Cập nhật thông tin chi tiết về Gừng: Cực Tốt Và Cực Độc, Biết Mà Tránh Khi Ăn Kẻo Ân Hận Mấy Cũng Muộn mới nhất trên website Namtranpharma.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc, có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên không phải ai ăn gừng cũng tốt, với một số người ăn gừng còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tác dụng của gừng đối với sức khỏe
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng… chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay… có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Những người không nên ăn gừng
Người bị say nắng, sốt cao: Gừng có tính nóng sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí là xuất huyết.
Người huyết áp cao: Uống nước gừng khi bị hạ huyết áp rất tốt, nhưng nếu dùng khi huyết áp tăng lại rất nguy hiểm. Bởi vì lúc này, gừng sẽ giống như chất kích thích, khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
Người đang sử dụng thuốc: Gừng có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy khi uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất không nên kết hợp gừng với một số loại thuốc để hạ huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.
Người bị đau dạ dày: Trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng ăn gừng thường xuyên sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh trĩ, xuất huyết: Gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Do đó, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng.
Phụ nữ có thai: Tuy gừng rất tốt để giảm các triệu chứng thai nghén như buồn nôn và nôn, tuy nhiên trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ nên hạn chế ăn gừng vì loại thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Những lưu ý khi dùng gừng để khỏi hại sức khoẻ
Không gọt vỏ: Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.
Không ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
Không dùng gừng cho người bị say nắng: Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa… Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.
Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Edoctor: Rau Má: Cực Tốt Và Cực Độc, Biết Mà Tránh Khi Ăn Kẻo Mang Họa Vào Thân
Rau má có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này. Với một số đối tượng, ăn rau má có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Rau má có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này. Với một số đối tượng, ăn rau má có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Rau má là loại rau đã được nghiên cứu nhiều ở nước ta và trên cả thế giới vì đặc tính quý giá của nó. Tại Việt Nam, công dụng của rau má vô cùng phong phú, có thể kể một số công dụng đặc trưng như:
Rau má giúp giải quyết chứng nóng nảy bứt rứt trong người. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt,…
Bạn có thể dùng rau má tươi 30 – 100g giã hoặc xay lấy nước uống hàng ngày (nếu cẩn thận hãy chần qua nước sôi). Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp rau má với rau sam và kinh giới.
Theo sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, nếu ăn nhầm lá ngón, nấm độc hay bị say sắn thì hãy dùng 250g rau má và 250g rễ rau muống để giã nát, hòa với nước sôi uống để giải độc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng cách này để sơ cứu, sau đó hãy đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời.
Rau má có công dụng cầm máu trong các trường hợp như chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu vì kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Cũng theo sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, bạn có thể dùng 30g rau má, cỏ nhọ nồi và lá trắc bá mỗi vị 15g sao lên và sắc nước uống.
Tương tự như dùng rau má để giải độc, bạn chỉ nên dùng những bài thuốc từ rau má để hỗ trợ cho các trường hợp bị ra máu, sau đó đến ngay bệnh viện để được điều trị đúng phương pháp.
Dùng rau má tươi giã lấy nước uống hoặc sắc nước để uống.
Trị tiểu buốt, tiểu rắt
Dùng rau má tươi giã nhuyễn, lấy nước cốt uống.
Chữa cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn
Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Bã rau má còn lại lấy đắp lên trán và thái dương.
Làm lành vết thương
Một vài báo cáo khoa học cho thấy công dụng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Tinh chất chiết xuất từ rau má giúp kích thích việc tuần hoàn máu, tái tạo tế bào, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ làm liền sẹo.
Cải thiện các vấn đề về tuần hoàn và da
Rau má chứa nhân tố trường thọ gọi là “Vitamin X trẻ trung” có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết và xác nhận rằng nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da.
Những “đại kỵ” khi dùng rau má:
Rau má tuy là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính cao, vì thế không thể lạm dụng khi sử dụng. Nếu dùng nhiều rau má sẽ dẫn đến hậu quả xấu sau đây:
Ảnh hưởng đến tiêu hóa:
Rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng.
Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai:
Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì.
Vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều loại rau này.
Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu:
Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Không chỉ vậy, đối với người đang có 2 bệnh trên, dùng rau má cùng với uống thuốc điều trị có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Không dùng rau má khi uống thuốc:
Khi bạn đang uống thuốc tây thì không nên sử dụng rau má, bởi trong thành phần của rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật…làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Ngoài ra, nước rau má cũng làm giảm tác dụng của insulin và thuốc tiểu đường, thuốc trị bệnh mỡ máu khiến cho bệnh tình của bạn tăng nặng.
Dùng bao nhiêu thì đủ?
Theo nhiều khuyến cáo rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng.
Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má rở lại.
Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn tiếp tục dùng thì nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.
Nguồn: chúng tôi
—
𝐞𝐃𝐨𝐜𝐭𝐨𝐫 – Nền tảng hàng đầu chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho người Việt.Hotline: 1900 6115Website: https://edoctor.io/Tải ứng dụng: dl.edoctor.io/taiapp
Những Biển Số Xe Xấu Nhất – Xem Để Biết Mà Tránh
Hầu như chúng ta ai cũng muốn có được một biển số xe đẹp, và chúng ta nên biết thế nào là một biển số xe xấu để có thể tránh chọn. Hôm nay Chợ Xe Sài Gòn sẽ cụ thể hóa những con số có tính phong thủy không tốt để bạn biết và dễ hình dung hơn. Chúng tôi đã tổng hợp được “những biển số xe xấu nhất” cho các bạn tham khảo !!
Thế nào là một biển số xe xấu
Trong dân gian ta thường có câu “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là ba việc quan trọng, cần được xem xét kỹ càng cộng với tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” của mỗi người để rước thịnh vượng về sau này. Thì ngày nay việc mua xe cũng quan trọng không kém thế. Vì xe hơi có giá trị cao, là tài sản quý giá, chủ xe luôn coi trọng về phong thủy trong việc chọn màu xe, biển số và ngày mua,… cho hợp tướng hợp vận hoặc phải đẹp không quá xấu mang lại vận xui cho chủ nhân.
Thường thì các biển số xe đẹp đơn giản nhất là đọc có vần, thuận tai, trùng âm, các số thăng tiến và hợp phong thủy.
Vậy còn biển số xe xấu thì sao. Những biển số xe có vần và âm không dễ đọc, khó nhớ hay biển số không chứa các cặp số may mắn, luận ý nghĩa hay phát âm theo phiên âm Hán Việt đều không may mắn.
Những biển số xe xấu nhất cần tránh
Tùy vào cách xem biển số của từng người mà sẽ có biển số đẹp hay xấu, những số liệt kê trong bài này được tổng hợp từ các nguồn khác nhau và đã chọn lọc ra được những biển số xe xấu nhất và phổ biến mà chúng ta nên tránh.
2 con số lẻ kiêng kỵ nhất từ xưa đến nay là 4 và 7 có phiên âm Hán Việt với cách đọc gần như “tử” là nghĩa về “cái chết” và “thất” là “thất bại”, ngoài ra chúng ta còn có các cặp số khi kết hợp lại mang ý nghĩa không lành cho chủ xe không nên có trong biển số xe như:
44: theo phiên âm Hán Việt sẽ đọc như là “tứ tử” là nói về sự chết chóc. Khi lái xe ô tô, thì không ai mong muốn hai từ đó xảy ra với mình.
13: đây là con số của sự chết chóc, u ám không chỉ trong việc chọn biển số xe ô tô mà con số này đôi khi còn né tránh không được thiết kế cho các thang máy nằm trong chung cư, toàn nhà hoặc có những xe khách họ cũng không đi vào ngày 13.
19: có nghĩa là đoàn tụ ông bà.
20: thất bại trong sự nghiệp
21: thăng trầm trong cuộc sống
76 hoặc 67: thất lộc, lộc thất – làm ăn không bao giờ thành công.
78: là thất bát, ý là mọi việc làm đều xui xẻo không thành công, thất bại.
Ngoài ra theo một sự sắp xếp ngẫu nhiên thì cũng có các số mang nghĩa xấu khi đi cùng nhau như:
0378: phong ba bão táp
7762: bẩn bẩn xấu trai
2278: mãi mãi thất bát
6677: xấu xấu bẩn bẩn
7308: thất tài không phát
7306: thất tài không lộc
4953 hay còn nói là “49 chưa qua, 53 đã tới” là câu nói châm biếm của người thời xưa về con số có vận hạng nặng nhất trong đời.
Trong thực tế có rất nhiều người tử vong khi bước sang tuổi này. Trong phong thủy những người gặp số này sẽ mang đại hạn vô cùng xui xẻo. Vì thế mà không ai muốn gặp biển số xe xấu nhất này.
45678: bốn năm sau thất bát
Ngoài ra còn có những biển số xe xấu có tổng các con số cộng lại bằng các giá trị 0, 1, 2, 3, 4. Được hiểu như bằng 0 là ù, rỗng, bằng 1 là mù tịt.
5 mẫu xe sang trọng có mặt tại thị trường Việt Nam trong năm 2019
Các biển số xe đẹp nhất hiện nay
Biển số xe đẹp theo phiên âm Hán Việt là những biển số có các con số sau:
Số 1 hay là “Nhất” trong nghĩa “độc nhất vô nhị”
Số 2 hay là “Nhị” hoặc “mãi” nghĩa là bền lâu
Số 3 hay “tài” trong tài lộc may mắn
Số 5 hay là “Ngũ” điều tốt đẹp, có phúc
Số 6 hay “Lục” có phiên âm như “lộc” là tài lộc, phát lộc
Số 8 hay là “Phát” nghĩa là phát tài phát lộc
Số 9 hay “Cửu” như là thiên trường địa cửu, trường tồn thịnh vượng. Là con số may mắn mà chủ xe nào cũng muốn có.
Hoặc các con số khác mang ý nghĩa tốt lành như:
456: 4 mùa sinh lộc
4648: Tứ lộc tứ phát
4078: Bốn mùa không thất bát
6666: Tứ lộc
569: Phúc lộc thọ
5239: Tiền tài
5555: Sinh đường làm ăn mở rộng
5656: Sinh lộc sinh lộc
6868: Lộc phát lộc phát
6686: Lộc lộc phát lộc
4 Tác Hại Của Niềng Răng Mà Không Phải Ai Cũng Biết
Nếu bác sĩ làm không đúng kỹ thuật có thể khiến cho răng nghiêng, lung lay, không thẳng hàng. Hoàn toàn không thể cải thiện tính thẩm mỹ. Khi đã làm sai, thời gian niềng kéo dài thêm nhưng lại hiệu quả thấp. Thậm chí còn dẫn tới bị lòi chân răng, viêm tủy, nặng hơn là chết tủy răng.
Ngược lại, nếu được niềng răng đúng cách, kết quả được duy trì ổn định lâu dài về sau. Để không bị mắc phải cách tai biến và tránh các tác hại của niềng răng, việc chọn bác sĩ uy tín và có tay nghề cao rất quan trọng. Cùng với đó là chọn được phương pháp niềng răng phù hợp với bản thân mình.
Một trong những tác hại của niềng răng sai cách là thay đổi hình dạng khuôn mặt của bệnh nhân. Trong một vài trường hợp, khuôn mặt và hàm răng có thể mất đi sự hài hòa. Đặc biệt, trong độ tuổi phát triển (9 – 15 tuổi), cơ thể phát triển, xương hàm cũng phát triển theo có thể khiến gương mặt bị thay đổi nếu không cẩn thận khi niềng răng.
Nếu khuôn mặt đã bị lệch sẵn mà vẫn tiến hành niềng răng, khung xương tiếp tục phát triển có thể khiến mặt bị lệch nghiêm trọng hơn. Khi trẻ có gương mặt dài cũng tương tự.
Thực tế, rất nhiều người đã nản lòng khi niềng răng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới điều này là chế độ chăm sóc răng phức tạp và cầu kỳ. Tùy theo tình trạng của từng người, để đạt được một hàm răng đều đẹp có thể tốn tới 2 – 3 năm. Đặc biệt, những tác hại của niềng răng khi không được chăm sóc đúng cách sẽ rất nghiêm trọng.
Sau đó, kể cả khi bạn được tháo mắc cài, bạn vẫn nên đeo hàm duy trì để đạt được hiệu quả lâu dài. Dù sao thì lúc này, việc ăn và nhai gần như đã trở về bình thường.
Nếu tay nghề bác sĩ không tốt, hoàn toàn có thể xảy ra việc răng và hàm của bệnh nhân trở nên yếu hơn sau khi niềng. Đây cũng là một trong những tác hại của niềng răng được các nha sĩ xác nhận.
Về sau này, bộ nhai của bạn cũng sẽ yếu ớt hơn nhiều. Biểu hiện dễ thấy và thường gặp nhất là khó nhai, răng dễ bị đau và rụng răng sớm. Đó là do bác sĩ đã dùng lực quá mạnh khi niềng, khiến hàm có thể tụt lợi, tiêu xương ổ răng hoặc sai khớp.
Với vô vàn lợi ích, niềng răng trở nên phổ biến và là “cứu cánh” trong nhiều trường hợp. Khi được làm đúng cách, niềng răng không chỉ giúp bạn thay đổi diện mạo khuôn mặt, mà còn cải thiện sức khỏe răng miệng. Vậy phải làm sao để tránh được các tác hại của niềng răng?
Bạn cần nhận biết các trường hợp không được phép niềng răng để tránh mắc phải các biến chứng. Nếu đang có các bệnh về máu hoặc bị nhiễm trùng nặng, tuyệt đối không được niềng răng. Ngoài ra, người mắc các bệnh về tâm thần hoặc bị viêm quanh răng tiến triển, niềng răng không phải giải pháp tốt.
Dù gì thì niềng răng vẫn nghiêng về tính thẩm mỹ chứ không khiến răng chắc khỏe hơn như một số phương pháp chỉnh nha khác. Chính vì vậy, cần xác định xem việc niềng răng có thực sự cần thiết không và có phương án chuẩn bị cho những rủi ro có thể xảy ra.
9 – 15 tuổi là lứa tuổi phù hợp nhất để niềng răng. Trong giai đoạn này, xương hàm đang phát triển và hệ thống răng vẫn còn hoàn thiện. Chính vì thế có thể dễ dàng nắn chỉnh răng, niềng mà không cần nhổ răng. Niềng răng vào giai đoạn thích hợp giúp giảm thiểu tác hại của niềng răng. Vừa tiết kiệm chi phí, đồng thời lại đạt được hiệu quả cao. Công nghệ ngày càng phát triển hơn. Hiện giờ, niềng răng hiện không còn giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, khi răng và cấu trúc xương hàm đã ổn định, đa số kế hoạch niềng đều đi kèm với nhổ răng. Điều đó dẫn tới chi phí cũng như rủi ro đều cao hơn.
Chọn nha sĩ để được tư vấn kĩ về từng phương pháp niềng răng
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có điểm phù hợp với tình trạng răng cũng như điều kiện tài chính của từng người. Chọn nha sĩ uy tín và phương pháp phù hợp sẽ giúp bạn có được hàm răng ưng ý với giá cả hợp lý nhất.
Quá trình chăm sóc răng và lộ trình niềng răng cũng vô cùng quan trọng. Lưu ý rằng đừng bỏ qua các lời khuyên của nha sĩ để tránh các tác hại của niềng răng mà bạn có thể gặp phải. Đặc biệt cần để ý tới bàn chải đánh răng. Lưu ý các thức ăn nên tránh trong giai đoạn này. Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc và cắn móng tay cũng giúp quá trình niềng răng suôn sẻ hơn.
Niềng răng invisalign Mỹ cùng tiền đạo Công Phượng tại nha khoa Hà Nội Sydney
Bạn đang xem bài viết Gừng: Cực Tốt Và Cực Độc, Biết Mà Tránh Khi Ăn Kẻo Ân Hận Mấy Cũng Muộn trên website Namtranpharma.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!