Xem Nhiều 3/2023 #️ Giọng Mũi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 11 Trend | Namtranpharma.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giọng Mũi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giọng Mũi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị mới nhất trên website Namtranpharma.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mỗi người sẽ có những đặc trưng về giọng nói khác nhau. Giọng cao, giọng trầm, giọng đanh thép, giọng nhỏ nhẹ là những kiểu giọng nói ta có thể gặp hàng ngày. Một số người còn có giọng nói giống như là họ đang bị nghẹt mũi vậy. Nếu bạn đang thắc mắc về kiểu giọng mũi này thì đây là bài viết dành cho bạn. 

1. Các cấu trúc giúp hình thành giọng nói 

Giọng nói của bạn được tạo bên bởi luồng khí đi lên từ phổi, qua hai dây thanh ở cổ và đi đến họng miệng. Tại đây, âm thanh sẽ được cộng hưởng nhờ các khoảng không ở mũi miệng tạo nên chất lượng âm thanh khi thoát ra ngoài. 

Ở đây chúng ta cần chú ý đến vai trò của vùng mô mềm quanh lưỡi gà. Khi chúng ta dùng phần sau của lưỡi chạm lên phía trên thì đó là vị trí lưỡi gà. Lưỡi gà nằm ngay ở chỗ ngã ba, nơi mà không khí hoặc là đi lên mũi hoặc là đi ra miệng. Tùy vào vị trí của lưỡi gà mà không khí sẽ được cho lên mũi hoặc ra miệng, giống như hoạt động của một cái van. Nếu van này không hoạt động đúng thì nó sẽ tạo ra thay đổi trong giọng nói. 

Có 2 kiểu giọng mũi: 

Giọng mũi ít (Hyponasal). Có quá ít không khí đi lên mũi khi bạn nói chuyện. Kết quả là âm thanh không có đủ cộng hưởng (độ vang). 

Giọng mũi nhiều (Hypernasal). Có quá nhiều không khí đi lên mũi khi bạn nói chuyện. Lượng khí này làm cho âm thanh bạn tạo ra có quá nhiều cộng hưởng. 

Nếu bạn cần tư vấn về vấn đề giọng mũi. Đặc biệt nếu tình trạng này mới xuất hiện, hãy liên hệ bác sĩ tai mũi họng. Nhiều nguyên nhân gây ra giọng mũi có thể điều trị được. 

2. Giọng mũi nghe như thế nào? 

Giọng mũi ít nghe giống như khi bạn đang bị nghẹt mũi. Bạn có thể tạo âm thanh tương tự bằng cách bịt mũi lại khi nói chuyện. 

Bạn có thể có những triệu chứng khác đi kèm với giọng mũi ít như: 

Nghẹt mũi, chảy mũi.

Khó thở bằng mũi.

Dịch chảy ra từ mũi.

Đau họng. 

Ho.

Mất cảm giác mùi vị. 

Đau quanh mắt, má và trán. 

Nhức đầu.

Ngủ ngáy.

Hơi thở hôi.

Giọng mũi nhiều nghe giống như khi bạn phát âm chữ “ng” mà không mở miệng. Lúc này lưỡi gà sẽ ép sát vào lưỡi, chặn không cho khí ra miệng mà đi lên mũi. 

Bạn có thể có những vấn đề khác đi cùng với giọng mũi nhiều như: 

Khó phát âm các phụ âm cần lực hơi nhiều, như p, t, và k.

Khí thoát ra mũi khi phát âm các âm như x, s và ch.

3. Nguyên nhân gây ra giọng mũi

Có một số yếu tố tác động đến chất lượng giọng nói. Các yếu tố này bao gồm kích cỡ và hình dạng của miệng, mũi, và họng, và sự di chuyển của không khí qua những cấu trúc này. 

Giọng mũi ít thường là do tắc nghẽn ở mũi. Tắc nghẽn này có thể là tạm thời – chẳng hạn như khi bạn bị cảm lạnh, viêm xoang hay dị ứng. 

Hoặc nguyên nhân có thể là do một bất thường cấu trúc chẳng hạn như: 

Amidan hoặc VA phì đại.

Vẹo vách ngăn mũi. 

Khối polyp ở mũi. 

Nguyên nhân chủ yếu gây ra giọng mũi nhiều là do các bất thường ở vùng mô mềm quanh lưỡi gà. Có 3 kiểu bất thường chính: 

Bất thường cấu trúc gây ra do mô mềm quanh lưỡi gà ngắn quá.

Mất chức năng hoạt động khi mà cái van lưỡi gà không đóng mở hoàn toàn được do vấn đề về sự di động.

Sử dụng sai cách khi mà trẻ em không học đúng cách điều khiển cho không khí đi qua vùng mũi miệng. 

Những bất thường này còn gọi là rối loạn cộng hưởng. Nguyên nhân của các bất thường này bao gồm: 

Phẫu thuật nạo VA. Đây là phẫu thuật nhằm loại bỏ khối mô nằm ở cửa sau của mũi. Vì vậy, phẫu thuật này tạo nên một khoảng không lớn hơn phía sau họng khiến cho không khí có thể thoát lên mũi nhiều hơn. 

Hở hàm ếch. Đây là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi miệng của em không được hình thành đầy đủ trong thời kì mang thai. Phẫu thuật điều trị vấn đề này thường được thực hiện trước 1 tuổi. Tuy nhiên khoảng 20 phần trăm trẻ bị hở hàm ếch vẫn có vấn đề về giọng nói sau phẫu thuật. 

Vùng mô mềm quanh lưỡi gà bị ngắn. Điều này tạo ra khoảng không lớn ở đằng sau họng làm cho không khí dễ bị thoát qua hơn. 

Bất thường về di truyền. Một số bất thường về di truyền có thể tác động đến sự phát triển của nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là ở đầu và cổ. Điều này có thể gây ra hở hàm ếch và các bất thường khác. 

Chấn thương não hay bệnh lý thần kinh. Một bệnh lý hay chấn thương ở não như bại não có thể khiến cho vùng mô mềm quanh lưỡi gà không thể di động hợp lý. 

Sử dụng sai cách. Một số trẻ không được học phát âm đúng cách.  

4. Điều trị vấn đề giọng mũi như thế nào?  

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra vấn đề giọng mũi. 

4.1 Thuốc

Thuốc giảm nghẹt mũi, giảm dịch tiết, kháng viêm có thể làm giảm triệu chứng ở mũi do dị ứng, viêm xoang hay lệch vách ngăn. Kháng sinh có thể được dùng nếu viêm xoang không cải thiện và bị vi khuẩn tấn công. 

4.2 Phẫu thuật 

Nhiều bất thường cấu trúc gây ra giọng mũi có thể được sửa chữa bằng phẫu thuật: 

Cắt amiđan hay nạo VA.

Chỉnh hình vách ngăn mũi.

Phẫu thuật nội soi mũi xoang.

Chỉnh hình các mô mềm ở vùng mũi họng, lưỡi gà.

Phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ khoảng 12 tháng tuổi.

4.3 Trị liệu giọng nói

Bạn có thể được trị liệu giọng nói trước hay sau mổ. Cũng có khi bạn chỉ cần trị liệu giọng nói mà không cần mổ. Các chuyên gia về giọng nói – ngôn ngữ sẽ đánh giá giọng nói trước và sau đó đưa ra các điều trị tốt nhất cho bạn. 

Các bài tập trị liệu giọng nói giúp bạn thay đổi cách di chuyển môi, lưỡi và hàm để phát âm chính xác. Bạn cũng sẽ được học cách kiểm soát tốt hơn vùng mô mềm quanh lưỡi gà.   

Giọng nói là đặc trưng của mỗi người. Giọng mũi không phải lúc nào cũng là xấu, đặc biệt nếu nó không đi kèm bệnh lý gì cả. Nếu thực sự quá lo lắng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất. 

Giọng Mũi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Mỗi người sẽ có những đặc trưng về giọng nói khác nhau. Giọng cao, giọng trầm, giọng đanh thép, giọng nhỏ nhẹ là những kiểu giọng nói ta có thể gặp hàng ngày. Một số người còn có giọng nói giống như là họ đang bị nghẹt mũi vậy. Nếu bạn đang thắc mắc về kiểu giọng mũi này thì đây là bài viết dành cho bạn.

1. Các cấu trúc giúp hình thành giọng nói

Giọng nói của bạn được tạo bên bởi luồng khí đi lên từ phổi, qua hai dây thanh ở cổ và đi đến họng miệng. Tại đây, âm thanh sẽ được cộng hưởng nhờ các khoảng không ở mũi miệng tạo nên chất lượng âm thanh khi thoát ra ngoài.

Ở đây chúng ta cần chú ý đến vai trò của vùng mô mềm quanh lưỡi gà. Khi chúng ta dùng phần sau của lưỡi chạm lên phía trên thì đó là vị trí lưỡi gà. Lưỡi gà nằm ngay ở chỗ ngã ba, nơi mà không khí hoặc là đi lên mũi hoặc là đi ra miệng. Tùy vào vị trí của lưỡi gà mà không khí sẽ được cho lên mũi hoặc ra miệng, giống như hoạt động của một cái van. Nếu van này không hoạt động đúng thì nó sẽ tạo ra thay đổi trong giọng nói.

Có 2 kiểu giọng mũi:

Giọng mũi ít (Hyponasal). Có quá ít không khí đi lên mũi khi bạn nói chuyện. Kết quả là âm thanh không có đủ cộng hưởng (độ vang).

Giọng mũi nhiều (Hypernasal). Có quá nhiều không khí đi lên mũi khi bạn nói chuyện. Lượng khí này làm cho âm thanh bạn tạo ra có quá nhiều cộng hưởng.

Nếu bạn cần tư vấn về vấn đề giọng mũi. Đặc biệt nếu tình trạng này mới xuất hiện, hãy liên hệ bác sĩ tai mũi họng. Nhiều nguyên nhân gây ra giọng mũi có thể điều trị được.

Bạn có thể có những triệu chứng khác đi kèm với giọng mũi ít như:

Giọng mũi nhiều nghe giống như khi bạn phát âm chữ “ng” mà không mở miệng. Lúc này lưỡi gà sẽ ép sát vào lưỡi, chặn không cho khí ra miệng mà đi lên mũi.

Bạn có thể có những vấn đề khác đi cùng với giọng mũi nhiều như:

Giọng mũi ít thường là do tắc nghẽn ở mũi. Tắc nghẽn này có thể là tạm thời – chẳng hạn như khi bạn bị cảm lạnh, viêm xoang hay dị ứng.

Hoặc nguyên nhân có thể là do một bất thường cấu trúc chẳng hạn như:

Nguyên nhân chủ yếu gây ra giọng mũi nhiều là do các bất thường ở vùng mô mềm quanh lưỡi gà.

Có 3 kiểu bất thường chính:

Bất thường cấu trúc gây ra do mô mềm quanh lưỡi gà ngắn quá

Mất chức năng hoạt động khi mà cái van lưỡi gà không đóng mở hoàn toàn được do vấn đề về sự di động

Sử dụng sai cách khi mà trẻ em không học đúng cách điều khiển cho không khí đi qua vùng mũi miệng.

Những bất thường này còn gọi là rối loạn cộng hưởng.

Nguyên nhân của các bất thường này bao gồm:

Phẫu thuật nạo VA. Đây là phẫu thuật nhằm loại bỏ khối mô nằm ở cửa sau của mũi. Vì vậy, phẫu thuật này tạo nên một khoảng không lớn hơn phía sau họng khiến cho không khí có thể thoát lên mũi nhiều hơn.

Hở hàm ếch. Đây là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi miệng của em không được hình thành đầy đủ trong thời kì mang thai. Phẫu thuật điều trị vấn đề này thường được thực hiện trước 1 tuổi. Tuy nhiên khoảng 20 phần trăm trẻ bị hở hàm ếch vẫn có vấn đề về giọng nói sau phẫu thuật.

Vùng mô mềm quanh lưỡi gà bị ngắn. Điều này tạo ra khoảng không lớn ở đằng sau họng làm cho không khí dễ bị thoát qua hơn.

Bất thường về di truyền. Một số bất thường về di truyền có thể tác động đến sự phát triển của nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là ở đầu và cổ. Điều này có thể gây ra hở hàm ếch và các bất thường khác.

Chấn thương não hay bệnh lý thần kinh. Một bệnh lý hay chấn thương ở não như bại não có thể khiến cho vùng mô mềm quanh lưỡi gà không thể di động hợp lý.

Sử dụng sai cách. Một số trẻ không được học phát âm đúng cách.

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra vấn đề giọng mũi.

Thuốc giảm nghẹt mũi, giảm dịch tiết, kháng viêm có thể làm giảm triệu chứng ở mũi do dị ứng, viêm xoang hay lệch vách ngăn. Kháng sinh có thể được dùng nếu viêm xoang không cải thiện và bị vi khuẩn tấn công.

Nhiều bất thường cấu trúc gây ra giọng mũi có thể được sửa chữa bằng phẫu thuật:

Cắt amiđan hay nạo VA

Chỉnh hình vách ngăn mũi

Phẫu thuật nội soi mũi xoang

Chỉnh hình các mô mềm ở vùng mũi họng, lưỡi gà

Phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ khoảng 12 tháng tuổi

4.3 Trị liệu giọng nói

Bạn có thể được trị liệu giọng nói trước hay sau mổ. Cũng có khi bạn chỉ cần trị liệu giọng nói mà không cần mổ. Các chuyên gia về giọng nói – ngôn ngữ sẽ đánh giá giọng nói trước và sau đó đưa ra các điều trị tốt nhất cho bạn.

Các bài tập trị liệu giọng nói giúp bạn thay đổi cách di chuyển môi, lưỡi và hàm để phát âm chính xác. Bạn cũng sẽ được học cách kiểm soát tốt hơn vùng mô mềm quanh lưỡi gà.

Bệnh Dại: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Một vụ việc đau lòng khác vừa xảy ra tại huyện Trần Văn Thời, Cà Mau, bé trai 5 tuổi tử vong sau khi bị chó cắn 1 tháng. Người nhà cháu bé cho biết, trước đó 1 tháng, cháu có đến nhà người thân chơi thì bị chó cào vào mặt. Tuy nhiên, gia đình không đưa cháu đi tiêm phòng dại mà chỉ sử dụng các biện pháp dân gian.

Chia sẻ về tình hình bệnh dại, chúng tôi Bùi Ngọc An Pha cho biết: “Số ca tử vong vì bệnh dại chiếm phần lớn trong tổng số ca tử vong vì bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. Chết vì bệnh dại là cái chết ám ảnh và thương tâm nhất, người bệnh sẽ tỉnh táo chờ đợi cái chết trong đau đớn, vật vã cho đến phút cuối cùng, người chứng kiến cũng không thể tránh khỏi tổn thương tâm lý nặng nề. Đa số các trường hợp tử vong do dại thường thiếu hiểu biết về phòng chống bệnh, đặc biệt là không chủ động tiêm ngừa vắc xin ngay sau khi bị động vật nghi dại cắn”.

Bệnh dại là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), là một bệnh do virus gây ra, hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người.

Hiện tại không có cách điều trị hiệu quả cho bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm.

Bệnh dại là nguyên nhân gây khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm, hầu hết các trường hợp bệnh dại ở Việt Nam do chó dại cắn.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Hàng năm căn bệnh này gây ra cái chết cho 60.000 – 70.000 người và hàng triệu loài động vật. Dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, 100% cả người bị cắn và vật cắn đều tử vong. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại nên rất chủ quan hoặc điều trị sai cách gây nguy hiểm đến mạng.

Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại . Động vật nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh dại cho động vật khác hoặc con người thông qua vết cắn. Trong một vài trường hợp, bệnh dại có thể được lây nhiễm thông qua sự tiếp xúc nước bọt với vết thương hở, niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi. Chẳng hạn như động vật bị nhiễm bệnh dại nhưng vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh liếm lên vết thương trên da bạn là bạn đã có thể bị nhiễm bệnh.

Có 2 chủng virus dại:

Virus dại đường phố là virus dại tồn tại trên động vật bị bệnh

Virus dại cố định (cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ)

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh dại ở người nếu:

Bạn đi đến hoặc sinh sống ở những đất nước kém phát triển, nơi bệnh dại phổ biến, bao gồm các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á.

Những hoạt động tiếp xúc với động vật hoang dã mang mầm bệnh dại như thám hiểm hang động nơi có nhiều loài dinh sinh sống, hoặc đi cắm trại nhưng lại không đề phòng việc chỗ ở có nhiều động vật hoang dã sinh sống hay không.

Làm việc trong môi trường có nhiều vi khuẩn dại như nhân viên phòng thí nghiệm, bác sĩ thú ý, huấn luyện động vật hoang dã.

Triệu chứng của bệnh dại

Bệnh dại khi phát sẽ có 2 thể chính bao gồm thể viêm não và thể liệt:

Thể viêm não: Triệu chứng đầu tiên là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo chán ăn, mất ngủ, bồn chồn, đồng thời xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân tăng tiết nước bọt nên không thể nhai, nuốt và thường xuyên khạc nhổ. Sau đó, đồng tử bệnh nhân sẽ bị giãn nên mắt nhìn sáng long sòng sọc, co thắt hầu họng, xuất tinh tự nhiên, cường dương và sẽ tử vong nhanh chóng

Thể liệt: Xuất hiện triệu chứng liệt từ tay, chân đến các cơ, rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Ngay khi liệt lan đến cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong.

Trong một số trường hợp, người bị chó cắn vì quá lo sợ nên đã ám ảnh mình bị dại và sinh ra nhiều biểu hiện, hành động và âm thanh khác thường. Đó là những trường hợp được cho là giả dại. Trên thực tế, người bị dại sẽ hoàn toàn tỉnh táo cho đến lúc chết chứ không hề điên dại.

Bệnh dại lây truyền như thế nào?

Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có máu nóng, đặc biệt là chó. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.

Ngay khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. Mỗi ngày, virus dại di chuyển được “đoạn đường” từ 12-24mm. Ngay khi virus đến não bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.

Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương… Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sinh dục ngoài… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Mặc dù hiếm gặp nhưng Y khoa đã ghi nhận trường hợp bệnh dại lây truyền trực tiếp từ người sang người. Các nguy cơ lây nhiễm từ người sang người chủ yếu thông qua vùng da bị tổn thương, qua niêm mạc, do sử dụng chung đồ ăn, vật dụng có nhiễm nước bọt của người mắc dại. Tuy nhiên, việc lây nhiễm dại từ người sang người không phổ biến, chủ yếu trong số đó thông qua các ca ghép tạng.

Bệnh dại có lây qua đường ăn uống không?

Cho đến hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào bệnh dại xảy ra trên người do uống sữa hay do ăn thịt động vật đã nấu chín. Tuy nhiên, những người làm nghề giết mổ gia súc chuyên nghiệp có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi giết động vật bị dại và xử lý phần não hoặc các bộ phận khác bị nhiễm virus.

Có phải bị chó cắn là mắc bệnh dại?

Người bị chó cắn nếu không tiêm phòng sẽ có thể phát bệnh dại. Không phải 100% người bị chó cắn đều bị dại. Nguy cơ nhiễm dại phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm con vật có bị dại hay không, lượng virus trong nước bọt của con vật nhiều hay ít, vết thương nông hay sâu, có vệ sinh sát khuẩn vị trí tổn thương kịp thời ngay sau khi bị chó cắn hay không… Tiêm phòng dại ngay sau bị chó cắn vẫn là biện pháp phòng tránh và bảo vệ hiệu quả nhất.

Khi bị chó cắn nên làm gì?

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha nhấn mạnh, khi bị chó cắn dù là chó lành hay chó dại cũng cần xử trí theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh vết thương:

Cần tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, trong trường hợp vết cắn ở chân thì nên dùng kéo cắt bỏ phần vải tại vị trí cắn. Điều này giúp hạn chế nước bọt của động vật bám nhiều hơn vào vết thương.

Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn.

Bước 2: Băng bó vết thương

Sau khi vệ sinh vết thương, người bệnh nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu đồng thời tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông.

Bước 3: Tiêm phòng.

Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc xin phòng dại ngay sau bị chó cắn. Lịch tiêm theo lộ trình và loại vắc xin phòng dại sẽ được các bác sĩ tư vấn phù hợp.

Bên cạnh đó, chúng tôi Bùi Ngọc An Pha cũng đặc biệt lưu ý, để đảm bảo xử lý đúng phương pháp khi bị chó cắn, người bệnh không nên làm những điều sau:

Không đắp, sát bất cứ loại lá nào lên vết thương.

Không chữa dại bằng thuốc Đông, thuốc Nam hoặc thuốc lá.

Không kiêng cữ tắm rửa vệ sinh cơ thể mỗi ngày.

Cách phòng ngừa bệnh dại

Trong điều kiện môi trường thuận lợi, virus gây bệnh dại có thể “ngủ đông” từ 3 đến 4 năm. Do đó, chúng ta cần phải chủ động ngăn ngừa từ trong trứng nước với những việc làm như sau:

Chủ động tuyên truyền giáo dục sức khỏe: Cung cấp những thông tin cần thiết và cách phòng chống bệnh dại. Đặc biệt là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc.

Báo cáo với cơ quan thú y nơi có động vật bị bệnh dại.

Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt trên 85% trong quần thể súc vật nuôi.

Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại… cần được gây miễn dịch bằng vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.

Tránh cho trẻ nhỏ chơi với động vật, nhất là chó, mèo đi lạc.

Dạy trẻ tránh xa các động vật hoang dã như mèo, dơi, gấu trúc, chồn hôi, khỉ, cáo…

Nhà có vật nuôi như chó, mèo cần chủ động tiêm chủng cho chúng, không cho chúng chạy rong bên ngoài vì rất dễ lây lan mầm bệnh.

Nên tiêm vắc xin phòng dại loại nào?

Hiện nay tại Việt Nam đang có 2 loại vắc xin phòng dại gồm Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ). Đây đều là những loại vắc xin được sản xuất theo công nghệ mới, cải thiện vượt bậc so với các loại vắc xin phòng dại thế hệ cũ. Vắc xin dại đều đã được kiểm định an toàn, khẳng định khả năng đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều.

Tất cả các loại vắc xin dại hiện tại đều an toàn, cho đến nay, thế giới vẫn chưa ghi nhận những biến cố bất lợi nghiêm trọng nào sau tiêm chủng vắc xin dại.

Phác đồ tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn)

Tiêm ngừa cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.

Tiêm nhắc lại: Sau 1 năm, 5 năm tiêm lại một lần.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại khi đã xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn)

Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: Tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vacxin hoàn nguyên như sau

Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 4 mũi: tiêm ở vị trí hai bên chi khác nhau, mỗi bên liều lượng 0.1 ml, vào các ngày 0, 3, 7 và 28.

Người đã tiêm dự phòng: Tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da.

Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.

Video đề xuất: Vắc xin dại có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tiêm vắc xin dại ở đâu tốt nhất?

Thực tế cho thấy, vắc xin dại đã có thời gian rơi vào tình trạng khan hiếm khiến người bệnh khổ sở “chạy vạy” khắp nơi để có vắc xin cứu sống chính mình. Nhận thấy được sự nguy hiểm của bệnh dại cũng như tầm quan trọng của vắc xin, Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn cố gắng nỗ lực cung cấp đầy đủ vắc xin, trong đó có vắc xin dại để phục vụ cho người dân, kể cả trong thời điểm khan hiếm.

Thanh Hằng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bị Kiến Ba Khoang Cắn: Triệu Chứng &Amp; Cách Điều Trị Cần Phải Nắm

Kiến ba khoang là một loài côn trùng có kích thước nhỏ, nhưng chứa trong cơ thể nọc độc rất mạnh, độc gấp 15 lần độc rắn hổ. Cũng chính vì thế mà khi nhắc đến loài động vật nhỏ bé này, ai cũng có cảm giác sợ bởi nếu bị kiến ba khoang đốt sẽ rất nguy hiểm. Trong trường hợp nặng còn có thể hoại tử cơ thể và buộc phải cắt bỏ phần cơ thể bị hoại tử.

Kiến ba khoang (tiếng Anh: Nairobi fly) có tên gọi khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ cánh cụt (Staphilinidae), bộ cánh cứng (Colleoptera) thuộc lớp côn trùng. Loài kiến này có khá nhiều tên gọi dân gian là kiến hoang, kiến lác, kiến kim, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong,…

Kiến ba khoang được nhận biết có thân hình thon chiều dài trung bình từ 0,7 – 1cm và chiều ngang khoảng từ 0,2 – 0,5cm. Kiến có 3 cặp chân, trên bụng có đốt khoang đen khoang đỏ xen kẽ nhau. Kiến ba khoang có đôi cánh trong suốt được xếp vào bên trong lớp cánh cứng, tuy nhiên bạn sẽ rất hiếm khi thấy kiến bay mà thay vào đó chúng bò rất nhanh.

Kiến ba khoang cắn nguy hiểm như thế nào?

Trong cơ thể của Kiến ba khoang có chứa Pederin cực độc. Độc tính này mạnh gấp 15 lần nọc của rắn hổ. Đó cũng chính là lý do khiến mọi người cảm thấy sợ khi tiếp xúc với loài côn trùng nhỏ bé này. Mặc dù độc tố Pederin của kiến ba khoang độc gấp 15 lần nọc độc rắn hổ. Nhưng do lượng độc tiếp xúc khi bị kiến ba khoang cắn khá nhỏ và chỉ nằm ở ngoài da nên không gây chết người như rắn hổ.

Tuy nhiên, để xét về mức độ thì đây được xếp vào mức độ nguy hiểm. Bị kiến ba khoang đốt để lại sẹo là trường hợp nhẹ nhất, với trường hợp nặng có thể hoại tử một phần cơ thể do dính độc Pederin (cánh tay, chân…) và buộc phải cắt bỏ để bảo toàn tính mạng.

Trong trường hợp độc tố của kiến của dây vào mắt sẽ dẫn đến viêm kết mạc, sưng nề phần mềm quanh mắt. Với những ca năng độc tố của kiến ba khoang dây vào mắt có thể gây mù tạm thời.

Điều đặc biệt mà bạn cần lưu ý chính là độc tố Pederin của kiến ba khoang khi tiếp xúc với da sẽ cộng sinh dính da. Nếu bạn không biết cách xử lý mức độ tổn thương trên da sẽ tăng cao và trường hợp nhiễm trùng vết thương dẫn đến hoại tử cũng sẽ chiếm tỉ lệ cao hơn.

Với mức độ nguy hiểm này, rất nhiều người đặt câu hỏi, liệu rằng người bị kiến ba khoang cắn có lây không? Giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia da liễu cho biết: Khi bị viêm da do kiến ba khoang cắn, các vết thương lở loét trên da là huyết thanh của cơ thể nên không có khả năng lây lan cho người khác. Tuy nhiên, những vết thương này hoàn toàn có thể lan rộng trên cơ thể người bị kiến ba khoang đốt nếu không được vệ sinh và xử lý đúng cách.

Những triệu chứng bị kiến ba khoang đốt bạn cần lưu ý

Dấu hiệu bị kiến ba khoang cắn dễ dàng nhận biết nhất là sau khi tiếp xúc với loài côn trùng này bạn cảm thấy da bị rộp, phỏng, viêm da tùy từng mức độ tiếp xúc độc tố. Vùng da bị rộp có dạng dát đỏ, thành vệt hoặc đám, nền hơi cộm và phía trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti nằm ở giữa, hoặc cũng có vùng hơi lõm màu vàng nâu có hình tròn hoặc hình bầu dục.

Các vùng tổn thương sẽ vẫn tiếp tục xuất hiện nếu người bị đốt gãi khi ngứa và quệt các độc tố ở vết thương ra vùng da lành. Dễ xuất hiện nhất là ở mặt, cổ, ngực, gáy, vai, tay các vùng nếp gấp da.

Ngoài vết thương trên da, trên cơ thể còn xuất hiện các dấu hiệu bị kiến ba khoang đốt như cảm giác nóng rát bỏng tại chỗ, sốt nhẹ và nổi hạch ở các vùng lân cận.

Những tiến triển của bệnh khi bị kiến ba khoang cắn

Khi bị loài kiến ba khoang cắn, người bị cắn sẽ có cảm giác bị nóng râm ran như bị bỏng. Các dấu hiệu bệnh sau đó sẽ tiến triển rõ rệt hơn trong vòng 24 giờ:

Từ 6 – 8 giờ sau khi bị đốt, cơ thể xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.

Từ 12 – 24 giờ sau khi bị đốt các vết bị đốt sẽ xuất hiện các tổn thương điển hình dễ nhận dạng.

Sau khoảng 3 ngày, các vết bị đốt sẽ bắt đầu đỡ bỏng rát và bắt đầu bong vảy.

Từ 5 – 7 ngày vết bong sẽ hết nhưng để lại các vết thâm rất lâu mất.

Khi bị kiến ba khoang cắn cần xử lý như thế nào?

Khi phát hiện bị kiến ba khoang đốt, bạn cần thật bình tĩnh để có thể xử lý theo quy trình nhằm hạn chế tối đa việc vết thương bị lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Xử lý kiến đang bám trên cơ thể bạn

Trường hợp kiến ba khoang đốt và hiện còn trên cơ thể, bạn phải nhanh chóng loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể bạn để hạn chế kiến đốt thêm nhiều vết. Phải loại bỏ càng nhanh càng tốt.

Bạn lưu ý, không được dùng tay trần để bắt kiến, tuyệt đối không miết hoặc giết kiến bằng tay. Bạn có thể xua chúng ra xa sau đó sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để xử lý và tiêu diệt chúng.

Xử lý vết cắn của kiến ba khoang

Với phần vết cắn kiến ba khoang, sau khi đã xử lý “thủ phạm” bạn hãy nhanh chóng làm sạch vết thương. Bạn có thể dùng cồn 70 độ hoặc xà phòng dịu nhẹ để rửa sạch vùng da bị kiến ba khoang đốt, việc này nhằm giảm việc khó chịu trên da và giảm nọc độc của loài kiến này để lại trên da.

Lưu ý, bạn không nên gãy vùng da bị tổn thương vì sẽ làm cho chất độc lan rộng và gây thương tổn cho các vùng da lành lân cận.

Sau khi các vết thương đã được làm sạch, không còn giải pháp nào khác bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn có phác đồ đúng đắn giúp hạn chế những biến chứng do độc tố từ kiến ba khoang gây ra.

Do các vết thương do kiến ba khoang gây ra rất giống với các triệu chứng của bệnh Zona, giời leo chính vì thế rất nhiều trường hợp lầm tưởng. Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị theo hướng Zona, giời leo bởi sẽ không có tác dụng với trường hợp kiến đốt.

Bạn không được tự ý bôi các thuốc màu, lá cây hoặc sử dụng các biện pháp dân gian khác. Những biện pháp xử lý này đôi khi không có tác dụng mà còn làm cho vết thương loét nhiều hơn, lan rộng ra hay thậm chí là bị nhiễm trùng.

Biện pháp giảm thiểu tình trạng bị kiến ba khoang đốt

Hiện nay, kiến ba khoang đã tấn công đến nhiều khu dân cư, các bệnh viện… làm cho số lượng người bị kiến ba khoang đốt tăng cao đáng báo động. Trước tình trạng này, Cục Y tế dự phòng và Bộ Y tế đã khuyến cáo mọi người nên chủ động phòng tránh kiến ba khoang để hạn chế tình trạng bị kiến đốt gây ra nhiều vết thương đau rát.

Các biện pháp chủ động để hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang như sau:

Thay thế các bóng đèn huỳnh quang bằng những bóng đèn có ánh sáng màu vàng. Bởi loài kiến này rất thường xuất hiện ở các nơi có ánh sáng đèn huỳnh quang. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đứng dưới bóng đèn sáng trong nhà.

Thực thi hành động “kín cổng cao tường” nên đóng kín cửa mỗi khi ra vào nhà, sử dụng lưới cho các cửa để hạn chế kiến ba khoang và nhiều loài côn trùng khác xâm nhập vào nhà bạn.

Kiến ba khoang thường ẩn nấp trong các bụi rậm nên bạn hãy thường xuyên vệ sinh môi trường và phát quang bụi rậm. Việc này nhằm hạn chế loài kiến này và nhiều loài côn trùng khác cư trú gây nguy hiểm cho bạn.

Vào buổi tối bạn có thể tắt những bóng đèn không cần thiết để tránh gây sự thu hút với loài côn trùng nguy hiểm này.

Tập thói quen ngủ màn để hạn chế sự tiếp xúc của loài côn trùng này trong khi ngủ. Trước khi đi ngủ nên quét nhà thật sạch để có thể kiểm soát sự tồn tại của kiến ba khoang trong nhà.

Trước khi sử dụng quần áo, khăn mặt nên giũ mạnh để đảm bảo không có bất kỳ loài côn trùng này kể cả kiến ba khoang đang ẩn nấp trong trong những vật dụng thường ngày mà bạn đang sử dụng.

Với những ai làm việc trên đồng ruộng hoặc vườn cây nên có những dụng cụ bảo hộ lao động để tránh sự tấn công từ loài côn trùng nguy hiểm này.

Bị kiến ba khoang đốt tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn không nên chủ quan bởi nếu không xử lý đúng cách thì sẽ làm cho bệnh trở nên xấu đi. Hãy cập nhật cho mình những kiến thức hữu ích để xử lý việc bị kiến ba khoang đốt và những biện pháp phòng tránh kiến ba khoang để hạn chế tối đa thương tổn từ loài côn trùng nguy hiểm này.

Bạn đang xem bài viết Giọng Mũi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị trên website Namtranpharma.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!