kinh ngạc, lại hỏi tôi: “Vì sao?”. Tôi nói: “Người Trung Quốc chúng tôi nếu đoàn kết lại thì các bạn liệu có còn cơm để ăn không?”. Thế là mọi người cười ồ lên và câu chuyện này dường như rất nhiều người biết đến. Tuy là lời nói đùa, nhưng suy nghĩ kỹ thì có đạo lý rất sâu xa. Nhật Bổn sau chiến tranh vốn là một quốc gia suy yếu, thế nhưng không bao lâu đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, vậy chân lý ấy ở chỗ nào? Vậy mà người Tây phương suy nghĩ vẫn chưa thấu đáo. Thật ra thì rất đơn giản, vì họ đã thực hiện chơn chánh được mối quan hệ mật thiết hợp tác giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.
Trên thế giới có rất nhiều lãnh thổ quốc gia, công nhân viên thường hay bất mãn với người chủ của mình, luôn luôn kháng nghị. Thế thì cả hai bên đều bị tổn thất rất lớn. Nhưng chúng ta không bao giờ thấy người Nhật Bổn đình công. Như vậy, công nhân viên chức người Nhật đối với ông chủ họ có ý kiến không?. Cũng có, nhưng họ có ý kiến là ở trên đầu quấn chiếc khăn trắng để tuyên bố biểu thị sự kháng nghị. Nhưng công việc thì vẫn theo lệ thường, đây là nêu lên một ví dụ thành công giữa cấp bậc lãnh đạo và những người bị lãnh đạo. Người chủ một khi thấy công nhân viên chức có ý kiến, thì liền tập hợp công nhân viên lại mở ra cuộc hội thảo để nhận biết sự thật, rồi vì họ mà giải quyết vấn đề. Cho nên cả hai bên đều được lợi ích, mà không bị tổn hại, đạo lý này mãi đến nay người Tây phương cũng chẳng hiểu thông. Vậy thì làm sao sánh với người Nhật Bổn được chứ? Kỹ xảo này của nguời Nhật Bổn là học từ đâu ra? Xin thưa cùng với các vị là học từ Trung Quốc chúng ta. Đây chính là nhà Nho đã giảng: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Nếu họ hiểu được đạo lý này và đem nó ra ứng dụng trong đời sống thực tại, trong cửa hàng tổng hợp thì họ được thành công rồi. Nếu chúng ta thể hội được đạo lý này thì cũng chẳng khó khăn gì để suy nghĩ về vấn đề của xã hội ngày nay.
II. TAM ĐỨC VÀ TAM BẢO:
1. Ngoài thì có Tam bảo: Quân – Thân – Sư.
Nhà Nho dạy người lãnh đạo phải làm quân, làm thân và làm thầy. Thời kháng chiến, chúng tôi ở phương Nam lại chứng kiến được rất nhiều nhà người dân, bài vị cúng tổ tông ở trong nhà của họ, phía trên viết là: “Thiên địa quân thân sư”. (Trời, đất, vua, người thân, người thầy) tập tục nầy rất phổ biến, đây là nền giáo dục sâu sắc của các Nho gia dạy người phải làm vua, làm người thân, làm người thầy. Còn nhà Phật thì giảng là Tam bảo, tôi biết được ba chữ này chính là “ Trị thế Tam bảo” (ba ngôi quý báu sửa trị cho đời) vì vậy mà ở trong xã hội hiện đại chúng ta phải nên phổ biến truyền bá. “Quân” chính là vị lãnh đạo, vậy bạn cần phải đem lòng thân thiết sâu xa đối đãi với những công nhân viên. Họ vì thấy được những con cái, anh chị em của mình được bạn giúp đỡ, thương yêu quan tâm, thì các công nhân ấy sanh tâm cảm kích ân đức của bạn, và họ xem ông chủ đáng làm người “thân”, đáng làm bậc cha anh của mình. Tuy nhiên hoàn cảnh thì không giống nhau, chẳng những phải dùng “thân tâm”(tấm lòng của người thân) để quan tâm, đối đãi họ mà còn phải dùng “sư tâm” để hướng dẫn họ. Sư ở đây chính là thầy giáo. Ông chủ chính là cha mẹ của công nhân viên và cũng chính là bậc thầy của công nhân viên. Cha mẹ đối đãi với con cái thì thương yêu; thầy dạy học sinh thì oai nghiêm. Thương yêu và oai nghiêm đều ban cho họ, bạn lại phải chơn chánh chỉ dẫn họ, khiến cho kỹ thuật của họ ngày ngày được đổi mới và phát triển, đồng thời cũng đề cao kỹ thuật của họ, từ đấy mà công thương nghiệp cũng được tiến bộ. Cho nên, người lãnh đạo nếu như chỉ làm đến thân phận là “Quân”, không có tình cảm của một người thân, không có tâm của người làm thầy. Vậy thì bạn chỉ làm được một trong ba phần, như thế làm sao không sanh ra vấn đề rắc rối!. Cho nên “Quân, Thân, Sư”, “Tam bảo” họp lại thành một, đây là vấn đề mà các bậc lãnh đạo cần phải quan tâm thực hành. Người Nhật Bổn đã làm được, còn chúng ta vì sao mà không làm được!.
Cùng một chân lý đó, hiện tại trong các gia đình sinh ra vấn đề con cái không nghe lời cha mẹ chỉ dạy. Cha mẹ đối với con cái phải có tình cảm thân thiết; Nếu phương diện này không có “sư tâm” (tấm lòng của một người thay), không có “Quân tâm” (tấm lòng của một vị vua) thì bạn làm cha mẹ chỉ thực hiện được một trong ba phần, thiếu hai phần kia, nhất định gia đình bạn sẽ bất an hỗn tạp. Cho nên, trong cuộc sống hiện tại, các bậc cha mẹ phải làm thế nào để dạy con cái cho tốt? Bạn phải dạy bảo con cái. Vậy dạy bảo chúng như thế nào? Bằng mọi cách bạn phải làm tấm gương tiêu biểu cho con cái, đứa bé hay nhìn vào dáng vẻ của người lớn, nếu hành động của bạn không đường hoàng mà lại yêu cầu con cái phải thực hành đúng đắn thì việc làm này không thể được. Thế nên bạn phải hướng dẫn chúng và bạn cũng là bậc thầy của con cái, bạn phải chỉ dẫn chúng, nếu bạn không biết dạy thì tự mình cần phải học, vì dạy học là việc lâu dài.
Ngay khi ấy nếu bạn làm người “Thân”, đồng thời cũng làm vị “Quân”, “Sư” thì gia đình của bạn liền được hạnh phúc. Thử hỏi cac bậc làm cha mẹ ngày nay có ý niệm làm “Quân”, “Sư” không? Nếu như không có thì chớ trách vì sao trong nhà không được an vui .
Cùng một chân lý đó, ở nhà trường thầy giáo cảm thấy học sinh khó dạy, vậy thì chúng khó dạy ở chỗ nào?. Cũng vì người làm thầy giáo mà chỉ làm được một trong ba phần, còn hai trong ba phần chưa thực hiện được; không chỉ không làm được mà cũng chưa từng nghĩ tới. Bạn là vị Thầy giáo đối đãi với học sinh phải có tình cảm thân thiết, đồng thời cũng là người hướng dẫn học sinh. Thế nên phải có trách nhiệm gánh vác, gánh vác ở trong cương vị công tác. Mọi người nếu có thể hiểu được “Quân, Thân, Sư” ba ngôi này đồng một thể như thế thì làm người mới được viên mãn, và mới có thể thu được hiệu quả tốt trong cuộc sống.
Có người hỏi tôi: Pháp Sư nói rất đúng, nhưng công nhân viên như chúng tôi thì làm sao có thể thực hiện được trách nhiệm “Quân, thân, sư” đó? Tôi đáp: Công nhân viên chức đều có thể làm được như nhau. Bạn tuy ở trong cương vị nầy nhưng bạn phải có ý nguyện. Hay nói một cách khác, nếu ta là công nhân viên thì phải làm việc có gương mẫu của một người công nhân viên. Đây chính là lý tưởng của người làm “Quân”. Đối với những người bạn cùng nghề ta phải quan tâm lo lắng cho họ đó chính là tấm lòng của một người “thân”. Kỹ thuật của ta biết được phải có tấm lòng vui vẻ để giúp đỡ, dạy bảo người khác. Tuy nhiên nếu so với ta thì những điều họ biết được rất là nhiều, nhưng có những điều ta biết mà họ chưa từng biết. Đây chính là tấm lòng của một vị Thầy.
Do đó có thể biết, người đảm đương không luận là phải trải qua cuộc sống, thân phận như thế nào, công việc như thế nào nhưng cương vị “Quân, thân, sư” đều phải làm được. Nếu mỗi người đều có thể làm được như nhau, thì xã hội chúng ta sẽ được kiện toàn. Cho nên nơi nào có căn bệnh tệ nạn xảy ra đều có thể tiêu trừ. Đây chính là một xã hội vững mạnh, an hòa, phồn vinh, thịnh vượng. Như vậy giữa người lãnh đạo và công nhân đều được vinh hiển hạnh phúc, đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải thực hiện.
2. Trong thì có ba đức: Giác – Chánh – Tịnh.
Nội tâm phải đầy đủ “Tam đức”. Phật dạy: “Giác-chánh-tịnh” là “Tam Bảo”, tôi đem “Tam Bảo” gộp lại thành “Tam Đức” nầy. Nội tâm của chúng ta nếu đối với người, vật, hiểu biết mà chẳng mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm, thì tâm địa được chánh đại quang minh, chánh tri, chánh kiến thanh tịnh không cấu nhiễm. Trong thì có “Tam đức”, ngoài thì hiển bày “Tam Bảo”. Người Trung Quốc thời xưa gọi là “Thiên địa hoàn nhơn”. Hoàn nhơn chính là không có mảy may nào thiếu kém, chuyện này có thể làm được. Hoàn nhơn nhà Phật cũng gọi là “Phật Bồ Tát”, chính là người có đức hạnh hoàn mỹ. Được vậy mới có thể cứu vãn được căn bệnh tệ nạn của xã hội thời hiện đại. Nhân thế mà nền giáo dục của chúng ta nhất định cần phải có mục tiêu, chính xác rõ ràng. Giáo dục ở đây không hạn định ở trong truyền thống Phật giáo, hoặc là giáo dục ở trường học hiện đại, chúng ta cần phải đem nó ra để biến thành nền giáo dục của toàn xã hội. Hy vọng mỗi cá nhân đều hiểu được tình huống hiện thực này, và chúng ta đều có thể phát tâm “giác- chánh – tịnh” và làm bậc “Quân, Thân, Sư”.
3. Bốn điều tốt và tâm đắc về việc tu học Phật pháp.
Nội dung của Phật pháp thì quá rộng lớn. Người xưa bảo một bộ 24 ông quan không biết đọc từ đâu ra còn “Đại Tạng Kinh” của nhà Phật thì giống như là gấp mười lần hai mươi bốn ông quan. Cách nói này rất là bảo thủ, thực tế đã vượt hơn rất nhiều. Kinh điển tuy mênh mông giống như biển cả, nhưng nếu không tu tập thì sao nắm bắt được cương lãnh của sự an lạc giải thoát. Đức Phật rất từ bi, một đời noi Pháp của Ngài có thể qui về một vài cương lãnh chính. Ví như Tam học, Tam huệ. Tuy đơn giản nhưng ý nghĩa thì thật sâu xa. Nếu chúng ta chỉ hiểu Tam học “Giới, Định, Huệ”, Tam huệ “Văn, Tư, Tu”, trên danh tướng, thì không được lợi ích.
Thuật ngữ Phật học và văn tự rất khó khăn, hoàn cảnh cũng rất rộng lớn, ví như giảng về một từ “Bố thí” thì ở trong “Kinh Lăng Nghiêm” chương Hồi Hướng thứ sáu đã giảng qua hơn 100 loại, thật không đơn giản chỉ có hai chữ thôi đâu.
A) Chơn thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi – ý định tốt:
Năm đều “Chơn thành, Thanh tịnh, Bình đẳng, Chánh giác, Từ bi” được lược gọi là “Tồn hảo tâm” (ý định tốt). Vài năm gần đây, tôi ở hải ngoại đề xướng ra pháp “tứ hảo”: Nhưng điều thứ nhất trong pháp “tứ hảo” là hảo tồn hảo tâm (ý định tốt).
a. Chơn thành:
Tiêu chuẩn của điều “Tốt” ấy là thế nào?. Là phải chân thành, không dối với chính mình và cũng không lừa dối người khác. Hiện tại xã hội có thể không thực hiện nhiều về điều này, nhưng chúng ta nhất định cần phải làm được. Bạn muốn chân chánh lìa khổ được vui, có được cuộc sống thật hạnh phúc mỹ mãn, thì không cần làm gì khác chỉ cần đem tâm “chơn thành” xử thế, đãi người, tiếp vật, rồi sau đó mới chơn chánh thực hiện được, nhất cử nhất động đều không sợ hãi. Trên thì xứng đáng với trời đất, dưới thì xứng đáng với tất cả mọi chúng sanh. Loại tâm này thì nhiều tình cảm, khoan khoái tự tại. Nếu thật lòng đối xử với người, thì dù không sám hối, lễ Phật nhưng tự mình không bị ray rức lương tâm, tâm đã bất an thì ngũ thức đều là ác mộng. Như vậy, loại đau khổ này từ đâu đến?. Kết quả là sanh ra từ việc giả dối mà đối đãi với chúng sanh. Thật là, được thì ít nhưng mất thì nhiều. Như thế vì sao không dùng tâm chơn thành để đối đãi với mọi người?.
b. Thanh tịnh.
Kế đến là phải tu “Thanh tịnh tâm”. Sinh thái của qủa địa cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng, các nhà khoa học đã đưa ra lời cảnh báo. Sự ô nhiễm này nếu như không lập tức dừng hẳn thì 50 năm sau sự sanh tồn của nhân loại sẽ không thích hợp nữa. Đây là lời cảnh báo nghiêm trọng, có căn cứ khoa học, vì sao ngày nay bảo hoàn, phòng ngăn sự ô nhiễm mà vẫn không có hiệu quả?. Do vì người đời chỉ nhìn hình thức bên ngoài. Kỳ thật, nếu so sánh sự ô nhiễm về nhân tâm, tinh thần, tư tưởng, kiến giải bên trong lẫn bên ngoài thì rất nghiêm trọng. Nhà khoa học nói 50 năm sau thì quả địa cầu này sẽ không còn thích hợp với sự sinh tồn của nhân loại nữa, tôi xem qua điều này đã quá lâu rồi. Thế nên sự hoằng pháp và dạy học của chúng tôi ngày nay, cốt lõi là để đưa ra một loại tâm thanh tịnh. Đây là để bảo hoàn, phòng ngăn ô nhiễm, từ đó để bảo hộ cho tâm thanh tịnh của chúng ta khởi lên. Nhưng nhất định là phải giữ pháp, tu định huệ. Tâm có thanh tịnh thì thân mới thanh tịnh; nếu thân và tâm đều thanh tịnh thì hoàn cảnh bên ngoài liền được thanh tịnh, thế mới bảo hoàn được nghiệp lực từ các căn khởi lên và mơi có thể thu được hiệu quả chơn chánh. Mỗi người đều phải quan tâm tới sự trường thọ, an vui, mạnh khoẻ của chính mình. Vậy nhưng những điều kiện này từ đâu được?. Từ nơi tâm thanh tịnh mà được. Rất nhiều người bạn đồng tu ở trong và ngoài nước, đặc biệt là khi tôi ở Nhật Bản, họ đến hỏi: “Pháp sư, ông thường ăn vật gì để sống mà thân thể của ông mạnh khỏe quá và tinh thần minh mẫn như thế?”. Tôi bảo họ rằng: “Tôi có một loại thức ăn bồi bổ rất tốt”. Họ hỏi: “Là vật gì?”. Tôi trả lời: “Tôi ăn uong tùy duyên và không phiền lụy đến người, mọi người cho tôi cái gì thì tôi ăn cái đó, ăn rất đơn giản và rất ít. Tôi không ăn vặt và không ăn những chất bổ, vì chất bổ đều có tác dụng phụ”. Bạn xem người nhà giàu có tiền, thì họ mỗi ngày tẩm bổ, nhưng chỉ bổ cho một thân bệnh.
Vậy vật có dinh dưỡng ấy là gì?. Là tâm địa thanh tịnh, trong tâm không phiền não, không phân biệt, không lo lắng, không bận bịu. Do đây mà tôi được tự tại an vui. Cho nên nói: “Nhơn phùng hỷ sự, tinh thần sảng” (Người gặp việc vui thì tinh thần sáng suốt). Loại vui vẻ này là từ ở trong tâm mà lưu rộ ra, sự vui vẻ của người ở thế gian là đi tìm khoái lạc, tìm kích thích, mà đi tìm kích thích thì khác gì chuyện đánh mắng, phê phán, hút chất độc. Sự khoái lạc đó thường thì bất chánh; còn sự khoái lạc chơn chánh được xuat phát từ tâm địa thanh tịnh. Cho nên trong nhà Phật tu thiền định, người thiền định được sâu xa thì lấy niềm vui của thiền định để làm thức ăn. “Thức ăn” là tỷ dụ cho chất dinh dưỡng, còn “thiền duyệt” là món dinh dưỡng rất thù thắng được sanh khởi từ trong tâm thanh tịnh của chúng ta. Nhà Phật thường nói “Pháp hỷ sung mãn”- đầy đủ pháp vui. Nếu bạn chứng đắc được “Pháp vui”, thì nhất định được an vui, mạnh khoẻ trường thọ.
c. Bình đẳng:
Lại nữa, chúng ta phải tu “Tâm bình đẳng”, đối với mọi người phải thanh tịnh, bình đẳng, không nên có sự phân biệt cao thấp. Không nên xem thay người giàu sang thì tôn trọng. Còn thấy những kẻ bần tiện thì xem thường. Đây là một loại kỳ thị rất sai lầm. Bạn nên đem tâm giác ngộ đối đãi với tất cả việc, và dùng tâm đại từ đại bi để quán chiếu, trông nom, giúp đỡ chúng sanh, xem người khác với mình là một, người khác nếu bằng lòng tiếp nhận, thì chúng ta phải toàn tâm, toàn lực giúp đỡ.
d. Chánh giác, Từ bi:
“Chánh giác” là trí tuệ, vốn là trí tuệ Bát nhã sẵn đủ ở chơn tâm, không phải từ bên ngoài đến, chỉ cần được thanh tịnh bình đẳng thì trí huệ tự nhiên sanh khơi. Nói một cách khác, khởi tâm thanh tịnh bình đẳng thì đó chính là trí tuệ, muôn việc, muôn pháp, quá khứ, vị lai đều thông đạt rõ ràng, không thể nghĩ bàn. Người đời cho rằng thần thông là việc vô cùng giỏi, kỳ thật đây chỉ là bản năng, tận hư không, khắp pháp giới tuy không thấy, không nghe, nhưng trong cửa ngõ sáu căn đều có thể tiếp xúc được một cách trọn vẹn.
Bản năng của chúng ta ngày nay đã bị đánh mất, nếu theo dõi và quan tam khôi phục một chút thì biết được thần thông. thần thông tuy không thể nghĩ bàn, nhưng đó chỉ là bản năng. Bản nang của chúng ta vì sao bị mất?. Do tâm của chúng ta bị ô nhiễm, khởi vọng tưởng phân biệt. Phật dạy: “Tất cả chúng sanh chỉ vì vọng tương phân biệt, chấp trước nên không thể khôi phục”
Nếu ta lìa vọng tưởng phân biệt và chấp trước thì bổn năng này liền được khôi phục.
“Tâm từ bi” là đối đãi với tất cả chúng sanh. Từ bi chính là quan tâm thương yêu giúp đỡ, toàn tâm toàn lực xem xét, thương yêu giúp đỡ muôn loài. Đó chính là “Đại Từ Đại Bi”.
Năm điều này chính là “hảo tâm; còn “tồn hảo tâm” thì nhất định phải thực hành: “Chơn thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi”.
B) Thấy suốt – buông bỏ, tự tại – tùy duyên, niệm Phật, làm việc tốt, nói lời hay, làm người tốt.
Nếu người có tâm tốt thì có thể làm việc tốt. Sao gọi là “việc tốt”?. Mặc áo, ăn cơm đều là việc tốt, chỉ cần tương ứng với tâm tốt thì mọi việc đều tốt; Nếu không tương ứng với “tâm tốt” thì việc không tốt. Cho nên năm điều sau là: “Thấy suốt, buông bỏ, tự tại, tùy duyên, niệm Phật” và đây cũng chính là: “làm việc tốt, nói lời hay, làm người tốt”.
a. Thấy suốt – buông bỏ:
“Thấy suốt” là học vấn; còn “buông bỏ” là công phu. Cho nên gọi là thấy suốt đối với “chân tướng cua vũ trụ nhân sinh”. Nhưng “vũ trụ” là hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta. Từ việc mặc áo, cho đến vũ trụ vô cùng đều là hoàn cảnh, không gian sinh hoạt của chúng ta. “Nhân sinh” chính là tự mình, hay nói một cách khác là chúng ta nhận biết chính mình, nhận biết hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình, biết được mối quan hệ cùng với người, vạn vật, thiên địa quỉ thần một cách rõ ràng, thì mới có thể buông bỏ chơn chánh. Nhưng chúng ta buông bỏ cái gì? Buông bỏ tất cả vọng tưởng, phân biệt, phiền não, chấp trược, lo lắng bận tâm. Nếu thông suốt buông bỏ thì mới có thể được chơn chánh thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác. Nếu như tâm của bạn còn vọng tưởng phân biệt, chấp trược thì làm sao được thanh tịnh, bình đẳng, khai ngộ?. Do đây mà có thể phân biệt được “hảo tâm” chính là “chơn tâm” của chúng ta, nhà Phật gọi là “chơn như, bản tánh” mọi người vốn sẵn có. Nhưng “hảo tâm” đó không hiện ra, thì đây gọi là có nghiệp chướng; mà nghiệp thì nó hay ngăn ngại. Như vậy, ta phai dùng phương pháp gì để trừ bỏ sự chướng ngại đó?. “Thấy suốt, buông bỏ” bốn chữ này là trí huệ chơn thật. Trong 49 năm thuyết pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài giảng kinh “Bát Nhã” hết 22 năm. Như vậy, nội dung của “Bát Nhã” là gì?. Chính là dạy chúng ta phải nhìn thấy cho thấu đáo và biết buông bỏ. Do đây mà có thể biết được hai chữ “Bát Nhã” là trọng tâm của toàn bộ Phật pháp. Bát Nhã là trí huệ, khi có sự chơn thật đến cao độ thì trí huệ sẽ viên mãn. Vậy ta cần phải quán xét mọi việc cho tường tận, rõ ràng, rồi sau đó mới thực hành. Cho nên, Phật pháp là phương pháp cao độ của trí tuệ. Phật học là một môn học trí huệ viên mãn. Như vậy tại sao ta chẳng chịu học?. Ý nói: Không những người thường cần phải học, mà những vị trong tôn giáo đồ đều cần phải học nhiều hơn nữa. Đây không phải là chuyện nói đùa. Vào năm 1967, khi tôi giảng ở Phụ Nhân Đại Học, hai dãy bàn trước pháp tòa đều là Thần phụ và Tu nữ, tôi liền khuyên họ học Phật. Tôi nói: Các bạn tín ngưỡng Thiên chúa giáo, Thượng đế là cha của các bạn, vậy các bạn cùng với Thượng đế là quan hệ cha con; Nhưng khi các bạn đến học Phật thì các bạn cùng với Phật Thích Ca Mâu Ni là quan hệ thầy trò không phân biệt. Sau khi các vị Thần phụ, Tu nữ nghe rồi họ đều cười lên. Đây là sự thật!
Đầu năm ngoái (1996), toi ở Bố Lý Tư Bản – Châu Áo tham gia diễn đàn dân tộc thiểu số của họ, trong đó có 14 đoàn thể Tôn giáo tham gia. Người chủ trì là một Cục trưởng tín đồ Do Thái giáo, ông ta mời chúng tôi thuyết trình, tôi thấy nhiều bậc lanh tụ tôn giáo như thế cùng nhau tập họp lại là một việc quá khó khăn. Tôi đem Phật pháp ra nói cho họ hiểu. Phật pháp là giáo dục chứ không phải là một tông giáo, là siêu chủng tộc, cõi nước, tông giáo, Phật Pháp là tu học trí tuệ. Tông giáo đồ muốn có trí tuệ thì phải đến học ở đâu?. Phải đến nhà Phật mà học, vì trong đây có trí tuệ cao độ cứu cánh viên mãn, và có thể giúp đỡ để giải quyết mọi vấn đề.
Tôi đã từng dạy học tại “Đa Mã Tư Tu Đạo Viện” của Thiên Chúa giáo, họ đã làm xong một “sở nghiên cứu về tinh thần sinh hoạt ở Đông Á”. Học sinh toàn là Thần phụ và Tu nữ. Đây là một lớp nghiên cứu, họ mời tôi giảng về “Tinh thần sinh hoạt của Phật giáo”. Tôi nói: “Thật đáng tiếc!. Nếu như bảo tôi giảng về Thánh kinh thì mới có đạo vị”. Khi ấy tôi sẽ thay thế họ giải quyết vấn đề một cách chơn chánh. Muốn đạt được trí tuệ thì Phật dạy: Trí tuệ là ở trong tự tánh của tất cả chúng sanh, xưa nay vốn đầy đủ. Vậy chúng ta không cần phải đi tìm cầu ở bên ngoài. Chỉ cần đem chướng ngại bỏ đi, phương pháp bỏ chướng ngại đó chính là phải “thấy suốt và buông bỏ”. Biết được rõ ràng về chơn tướng của sự thật rồi mới trừ bỏ nghiệp chướng.
Thế nào là “nghiệp chướng”?. Vọng tưởng là nghiệp chướng, phân biệt là nghiệp chướng, chấp trước là nghiệp chướng, phiền não, lo lắng, bận tâm đều gọi là nghiệp chướng cả. Nếu chúng ta rõ được những thứ này đều là nghiệp chướng thì các vị đồng tu học theo Phật thử nghĩ xem, các bạn đi bái sám, đọc kinh. Thế thì nghiệp chướng có tiêu diệt không?. Sám hối, đọc kinh xong rồi thì vọng tưởng phân biệt, chấp trước của bạn liền ít đi, phiền não, lo buồn, bận tâm sẽ hết, có đúng vậy không? Nếu như nói có sự trừ diệt trất có hiệu quả thì bạn sám hối vốn không sai lầm, ấy mới là chơn thật sám trừ nghiệp chướng. Giả như mỗi ngày bạn làm theo hình thức này mà tập khí phiền não mỗi ngày một tăng trưởng, nghiệp chướng của bạn không những chẳng tiêu trừ thì bạn phải tỉnh giác lại. Đây là vấn đề mà người tu học cần hiểu biết.
b. Tự tại – tùy duyên:
Then chốt của việc tu hành được tổng kết lại là: “thấy suốt, buông bỏ”. Nếu ta nhìn cho thấu đáo thì đã thành tựu được học vấn; còn buông bỏ được thì công phu đã thành tựu. Như thế, cuộc sống của bạn sẽ được “đại tự tại”. Cho nên vấn đề sau cùng là nói về “tự tại và tùy duyên”, tự mình được đại tự tại. Có rất nhiều các bạn đồng tu đã đọc qua “Tâm kinh”. Câu mở đầu của bài Tâm kinh chép: “Quán Tự Tại Bồ Tát”, chính là Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Quán Thế Âm tự tại. Vậy Ngài vì sao được tự tại như thế?. Chữ “Quán” đặt ở phía trước, “Quán” ở đây là nhìn cho thấu đáo, soi thấy. Ngài thấy suốt được tất cả. Như vậy người mà thấy suốt thì nhất định buông bỏ và được tự tại. Sinh hoạt tùy duyên, quyết không chấp trước ngoại vật, như vậy cuộc sống sẽ hạnh phúc. “Tùy duyên” dung từ hiện đại để nói chính là “thuận theo thiên nhiên”. Hay nói một cách khác, cuộc sống của chúng ta nếu thuận với sinh thái của tự nhiên, thì cuộc sống sẽ được lành mạnh, người thời nay không hiểu, nhưng người Trung Quốc xưa thì hiểu rất rõ. Chúng tôi đọc trong thiên “Ngoạt Lệnh” của quyển “Lễ Ký”: Ngoạt lệnh là giảng về việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, trong mỗi một tháng chúng ta phải ăn rau cải, phẩm vật gì cho hợp lý. Thật ra thì mỗi tháng đều chẳng giống nhau. Chân lý ấy là thế nào?. Chính là thuận với tự nhiên. Vào mùa nào thì ta ăn thực phẩm sinh trưởng ở mùa đó, được vậy thì cơ thể mới được mạnh khoẻ. Cho nên mùa Hạ nóng ta phải ăn thực vật nóng, hợp với thân thể mạnh khỏe, và cùng tương ứng với lẽ tự nhiên. Mùa Đông thì phải ăn vật lạnh, vì mùa Đông thực vật có tánh mát mẻ. Các bạn xem cải củ trắng nếu sanh trưởng ở trong mùa Đông thì là tánh mát, còn sanh trưởng vào mùa hè thì có tánh nóng. Nhưng người bây giờ thì hiểu rằng mùa nóng thì phải ăn lạnh, còn mùa Đông thì phải ăn vật nóng, nếu ăn như thế thì thân thể sẽ bệnh ngay. Vì sao vậy?. Vì trái nghịch với tự nhiên. Bây giờ người Trung Quốc không đọc cổ thơ, không đọc cội nguồn lịch sử ở thời xa xưa để hiểu cho thật rõ về cách dưỡng thân. Cho nên chúng tôi đọc sách của người xưa thật là cúi đầu bái phục. Trong cuộc sống thường ngày, việc ăn uống, sinh hoạt nếu ta thuận theo tự nhiên thì cơ thể sẽ mạnh khoẻ. Con đường trường thọ và kiện khang cũng từ đây mà được. Vậy thì không cần phải nhờ vào những vật có chất bổ. Bởi vì thực vật sinh trưởng của mỗi một mùa có chất bổ rất nhiều. Công việc của chúng ta cũng phải thuận theo hoàn cảnh, thuận theo thiên nhiên. Hứng thú của chúng ta cũng có thể thuận theo bốn mùa của thiên nhiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đây gọi là “tùy duyên”. Trong phẩm “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” dạy: “thường phải thuận theo chúng sanh, vui theo những việc làm có công đức”. Vì ở trong tùy duyên mới có thể chơn chánh đạt được pháp hỷ, mới có thể thành tựu được công đức chân thật.
c. Niệm Phật:
Sau cùng, chúng tôi dùng pháp môn niệm Phật để kết luận. Mười điều chúng tôi trình bày trên, các vị cần phải biết, mỗi một điều kiện đều hàm dung và gồm nhiếp cả chín điều khác. Mười điều đó giao thoa cùng một thể, chẳng phải là mười điều riêng biệt. Trong mỗi điều thì đủ cả mười việc, rồi sau đó bạn mới hiểu được vấn đề “Niệm Phật” mà chúng tôi sắp giảng. Sao gọi là “Niệm Phật”?. Niệm là chữ hội ý, trên là chữ kim (今), dưới là chữ tâm (心). Vậy niệm (念) là thế nào?. Chính là tâm của ta ở ngay trong hiện tại, Phật gọi là “Hiện tiền nhất niệm” (một niệm hiện tiền). Một niệm hiện tiền có đủ cả chân thành, thanh tịnh, bình đửng, chánh giác, từ bi; và cũng có thấy suốt, buông bỏ, tự tại, tùy duyên. Được như vậy mới gọ là niệm Phật, mười điều này chính là công hạnh của Phật. Vì sao gọi là chơn thành?. Vì ở trong chơn thành có đủ cả thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; cho đến thấy suốt, buông bỏ, tự tại, tùy duyên. Niệm Phật ở đây chính là chơn thành, cho nên trong mỗi việc đều có đầy đủ cả chín điều kia. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Nhứt tức thị đa, đa tức thị nhứt, nhứt nhất đa bất nhị” (Một tức là nhiều, nhiều tức là một, một nhiều không hai); Còn ở trong “Kinh Duy Ma”thì giảng về”bất nhị pháp môn” (pháp môn chẳng có hai); Tại sao bạn không được tự tại, không được an vui?
Nếu bạn khế nhập với cảnh giới này, biết được cảm thọ sâu xa thì bạn là người hạnh phúc nhất thế gian này. Giả như bạn sanh ở hạng giàu sang, thì bạn là người an vui ở hạng giàu sang; sanh ở hạng nghèo khó thì bạn là người hạnh phúc trong hạng nghèo khó; An vui và hạnh phúc thì chẳng phân biệt là giàu nghèo, và cũng không phân sang hèn, nó là chân lý bình đẳng. Như vậy hiện tượng của giàu nghèo từ đâu ra?. Tất cả đều từ nhân quả. Chúng ta thấy mọi người có tiền, là do đời trước của họ có tu tài bố thí nên đời này mới được quả báo, lý do ấy là lẽ đương nhiên. Ngày nay tôi không được giàu sang như người khác, vì đời trước tôi không gieo nhân bố thí, đó là lẽ đương nhiên. Tôi tuy không tu tài thí mà tôi đã pháp thí, nên được trí huệ thông minh’ hoặc giả tu vô úy thí, nên hôm nay tôi được mạnh khỏe, trường thọ. Đương nhiên là Phật khuyên chúng ta nên gieo trồng ba nguyên nhân: tài thí, pháp thí, vô úy thí. Được vậy chúng ta đều có thể đạt đến quả báo viên mãn. Nếu như không có thiện tri thức chơn chánh chỉ bày thì làm sao có thể hiểu được? Thế nên, người đời tu nhân không trọn vẹn, cũng có đạo lý của nó, vì họ không hiểu được chơn tướng của sự thật. Chỉ có người hiểu biết mới khế họp vào Phật Pháp, tu nhân lành thì tương lai nhất định sẽ được quả lành.
KẾT LUẬN:
Niệm Phật chinh là niệm tâm, niệm hành. Năm điều trước là nói về “giữ tâm cho tốt” còn thấy rõ, buông bỏ, tự tại, tùy duyên, niệm Phật chính là khuyên: “Làm việc tốt, nói lời hay, làm người cho hoàn thiện”. Bốn điều này mới là sự chơn thật chính đáng. Đây không phải là lời nói ngoa mà nó rấ cụ thể, hiện thực và vô cùng xác thật trên phương diện sinh hoạt. Nếu mọi người đều ý thức thực hành thì chắc chắn điều chỉnh được xã hội. Chúng tôi hy vọng xã hội được an toàn, tiêu trừ tất cả những tệ nạn. Đó là mục tiêu lý tưởng trợ duyên đưa đến sự phồn vinh, thạnh trị. Hôm nay giới thiệu đến đây, xin cảm ơn các vị./.
———————————————————————————————
Mô Phạm Là Gì? Mô Phạm Cho Đời Người
Việc làm Giáo dục – Đào tạo
Mô phạm là một cách sống đúng chuẩn theo đạo đức của con người và thường được đưa ra để làm tấm gương cho mọi người cùng noi theo. Và nghề nhà giáo thì thường được coi là người mô phạm để mọi người noi theo nếp sông và cách sống đó.
Không biết từ lúc nào mà dường như trong tâm trí của hầu hết người Việt Nam, Người thầy đã bị xã hội “dán nhãn” gọi là mô phạm. Hễ là giáo viên, là một người mang trong mình trọng trách “trồng người” thì phải có những tác phong cũng như lời ăn tiếng nói phải thật “đúng chuẩn”, mặc áo có cổ, vác cái cặp to, bước thẳng và mắt luôn nhìn về phía trước, không được nói tục chửi bậy và ngồi lê lết ăn quà ở những quán vỉa hè. Các nghề khác trong xã hội thì có thể ngồi lê dôi mách, chửi bới… nhưng hễ mang danh là thầy giáo, cô giáo mà có trót một chút phát ngôn không đúng chuẩn, không mô phạm là ngay lập tức hứng chịu những lời ra tiếng vào của những người khác.
Cái mác được gọi là “mô phạm” ấy lâu dần dường như đã trở thành một định kiến và sợi dây vô hình trới buộc những người có đam mê với sự nghiệp “trồng người” và muốn bước chân vào ngành sư phạm. Không ít các học sinh trong khối phổ thông đều có chung một quan niệm như thế, và đó là một trong số lý do các bạn trẻ có cá tính mạnh mẽ, giàu khả năng sáng tạo và mạnh mẽ lại không lựa chọn cho mình cái nghề giáo viên, nghề mà các bạn cho rằng mình phải bỏ ra khá nhiều công sức và phải thay đổi khá nhiều về cá tính cũng như tinhsc ách cảu bản thân mình. Thậm chí, một vài bạn trong số những kẻ tài tử này, vì duyên phận, may hay là không may sa lưới một trường Sư phạm, thì sau một, hai năm học, đã ngay lập tức được liệt vào hàng “cá biệt”, nào là nghênh ngang phách lối, không biết kính trên nhường dưới, nào là ăn mặc chả giống ai, tóc mỗi ngày một kiểu, quần áo thì toàn tông màu chóe, nào là phát ngôn bừa bãi… Một số bạn, tự thấy mình khác với đám đông ù lì, bất mãn với một môi trường nhàn nhạt vô âm sắc, đã tự giác đứng vào hàng các bộ tộc thiểu số, và lập sân chơi riêng. Cũng không ít người trong số các bạn trẻ đó cuối cùng đã không thể chịu đựng và thích nghi với môi trường đó đã lựa chọn rẽ sang hướng khác, từ bỏ cái nghề mà mình đã vất vả theo đuổi cũng như học tập bao năm, gây tổn thất kinh tế cho gia đình cũng như tốn tuổi thanh xuân của các bạn, coi như mọi thứ đổ sông đổ biển.
Mô phạm là gì? Mô phạm cho đời người
Việc làm Công chức – Viên chức
2. Nghề giáo viên cần mô phạm hay sáng tao
Một bộ phận người đã có cơ may hay là bởi vì bất kì một lý do nào đó mà tiếp tục bám trụ với nghề, có nghĩa là họ đã trở thành một người giáo viên, và khi đã trở thành một người giáo viên, một người có trọng trách “trồng người” thì bắt buộc họ phải có trong mình đức tính mô phạm. Nhưng không, trên thực tế, khi họ trở thành giáo viên, thì phải có đén một nửa sẽ bị bào mòn và gọt tròn đi trong môi trường sư phạm nghiêm chỉnh. Bị cuốn vào những vòng xoáy của những việc lặt vặt như giấy tờ, sổ sách, thi giáo viên giỏi, trông thi, chấm thi, lập đề cương, soạn bộ đề câu hỏi… Sau một vài năm ấy, ý chí muốn thay đổi một cái gì đó, cái cá tính gai góc muốn khẳng định cho mọi người thấy mình là một giáo viên khác biệt, có nhiều ý tưởng, sáng tạo trong tác phong cũng như văn phong dạy học và lòng nhiệt tình hăm hở khi đứng trên bục giảng… Không ít thì nhiều cũng bị mai một dần đi. Và kết quả là sau nhiều năm phấn đấu đứng trên bục giảng thì họ cũng chính thức vị đồng hóa và trở thành một người giáo viên mẫu mực, đứng chuẩn mô phạm.
Rõ ràng là trong thực tế, chúng ta không bao giờ được phép coi thường các khẩu hiệu được treo ở tường hay các diễn ngôn định kiến khác. Hãy thử tưởng tượng bạn sẽ vùng vẫy và trốn thoát khỏi nó xem, bạn sẽ cảm thấy từng cử động của mình đều bị kiểm soát hết. Sẽ có đến hàng trăm đôi mắt săm soi vào bạn từng giờ và ép bạn phải sống đúng khuân khổ mà nó đã đặt ra trong từng quy phạm. Bất cứ một ai chệch sang hướng khác đều dứt khoát phải chỉnh đón lại hoặc trả giá, không bằng cách này thì bằng cách khác. Và cách tốt nhất cho chúng ta là lựa chọn phương án an toàn – trở thành một người giáo viên đúng chuẩn.
Tuy nhiên xét theo khía cạnh khác, xét về bản chất nghề nghiệp thì, nghề giáo viên, nghề trồng người lại là một công việc đòi hỏi phải có tính sáng tạo cao, thậm chí là cả tinh tế và mẫn cảm. Theo quan tùy cá nhân mỗi người thì chả có một công thức bất di di bất dịch nào để có thể dùng nó đánh giá người thầy tốt. Những người thầy, người cô tuyệt vời nhất là những người dám vứt ddi cái mô phạm, để bộc lộ cá tính và sự sáng tạo, mang một luồng gió mới đến cho những người học trò của mình. Tôi có một người thầy giáo dạy cấp 3, chữ thầy phải nói là xấu kinh khủng khiếp, sau những lần kết thúc một tiết học, cái bảng viết phấn hiện lên nham nhở không khác gì bãi chiến trường, nó dường như là kết quả của cả một tiết học 45 phút mà thầy vận lộn với bao nhiêu kiến thức ở trên đó. Thầy cố hết sức để truyền đạt kiến thức cho học trò của mình.
Nghề giáo viên cần mô phạm hay sáng tao
Với tôi đó là một người thầy xuất sắc. Ai cũng có những cách riêng của mình để truyền đạt lại kiến thức cho người khác, cũng chẳng một ai có cách dạy dỗ một cách tuần tự, đúng chuẩn từng ly từng tý, từ cách ăn mặc, cư xử lễ nghĩa, cũng chính vì thế mà chẳng bao giờ có quyền bắt người khác phải theo đúng khuân khổ, phải “đổ vừa khuân”. Với một sự không hoàn hảo ấy, hóa ra lại có sức hấp dẫn riêng của nó. Có lẽ không chỉ riêng tôi mà còn rất nhiều bạn khác luôn tìm thấy chính mình trong những bài học mà được gọi là “không hoàn hảo” ấy, được tự do suy tưởng và hiểu được sự không giới hạn của tri thức, cũng như không giới hạn của cuộc sông. Cũng có rất nhiều học sinh đang tỏ ra “phát mệt” với những thành phần giáo viên luôn cố tìn tỏ ra đạo mạo, chuẩn mực ,mô phạm, nhưng thực tế những người giáo viên ấy lại không có những thứ đó.
Chính những ý tưởng độc đáo, sáng tạo kết hợp với một tâm hồn bay bổng và giàu sức tưởng tượng sẽ tạo động lực và thúc đẩy bạn thử nghiệm những thứ điên rồ, dám làm những điều không thể và dám đi trên con đường riêng của mình.
Sự sáng tạo trong nghề giáo nhất thiết phải bắt nguồn từ những sự chăn trở. Bạn sẽ không thể nghĩ ra những cái gì mới, nếu trong thâm tâm bạn không thực sự day dựt về những cái cũ, băn khoăn về những người học trò của mình trong mỗi buổi học. Nhưng những sự sáng tạo đó phải được tiếp sức bằng một tinh thần lạc quan mãnh liệt, bởi nếu thiếu nó bạn sẽ nhanh chóng bỏ cuộc. Đối với sự sáng tạo của mỗi cá nhân, cần được hỗ trợ bởi một câu khẩu hiệu hay một slogan nào đó để nghe nó tích cực hơn: Nghề trồng người cần phải sáng tạo, nuôi dưỡng tích cách. Chỉ khi nào xã hội công nhận và cho rằng nghề giáo viên phải là một nghề có sự sáng tạo cao trong văn phong cũng như trong cách giảng dạy, tiêu hao rất nhiều chất xám vậy nên rất cần được tôn vinh và coi trọng.
3. Mô phạm cho đời người
Không phải chỉ mỗi nghề giáo viên mới cần sống mô phạm, mà trong mỗi chúng ta cũng vậy, sống mô phạm để con người gần gũi với nhau hơn, sống mô phạm để xã hội tươi đẹp hơn. Mỗi người, trong mỗi chúng ta nên rèn luyện đạo đức trong mình.
Trên thế giới có rất nhiều lãnh thổ quốc gia, công nhân viên thường hay bất mãn với người chủ của mình, luôn luôn kháng nghị. Thế thì cả hai bên đều bị tổn thất rất lớn. Nhưng chúng ta không bao giờ thấy người Nhật đình công. Như vậy, công nhân viên chức người Nhật đối với ông chủ họ có ý kiến không?. Cũng có, nhưng họ có ý kiến là ở trên đầu quấn chiếc khăn trắng để tuyên bố biểu thị sự kháng nghị. Nhưng công việc thì vẫn theo lệ thường, đây là nêu lên một ví dụ thành công giữa cấp bậc lãnh đạo và những người bị lãnh đạo. Người chủ một khi thấy công nhân viên chức có ý kiến, thì liền tập hợp công nhân viên lại mở ra cuộc hội thảo để nhận biết sự thật, rồi vì họ mà giải quyết vấn đề. Cho nên cả hai bên đều được lợi ích, mà không bị tổn hại, đạo lý này mãi đến nay người Tây phương cũng chẳng hiểu thông. Vậy thì làm sao sánh với người Nhật được chứ? Kỹ xảo này của nguời Nhật là học từ đâu ra? Xin thưa với các bạn là học từ Trung Quốc đấy. Đây chính là nhà Nho đã giảng: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Nếu họ hiểu được đạo lý này và đem nó ra ứng dụng trong đời sống thực tại, trong cửa hàng tổng hợp thì họ được thành công rồi. Nếu chúng ta thể hội được đạo lý này thì cũng chẳng khó khăn gì để suy nghĩ về vấn đề của xã hội ngày nay.
Mô phạm cho đời người
Cùng một vấn đề đạo đức như vậy, hiện tại trong các gia đình sinh ra vấn đề con cái không nghe lời cha mẹ chỉ dạy. Cha mẹ đối với con cái phải có tình cảm thân thiết; Nếu phương diện này không có “sư tâm” (tấm lòng của một người thay), không có “Quân tâm” (tấm lòng của một vị vua) thì bạn làm cha mẹ chỉ thực hiện được một trong ba phần, thiếu hai phần kia, nhất định gia đình bạn sẽ bất an hỗn tạp. Cho nên, trong cuộc sống hiện tại, các bậc cha mẹ phải làm thế nào để dạy con cái cho tốt? Bạn phải dạy bảo con cái. Vậy dạy bảo chúng như thế nào? Bằng mọi cách bạn phải làm tấm gương tiêu biểu cho con cái, đứa bé hay nhìn vào dáng vẻ của người lớn, nếu hành động của bạn không đường hoàng mà lại yêu cầu con cái phải thực hành đúng đắn thì việc làm này không thể được. Thế nên bạn phải hướng dẫn chúng và bạn cũng là bậc thầy của con cái, bạn phải chỉ dẫn chúng, nếu bạn không biết dạy thì tự mình cần phải học, vì dạy học là việc lâu dài.
Cũng cùng trên phương diện đạo đức của cong người, ở nhà trường thầy giáo cảm thấy học sinh khó dạy, vậy thì chúng khó dạy ở chỗ nào?. Cũng vì người làm thầy giáo mà chỉ làm được một trong ba phần, còn hai trong ba phần chưa thực hiện được; không chỉ không làm được mà cũng chưa từng nghĩ tới. Bạn là vị Thầy giáo đối đãi với học sinh phải có tình cảm thân thiết, đồng thời cũng là người hướng dẫn học sinh. Thế nên phải có trách nhiệm gánh vác, gánh vác ở trong cương vị công tác. Mọi người nếu có thể hiểu được “Quân, Thân, Sư” ba ngôi này đồng một thể như thế thì làm người mới được viên mãn, và mới có thể thu được hiệu quả tốt trong cuộc sống.
Công nhân viên chức đều có thể làm được như nhau. Bạn tuy ở trong cương vị nầy nhưng bạn phải có ý nguyện. Hay nói một cách khác, nếu ta là công nhân viên thì phải làm việc có gương mẫu của một người công nhân viên. Đây chính là lý tưởng của người làm “Quân”. Đối với những người bạn cùng nghề ta phải quan tâm lo lắng cho họ đó chính là tấm lòng của một người “thân”. Kỹ thuật của ta biết được phải có tấm lòng vui vẻ để giúp đỡ, dạy bảo người khác. Tuy nhiên nếu so với ta thì những điều họ biết được rất là nhiều, nhưng có những điều ta biết mà họ chưa từng biết. Đây chính là tấm lòng của một vị Thầy.
Mô phạm trong cuộc sống
Do đó có thể biết, người đảm đương không luận là phải trải qua cuộc sống, thân phận như thế nào, công việc như thế nào nhưng cương vị “Quân, thân, sư” đều phải làm được. Nếu mỗi người đều có thể làm được như nhau, thì xã hội chúng ta sẽ được kiện toàn. Cho nên nơi nào có căn bệnh tệ nạn xảy ra đều có thể tiêu trừ. Đây chính là một xã hội vững mạnh, an hòa, phồn vinh, thịnh vượng. Như vậy giữa người lãnh đạo và công nhân đều được vinh hiển hạnh phúc, đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải thực hiện.
Như vậy có thể thấy mô phạm rất cần trong xã hội cũng như cuộc sống của con người. Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng đã phần nào giải đáp được thắc mắc mô phạm là gì cũng như sẽ định hướng rõ hơn mà nghề nghiệp mình muốn theo đuổi trong tương lai. Chúc các bạn độc giả vui vẻ!
Mô Phạm Là Gì? Mô Phạm Liệu Có Giúp Cuộc Sống Trở Nên Tích Cực
Mô phạm là gì? Mô phạm liệu có phải là sống có đạo đức, sống theo chuẩn mực xã hội, ứng xử giao tiếp giữa người với người một cách nhân văn?
Mô phạm là gì?
Mô phạm có thể được hiểu chính là một cách sống đúng đắn, chuẩn theo đạo đức thuần phong của con người. Thông thường, nó được mang ra để ví dụ cho những tấm gương sáng để những thế hệ sau này cùng học tập và noi theo. Trong đó nghề nhà giáo hay được gọi là người mô phạm để những người nối tiếp noi theo nếp sống và cách sống tốt đẹp ấy.
Thực tế là trên toàn thế vẫn có rất nhiều những trường hợp như: công nhân viên thường hay tỏ thái độ bất mãn với chính người chủ sử dụng lao động của mình, luôn muốn kháng nghị. Và như vậy thì chắc chắn cả hai bên đều phải chịu tổn thất nặng nề.
Tìm hiểu về định nghĩa mô phạmNhưng có một điều khá đặc biệt đó là chúng ta chưa bao giờ từng thấy người Nhật đòi đình công. Tầng lớp công nhân viên chức Nhật Bản không có ý kiến với ông chủ sao? Câu trả lời là vẫn có. Tuy nhiên, họ lại chọn cách bày tỏ quan điểm với phương thức là đeo trên đầu một chiếc khăn trắng để biểu thị cũng như sự kháng nghị đối với tầng lớp lãnh đạo.
Nhưng mọi hoạt động trong công việc thì vẫn được diễn ra bình thường. Điều này đã nói lên một ví dụ điển hình đã quá thành công giữa những cấp lãnh đạo và những người làm việc dưới quyền.
Và gần như ngay lập tức, cấp lãnh đạo khi đó sẽ đưa ra mệnh lệnh tập hợp các công nhân viên đó lại rồi mở ra một cuộc họp để để nhận biết vấn đề, rồi sau đó đi đến giải pháp cùng nhau thống nhất và giải quyết vấn đề. Cho nên cả hai phía sẽ đều có được lợi ích của mình, mà không gây tổn hại tới những hoạt động chung.
► Tìm hiểu những hấp dẫn hiện nay để có sự lựa chọn tốt nhất.
Mô phạm trong cuộc sống con người
Cùng trong một vấn đề về đạo đứcế, hiện nay trong nhiều gia đình vẫn thường sinh ra câu chuyện con cái không chịu nghe lời dạy bảo của cha mẹ. Ngược lại cha mẹ đối với con cái sẽ cần phải có tình cảm hòa thuận.
Nếu xét trên phương diện này lại không có sự ” quan tâm” thì bạn làm cha mẹ cũng vẫn chỉ thực hiện được một nhiệm vụ trong tổng cộng ba phần mà thôi. Khi thiếu đi hai phần kia, khó có thể tránh khỏi trường hợp gia đình của bạn sẽ rơi vào tình trạng bất an hỗn độn.
Mô phạm trong cuộc sốngCho nên, trong cuộc sống hiện nay, các bậc cha mẹ luôn phải tìm cách làm thế nào để có thể nuôi dạy con trẻ đúng cách? Chắc chắn rằng bạn sẽ phải dạy bảo chúng. Vậy dạy bảo chúng như thế nào?
Cách hiệu quả nhất có lẽ chính là việc bạn hãy trở thành tấm gương sáng để chính chúng tự noi theo. Những đứa trẻ sẽ hay nhìn vào dáng vẻ của người lớn, nếu như hành động, sắc thái của bạn không được đường hoàng mà bạn lại yêu cầu chúng phải thực hiện điều ấy thì việc làm này chẳng khác nào lấy muối bỏ bể.
Thế nên ngoài việc bạn phải chỉ dạy chúng thì bạn cũng cần phải là bậc thầy của chính con cái, bạn phải chỉ dẫn chúng, nếu như bạn không biết dạy thì tự mình sẽ cần phải học, vì dạy học là công tác về lâu về dài.
Mô phạm là điều cực kỳ cần thiết trong cuộc sốngTừ đây ta có thể khẳng định một điều rằng ” mô phạm” chính là thứ cực kỳ cần thiết trong xã hội hiện nay để duy trì một lối sống văn minh. Hi vọng rằng bài viết đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cho khái niệm mô phạm là gì cũng như giúp bạn định hướng được lối sống trong tương lai.
Việc Làm Bản Quyền Logo Có Dễ Dàng Hay Không?
Việc làm bản quyền logo giúp các doanh nghiệp tạo bản quyền với thương hiệu của chính họ. Đồng thời, góp phần quảng bá và quảng cáo sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Thực tế ngày nay các công ty khởi nghiệp được thành lập khá nhiều, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn đòi hỏi bạn cần có sự khác biệt. Chúng ta nhìn nhận rằng logo là thứ tiếp cận với khách hàng của bạn đầu tiên để cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn như thế nào.
Chính vì thế, chúng tôi quyết định cung cấp cho bạn về những nội dung liên quan đến bản quyền chi tiết dưới đây.
Thực trạng và ý nghĩa làm bản quyền logo như thế nào?
Hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập thường gặp các vấn đề như logo đã bị trùng hoặc tương tự với các logo khác đã được đăng ký trước đó. Đây có lẽ là một vấn đề nan giải hết sức khó khăn khi không thể nhận biết được logo của mình có giống và có bị xem là vi phạm bản quyền theo quy định hay không.
Với hình thức đăng ký dưới dạng bản quyền, bạn hoàn toàn có đầy đủ quyền để đăng ký cho logo do mình thiết kế ra. Tuy nhiên, để chắc chắn chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến sự hỗ trợ từ các đơn vị chuyên môn đó chính là các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp. Tại đây, họ sẽ giúp bạn kiểm tra việc trùng hay tương tự cho thấy được khả năng logo của bạn có được đăng ký cao hay không.
Sự cần thiết của việc làm logo mang lại ý nghĩa quan trọng khi thực hiện thủ tục đăng ký. Một khi chủ sở hữu đã được Nhà nước bảo hộ, họ có thể thực hiện các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng công nghiệp (li-xăng). Trong trường hợp này, có thể hiểu bán lại bản quyền logo của mình để thu lại một khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.
Lưu ý quan trọng trước khi thực hiện thủ tục đăng ký
Để có thể kết luận được hai logo có giống nhau hay không thì không thể dựa vào trực giác để đánh giá, mà các bạn sẽ cần trải qua những đợt thẩm định của các Thẩm định viên, họ sẽ so sánh bằng các biện pháp chuyên môn để đưa ra kết luận xác thực nhất.
Việc cần làm của doanh nghiệp khi phát hiện ra một hành vi xâm phạm bản quyền tác giả, thì cần thu thập đầy đủ bằng chứng, chứng minh bạn là chủ sở hữu của tác phẩm trí tuệ đó. Cục sẽ dựa vào những dẫn chứng mà các bên đưa ra để xác nhận rằng logo có bị ăn cắp và vi phạm bản quyền hay không.
Đối với trường hợp các doanh nghiệp chưa tham gia đăng ký bản quyền logo mà phát hiện có công ty khác đang sử dụng logo của mình cho công ty họ. Quý khách hàng cần kiểm tra xem logo đó đã được đăng ký bảo hộ hay chưa.
Nếu chưa thì bạn có quyền đăng ký, còn nếu đã bị đăng ký thì buộc bạn phải thay đổi sang logo khác vì bạn không có cơ sở để chứng minh, cũng như chưa được pháp luật công nhận quyền sở hữu.
Suốt nhiều năm qua, chúng tôi đã giúp không ít các doanh nghiệp làm sao để có được mẫu logo ưng ý với chi phí hợp lý. Chúng tôi mong muốn giúp đỡ quý khách hàng có được những mẫu logo độc đáo, sáng tạo và mang nhiều ý nghĩa .
Nó sẽ có sự khác biệt và bắt kịp với xu thế trên thế giới hiện nay. Bạn hãy yên tâm vì giờ đây chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ bạn trong các vấn đề liên quan đến thủ tục làm bản quyền logo. Hãy đặt niềm tin vào chúng tôi và bạn sẽ có sự tư vấn hết sức tận tình và cụ thể nhé.
Bạn đang xem bài viết Học Làm Thầy Người – Mô Phạm Cho Đời trên website Namtranpharma.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!