Xem Nhiều 3/2023 #️ Amuro Tooru – Người Tốt Hay Kẻ Xấu? # Top 11 Trend | Namtranpharma.com

Xem Nhiều 3/2023 # Amuro Tooru – Người Tốt Hay Kẻ Xấu? # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Amuro Tooru – Người Tốt Hay Kẻ Xấu? mới nhất trên website Namtranpharma.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Fanart của StarryWind trên devianart

Chekhov: Nhiều người cho rằng Bourbon là điệp viên nằm vùng của PSIA*, nhưng tôi nghĩ Bourbon nhất định không phải là người tốt! Gosho luôn muốn rằng những người tốt trong truyện phải cực kì “sạch sẽ”. Còn nhớ khi Ran được miêu tả như một nữ anh hùng trong vụ Văn phòng thám tử Mori bị khống chế nổ bom, khi cô ra tay ngăn cản kế hoạch giết hung thủ mang bom để cứu con tin của Masumi, đã khiến độc giả-cư dân mạng tranh luận ồn ào? Ngay cả Kir cũng được miêu tả đã ngần ngại và hối hận về kế hoạch ám sát mà cô buộc phải tham gia trong vụ FBI đối đầu với Tổ chức Áo đen. Amuro không hề có những suy nghĩ như vậy.

Amuro có thể là một kẻ xấu có chút lòng tốt giống như Vermouth, nhưng chúng ta đâu thể quên những việc xấu xa mà Bourbon đã tự nguyện làm. Hãy thử nhớ lại xem:

-Amuro xuất hiện trong đám đông trong lốt Akai khiến các tay bắn tỉa chuyên nghiệp của Tổ chức chĩa súng vào đầu các công dân vô tội. (Vụ 13 chiếc áo thun đỏ) -Amuro không ngăn cản nghi phạm (mà anh ta tin là vô tội) bước ra khỏi cửa nhà hàng và suýt nữa thì hủy vật chứng quan trọng chứng tỏ sự vô tội ấy, chỉ vì anh đang quan sát Kogoro. (Vụ giới thiệu Amuro) -Amuro để ý thấy Conan đi cùng với một kẻ tình nghi giết người, cho rằng Conan có thể đã bị bắt cóc, nhưng không nói gì cho đến khi Kogoro và Ran biết chuyện (lúc đó Conan và hung thủ đã biến mất) (Vụ bắt cóc Conan). -Amuro báo cho Tổ chức biết về nơi chốn của Shiho Miyano, trong khi lẽ ra anh ta có thể giữ kín thông tin ấy (Vụ hỏa hoạn tại ngôi nhà trên núi). Và sau khi đã ở trên tàu Bell Tree, Amuro có ý định ra tay bạo lực với “Shiho” (Kid cải trang) để lôi cô ra khỏi khoang chứa hành lý. (Vụ Chuyến tàu bí hiểm) -Amuro có ý định tông xe vào cô giáo tiểu học nhằm mục đích khiến một vài mật vụ FBI xuất hiện. Amuro có thể giết chết một cô gái với tội danh duy nhất là làm bạn với một mật vụ FBI. Vermouth chỉ biết kế hoạch này sau khi được Amuro giải thích. (Vụ mưu sát cô giáo)

Tôi có thể đồng ý rằng Bourbon từng là một đứa trẻ tốt nhưng do được nuôi dạy trong Tổ chức Áo đen nên đã tha hóa, biến chất. Nhưng những giả thuyết nói Amuro là điệp viên nằm vùng thì không phù hợp với cách Gosho thường xây dựng nhân vật chính. (sau đó Chekhov liệt kê một vài việc tốt Amuro đã làm, xem ở phần phản biện ở bên dưới) Tóm lại là: Những việc tốt mà Amuro làm không thể phủ nhận được những việc xấu.

PhantomWriter: Tôi không nghĩ Amuro thực sự đã có ý định tông xe làm trọng thương cô giáo bạn của Jodie. Có rất nhiều cách đơn giản hơn để xử lý một cô giáo mà để lại ít tang chứng vật chứng hơn là cách đâm xe vào cô ấy. Sẽ nảy sinh vấn đề về nhân chứng, vết máu, và những vết lõm trên phương tiện gây án…Conan cho biết lí do cậu nghĩ Amuro định đâm xe vào cô giáo là vì lúc trông thấy cô ấy trên vỉa hè, Amuro đang lái xe. Ngay cả khi chúng ta không bàn về cách nhìn nhận thái quá của Conan ở đây, có thể thấy rõ ràng nếu Amuro làm như vậy thì thật ngu ngốc, vì, tôi nhắc lại, tang chứng vật chứng sau vụ đâm xe.

Jd-: Khoảnh khắc Conan cho rằng Amuro muốn cán chết cô giáo tiểu học kia khiến tôi phải bật cười. Conan nói ra điều này với một thái độ chấp nhận đương nhiên, và còn dám chắc đó là điều lẽ ra đã xảy ra. Tuy nhiên, tôi cho rằng mục đích của Amuro lúc đó cho dù là gì, cũng nhất định không phải là sát hại cô giáo ấy (và tôi cũng không tin anh ta thực sự đã định tông xe vào một cô gái), nên có thể nói tôi đồng tình với những gì PhantomWriter nói, về chuyện chứng cớ nếu vụ tai nạn có xảy ra. Nhìn chung, không như Rena, chúng ta vẫn còn chưa rõ Amuro thực sự là ai. Amuro đang làm việc cho ai, liệu Amuro có phải là điệp viên 2 mang không…tất cả cần được tác giả hé lộ. Rena thực ra cũng đã sẵn sàng giúp Tổ chức Áo đen ám sát một chính trị gia vô tội để bảo vệ vỏ bọc điệp viên của mình trong Tổ chức. Nếu Conan không có mặt ở đó, hẳn là Rena cũng thực hiện kế hoạch đến cùng. Điều này, nếu đã xảy ra, sẽ là việc xấu xa hơn bất cứ việc gì mà từ lúc xuất hiện tới giờ Amuro đã làm. Chúng ta chưa thực sự biết những mục tiêu của Bourbon liệu đều có phải là những ví dụ về việc xấu xa mà anh ta làm không. Chúng ta có lẽ phải đợi tới File 900 mới biết được. Có thể là trong vụ Chuyến tàu bí hiểm, Amuro dự định giúp Shiho chạy trốn, hoặc giúp cô ngụy tạo cái chết ngay khi anh có thể. Tôi nghĩ đó cũng là một khả năng. Nói chung, tôi tin Bourbon sẵn sàng giết một thành viên của Tổ chức phản bội, nhưng tôi không tin anh ta, nếu có thể, lại giết Sherry, hoặc đẩy cô vào chỗ chết. Nói về Chuyến tàu bí hiểm, thực ra tôi hơi tò mò. Amuro, Vermouth, Gin – 3 người này mỗi người có một ý niệm khác nhau về cách giải quyết tình huống trong vụ đó. Cụ thể, Gin và Vermouth chỉ muốn giết Sherry, còn Bourbon lại cất công chuẩn bị một trực thăng để đưa cô đi xa khỏi khoang tàu sắp nổ, và muốn cô phải sống – điều mà Tổ chức (tất cả thành viên của Tổ chức, trừ Bourbon, có thể là cả Vermouth) không hề quan tâm. Rõ ràng là lúc ấy Bourbon hoàn toàn làm chủ được tình hình và đã có thể đưa Sherry đi nơi khác, hoặc giải quyết tình huống theo bất cứ cách nào anh ta muốn. Tất nhiên, ta cũng cần đặt câu hỏi tại sao Vermouth và Bourbon muốn sắp đặt chuyện như vậy ngay từ đầu. Nếu muốn Sherry chết, họ có thể cứ thế làm theo kế hoạch ban đầu của Tổ chức (đợi tàu về ga cuối, cho phát nổ, giết chết Sherry cùng tất cả hành khách trên tàu, trên ga). Nhưng họ lại khiến tàu dừng ở ga khác. Đó là lương tâm của Bourbon, hay là Vermouth, đã cứu sống những người vô tội?

Kết luận là, chúng ta không thực sự biết mục đích của Amuro là gì – tất cả những gì chúng ta biết là mục đích ấy không hẳn giống như những gì Tổ chức muốn. Chúng ta biết Amuro không xấu xa như Tổ chức, những gì Amuro biết nhưng không chia sẻ, và những việc Amuro làm, đều cho thấy Amuro tốt theo cái cách không giống một ai trong Tổ chức.

Tuy nhiên nếu Amuro là kẻ xấu hoàn toàn thì tôi cũng sẽ tự hào về Gosho, vì nếu vậy, ông sẽ làm một điều mà ông chưa từng làm. Nhưng tôi không tin điều đó sẽ xảy ra.

(Jd- phản biện)

Phân tích những tình huống khi Amuro là người tốt

–Giúp phá nhiều vụ án, hầu hết đóng vai trò là phụ tá cho các thám tử khác như Conan hoặc Kogoro, đôi khi một mình. Amuro đã giúp tống nhiều tội phạm vào tù hơn một vài sĩ quan cảnh sát trong bộ truyện. đối với tôi, Amuro có vẻ là người tôn trọng pháp luật và luật lệ, hoặc ít nhất cũng tôn trọng sự thật là chúng có tồn tại, tuy nhiên lại không hành động theo những luật đó. Điều này không làm anh ta thành người xấu, chỉ có nghĩa là Amuro là một người muốn làm những chuyện đúng đắn theo cách mà anh ta nhìn nhận, ngay cả khi phải lắt léo lách luật. ấy là tôi thấy như vậy thôi, có thể nhiều người nghĩ khác.

–Giải cứu Conan khỏi tên cướp nhà băng (vụ cướp nhà băng Teito), cứu Conan khỏi tên bắt cóc bằng cách đụng xe vào xe hắn (vụ Conan bị bắt cóc), giải cứu Conan và lũ nhóc thám tử khỏi chiếc xe tải đông lạnh (Vụ kiện hàng gửi Kudo). Dĩ nhiên, đây là những ví dụ rõ ràng nhất chứng tỏ Amuro là một người tốt. Dù thế nào thì việc Amuro cất công giải cứu Conan chỉ trong hạn thời gian ngắn như vậy đã là một dấu hiệu cho thấy anh ta không phải là một kẻ ác độc. Amuro chưa từng do dự làm những việc đúng đắn, phải phép, khi đối mặt với những vấn đề nan giải, và anh ta cho tới nay đã đứng ra lo liệu những việc như vậy không chỉ một lần, cho dù lẽ ra không cần thiết phải làm thế.

–Để lại chiếc tăm khi viếng mộ Date vào ngày giỗ của bạn (vụ bắt cóc Takagi). Đây là một trong những bằng chứng tiêu biểu về Amuro. Có thể chi tiết này nói lên rằng anh ta là người tốt và đã được huấn luyện với cảnh sát, sau đó hoạt động nằm vùng, hoặc là anh ta mất niềm tin vào cảnh sát vì có chuyện tồi tệ gì đó đã xảy ra. Dù là cách này hay cách khác, rõ ràng Date đã có một cách định nghĩa cụ thể về công lí, và dường như là một biểu tượng của một cảnh sát mẫu mực trong ngành. Việc Amuro vẫn còn ngưỡng mộ Date cho thấy Amuro vẫn tôn trọng công lí. Tôi không tin Amuro là một kẻ suy nghĩ theo kiểu “thế giới này cần bị thiêu rụi”, mà, có lẽ, theo anh ta, công lí không đơn thuần là trắng và đen, và đôi khi người ta phải làm những việc họ không được phép làm để đảm bảo cái đúng được bảo vệ. Đó chỉ là suy nghĩ cá nhân, nhưng nhân vật này đối với tôi là như vậy.

–Giúp Conan sơ cứu vết thương sau khi cậu nhóc bị vợt quăng trúng đầu (Vụ CLB tennis). Amuro thực ra đâu cần phải làm vậy, cho nên tôi nghĩ đây là ví dụ cho chúng ta thấy bản chất nhân đạo của anh ta. Anh ta không phải là một kẻ xấu, chỉ là một người tốt đã phải trải qua những chuyện đau lòng và do đó có cách nhìn đời khác biệt với hầu hết mọi người. Thấy một đứa trẻ, đặc biệt là một đứa trẻ thông minh sáng láng, bị thương như vậy khiến Amuro phải hành động ngay để cứu giúp, mà không có thêm bất cứ ý đồ bất chính nào.

Kết luận của tôi: Cho đến thời điểm hiện tại, tôi cho rằng “Amuro là một người tốt, người mà tuy hiện tại đang hành động khiến người ta nghĩ là người xấu, nhưng cuối cùng sẽ được hé lộ là người tốt.”

Chekhov: Hiện tại, tôi tin Amuro từng là một đứa trẻ ngoan được nuôi dạy cùng với Tổ chức Áo đen, nhưng dần dần tha hóa, mặc dù có những ảnh hưởng tích cực như Elena và Date. Có khả năng điều khiến anh ta đối đầu với FBI (có thể là cái chết của cha mẹ đã khiến anh ta thành mồ côi? Hoặc cái gì đó tương tự như vậy) đã bị hiểu sai. Về những diễn biến tiếp theo cho đến File 900, tôi nghĩ Bourbon sẽ ra tay làm những điều không mấy tốt đẹp đối với Okiya, Conan, Masumi, cũng có thể cả cha con nhà Mori, và bất cứ ai khác để vạch mặt Shuuichi. Tôi không tin Amuro sẽ có được cái anh ta muốn bằng cách đóng vai người tốt. Sẽ có khoảnh khắc nào đó mà Amuro phải lựa chọn không bước qua vạch giới hạn nào đó, vì lương tâm thức tỉnh, nhưng cách duy nhất để chạm tới vạch ấy là nhập vai kẻ xấu.

Jd-: Đối với tôi, kẻ xấu thực sự là những kẻ sẽ, chẳng hạn như, giết người một cách không đắn đo phân biệt, miễn là phù hợp với mệnh lệnh từ Tổ chức, mà không biểu hiện khuynh hướng thiện ở bất cứ dạng nào. Cho tới nay, chúng ta chưa có bằng chứng gì cho thấy Amuro đã giết ai hoặc là một người sẽ làm như thế, không giống như thể loại tay sai như Vodka, kẻ sẽ bắn chết bất cứ ai Gin chỉ. Gin, Vodka, Chianti và Korn đều là những ví dụ của kẻ xấu thực sự: họ không có khuynh hướng thiện nào khiến chúng ta phải nghĩ “còn có điều gì khác nữa” khi đánh giá tốt-xấu. Vermouth vẫn là người xấu, tuy hơi có chút “tốt” hơn 4 người nhắc bên trên. Amuro chắc chắn là gần với Conan hơn Vermouth. Vậy là, để xếp hạng thứ tự các nhân vật xấu, tốt trong bộ truyện, ta có Gin ở 1 đầu, Conan ở đầu kia. Ở giữa họ là tất cả những người khác – có những người ở ngay cạnh Conan, có những người ngay cạnh Gin. Sera tất nhiên là ở bên cột “người tốt”, nhưng không gần với Conan như là Ran, vì Sera có đặt niềm tin vào những cách giải quyết khác để cứu mạng người, so với Conan và Ran. Akai có lẽ là nhân vật mà theo tôi, có phần “xấu” nhiều nhất ở danh sách “người tốt”. Như vậy, Amuro đứng ở đâu? Liệu anh ta là phần trái ngược của phần xấu của Akai? Hay là Amuro đứng ở ngay giữa?

Chốt lại, tôi nghĩ cuối cùng Amuro sẽ là người tốt, phần xấu của anh ta hầu hết là do bị lừa, hoặc vì những lí do khác mà chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm được, điều này dĩ nhiên bao gồm cả việc được nuôi dạy trong lòng Tổ chức nhưng lớn lên vẫn là người tốt, giống như Haibara. Dù là với lí do gì, chúng ta vẫn sẽ không nhìn nhận anh ta là người xấu – nhất định không theo kiểu Gin, thậm chí không phải Vermouth. Tôi cũng không rõ liệu Amuro có quay lại với Tổ chức sau tất cả chuyện này không (tôi nghĩ Amuro là người tốt nhưng bị lừa) hay là liệu anh ta có chết không (sẽ là một cái kết dở cho một nhân vật thú vị như thế), nhưng thực tế là Amuro đã biết quá nhiều, và điều gì đó nhất định sẽ phải xảy ra.

red.orchid: Amuro là người tốt, anh làm những việc mà người tốt nên làm, phải làm, mà không nghĩ ngợi nhiều. Tuy nhiên Amuro không “tốt” theo cái định nghĩa dành cho những nhân vật như Conan, Kogoro hay Ran, cũng giống như công lý không chỉ đơn giản có 2 màu trắng và đen. Hơn nữa, Gosho đã sử dụng mẹo tâm lí này trước đây với Jodie: ông dẫn dắt người đọc tin rằng Jodie là đại diện của bên xấu, nhưng đảo ngược lại suy nghĩ theo lối mòn ấy vào phút cuối, biến Jodie thành người tốt. Cuối File 894, độc giả nghẹn thở khi chứng kiến màn mặt đối mặt của Amuro và Okiya. Nếu ta đồng ý rằng Kudo Yuusaku đã bằng cách nào đó bay về Nhật, nhờ tài hóa trang của Yukiko mà đội lốt Okiya để đấu màn cân não với Amuro, thì rõ ràng là có quá nhiều điều đang được lặp lại ở đây. Chúng ta thử nhớ lại lúc Jodie vẫn bị cho là người xấu, khi cô tìm đến nhà tiến sĩ Agasa và gặp “Ai” (thực ra là Conan giả trang) với khẩu trang do cúm trên mặt! Không phải là cảnh đó đang được lặp lại, với 2 nhân vật mới hay sao? Amuro thay cho Jodie, và Yuusaku thay cho Conan? Kẻ được cho là sẽ bị chất vấn lại dưới lốt cải trang, vậy có phải kẻ được cho là người xấu (Amuro) cuối cùng sẽ là người tốt? Tất nhiên, tôi biết đây chưa thể coi là bằng chứng, nhưng tôi muốn tin vào khả năng đó. Bởi, nếu đúng là Amuro lớn lên cùng Tổ chức, có lẽ anh ta không có nhiều lựa chọn ngoài việc hợp tác và làm việc cho chúng, tương tự như Shiho. Akemi muốn chạy trốn và đưa Shiho ra khỏi Tổ chức, và hãy nhìn xem cô ấy đi được bao xa. Chết thảm thương, cô độc tại một bến tàu vắng vẻ, mang danh một tên cướp nhà băng táo tợn. Bản thân Shiho cũng tìm tới cái chết, và chỉ tình cờ tìm được lối thoát khỏi Tổ chức, tuy vẫn liên tục bị truy sát sau này. Ý tôi muốn nói, một khi một nhân tố có lợi cho Tổ chức, dĩ nhiên không thể muốn bỏ đi là được. Shiho được nuôi dạy trong Tổ chức, nhưng cô vẫn là người tốt, không ai có thể chối cãi được điều đó. Vậy tại sao Amuro lại không thể? Tôi sẽ tiếp tục tin vào điều này.

 PSIA*: Một tổ chức tình báo an ninh ở Nhật.

Nguồn: http://forums.dctp.ws/viewtopic.php?f=5&t=12253

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Huyễn Tưởng Về Người Tốt, Kẻ Xấu

Văn hóa đại chúng ngày nay bị ám ảnh với cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, trong khi những câu chuyện dân gian lại không như vậy? Điều gì đã thay đổi?

Lần đầu tiên chúng ta thấy Darth Vader làm gì đó hơn là chỉ thở một cách khó nhọc trong phim Star Wars (1977), anh ta bóp cổ một người đàn ông đến chết. Sau đó một vài cảnh, anh ta cho nổ tung một hành tinh. Anh ta giết chết các thuộc hạ của mình, bóp cổ người khác bằng tâm trí, làm đủ mọi chuyện mà một người tốt sẽ không bao giờ làm. Nhưng bản chất của một kẻ xấu là anh ta làm những việc mà một người tốt sẽ không bao giờ làm. Những người tốt không chỉ chiến đấu vì lợi ích cá nhân: họ đấu tranh cho những gì đúng – các giá trị của họ.

Nguyên lý đạo đức này không chỉ làm nền tảng cho Star Wars, mà cả những loạt phim như The Lord of the Rings (2001-3) và X-Men (2000-), cũng như hầu hết các phim hoạt hình của Disney. Hầu như tất cả những câu chuyện văn hóa đại chúng của chúng ta dựa trên văn hóa dân gian đều có cùng một cấu trúc: những kẻ tốt chiến đấu với kẻ xấu vì tương lai đạo đức của xã hội. Những motif này có trên tất cả các bộ phim và truyện tranh của chúng ta, ở Narnia và Hogwarts, nhưng chúng không tồn tại trong bất kỳ truyện dân gian, thần thoại hay sử thi cổ đại nào. Trong truyện tranh Marvel, Thor phải xứng đáng với cái búa của mình, và anh chứng tỏ giá trị của mình với phẩm chất đạo đức. Nhưng trong huyền thoại cổ đại, Thor là một vị thần có sức mạnh và động cơ vượt ra khỏi bất kỳ ý niệm nào về ‘xứng đáng’.

Trong những câu chuyện dân gian cổ xưa, không ai chiến đấu cho các giá trị. Câu chuyện cá nhân có thể thể hiện những đức tính trung thực hoặc hiếu khách, nhưng không có sự đồng thuận nào giữa các câu chuyện dân gian về việc hành động nào là tốt hay xấu. Ví dụ, khi các nhân vật lãnh nhận hậu quả vì không nghe theo lời khuyên, rất có thể có một câu chuyện tương tự khác trong đó nhân vật chính sống sót chỉ bởi vì anh ta làm trái lời khuyên. Bảo vệ một tập hợp các giá trị nhất quán là trung tâm cho logic của các cốt truyện mới mẻ hơn, bản thân câu chuyện thường được định hình lại để tạo ra các giá trị cho các nhân vật như Thor và Loki – những người trong thế kỷ 16 ở Edda thuộc Iceland chỉ có cá tính chứ không phải các định hướng đạo đức nhất quán.

Những câu chuyện truyền khẩu không bao giờ có bất cứ người tốt hay kẻ xấu nào theo kiểu hiện đại, mặc dù chúng thường được biết đến như những bài học đạo đức. Trong những câu chuyện như Jack và cây đậu thần hay Công chúa ngủ trong rừng, ai là người tốt? Jack là nhân vật chính diện mà chúng ta thường khuyến khích, nhưng cậu ta không có lý lẽ đạo đức để bào chữa cho việc ăn cắp đồ của người khổng lồ. Liệu Công chúa ngủ trong rừng có quan tâm đến cái thiện? Có ai chống tội phạm không? Ngay cả những câu chuyện có thể được viết ra để làm ra vẻ chúng nói về cái thiện so với cái ác, chẳng hạn như câu chuyện của Cô bé Lọ Lem, không lệ thuộc hoàn toàn vào một sự lưỡng phân đạo đức. Trong các phiên bản truyền thống, Cinderella chỉ cần đẹp để làm cho câu chuyện thành công. Trong Ba chú Heo con, cả lợn lẫn sói đều không ai triển khai chiến thuật nào đối thủ không dám làm. Đó chỉ là câu hỏi về việc ai ăn tối trước, chứ không phải thiện hay ác.

Tình hình phức tạp hơn trong sử thi như Iliad, trong đó có hai “đội”, cũng như các nhân vật vật lộn với các ý nghĩa đạo đức. Nhưng các đội này không đại diện cho cuộc đụng độ của hai bộ giá trị giống như cách những người tốt và kẻ xấu hiện đại đang làm. Cả Achilles lẫn Hector đều không bảo vệ các giá trị mà phía bên kia không thể chấp nhận, cũng không phải họ đang chiến đấu để bảo vệ thế giới khỏi nhóm còn lại. Họ không tượng trưng cho bất cứ thứ gì trừ bản thân họ và, mặc dù họ thường xuyên nói về chiến tranh, họ không bao giờ viện dẫn các giá trị của họ như là lý do để chiến đấu một cuộc chiến tốt đẹp. Sự đối lập đạo đức giữa thiện và ác là một phát minh chỉ mới phát triển gần đây trong mối tương quan với chủ nghĩa quốc gia hiện đại – và, cuối cùng, nó đưa ra tiếng nói cho một tầm nhìn chính trị chứ không phải một tầm nhìn đạo đức.

Trong nghiên cứu dân gian của bà mang tên From the Beast to the Blonde (1995), tác giả và nhà phê bình người Anh Marina Warner phản bác một tập truyện dân gian, được phổ biến bởi nhà tâm lý học trẻ em người Mỹ Bruno Bettelheim, như một tập hợp những sự tương đồng vói các cuộc đấu tranh tâm lý và phát triển của chúng ta. Thay vào đó, Warner lập luận rằng hoàn cảnh bên ngoài làm cho những câu chuyện này cộng hưởng với độc giả và người nghe qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, cả hai học giả đều muốn truy nguyên những câu chuyện dân gian và truyện cổ tích phổ biến này bởi vì544 chúng vẫn giữ nguyên, hoặc tương tự, qua nhiều thế kỷ.

Các tiểu thuyết gia và nhà làm phim dựa trên nền tảng văn hóa dân gian dường như cũng tập trung vào những điểm chung. Star Wars được George Lucas công khai dựa trên cuốn sách The Hero with Thousand Faces (1949) của Joseph Campbell, mô tả hành trình của một nhân vật như Luke Skywalker như một con người phổ quát. J R R Tolkien sử dụng học bổng của ông về sử thi tiếng Anh cổ xưa để kể lại những câu chuyện trong một bối cảnh phi thời gian khác; và nhiều truyện tranh một cách rõ ràng hoặc ngầm ẩn tái chế những huyền thoại và truyền thuyết cổ xưa, giữ cho những mạch chuyện sống động được chia sẻ bởi những câu chuyện mới và cũ, hoặc những câu chuyện cũ từ các xã hội khác nhau trên khắp thế giới chia sẻ với nhau.

Hệ quả của việc hợp nhất Người dân thông qua một tập hợp các đặc điểm và giá trị thiết yếu được lưu trữ là những người bên ngoài nền văn hóa được xem là thiếu những giá trị mà người Đức coi là của riêng họ. Von Herder có thể đã hiểu tiềm năng của bạo lực đại chúng trong ý tưởng này, bởi vì ông ca ngợi sự đa dạng tuyệt vời của nền văn hóa nhân loại: đặc biệt, ông tin rằng người Do Thái Đức nên có quyền bình đẳng đối với các Kitô hữu Đức. Tuy nhiên, tiềm năng vềchủ nghĩa quốc gia từ dự án của anh em Grimm đã dần được khuếch đại khi ảnh hưởng của nó lan rộng khắp châu Âu, và các nhà văn dân gian bắt đầu viết những cuốn sách văn hóa dân gian quốc gia để xác định nhân vật quốc gia của họ. Không kém phần quan trọng, nhiều quốc gia hiện đại tiếp tục nhận ra những khả năng bùng phát cho việc lạm dụng trong một phương thức suy nghĩ coi ‘người khác’ như một loại quái vật đạo đức.

Trong cuốn sách The Hard Facts of the Grimms’ Fairy Tales (1987), nhà nghiên cứu người Mỹ Maria Tatar nhận xét về cách mà Wilhelm Grimm sẽ chèn vào, chẳng hạn như, các thành ngữ về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa. Bà lập luận rằng: ‘Thay vì chấp nhận sự vắng mặt của một trật tự đạo đức … ông kiên trì trong việc thêm các tuyên bố đạo đức ngay cả khi không có đạo đức.’ Nhũng sự thêm thắt như vậy nêu lên một ý tưởng rằng các giá trị (chú không phải bữa tối) mới quan trọng trong các mâu thuẫn mà những câu chuyện này đẩy lên kịch tính. Hiển nhiên là những sự thêm thắt của Grimms đã ảnh hưởng đến Bettelheim, Campbell và các nhà nghiên cứu dân gian khác, những người tranh luận về đạo đức vốn có của dân gian, ngay cả khi chúng không phải lúc nào cũng được kể như những truyện ngụ ngôn đạo đức.

Là một phần của ý thức chủ nghĩa quốc gia mới này, các tác giả khác bắt đầu nhào nặn những câu chuyện cũ để tạo ra một sự khác biệt về đạo đức giữa, chẳng hạn như Robin Hood và Cảnh sát trưởng Nottingham. Trước bản kể lại những truyền thuyết này của Joseph Ritson vào năm 1975, những câu chuyện được viết trước đó về những kẻ vòng pháp luật chủ yếu cho thấy ông ta chỉ đơn giản là đang say sưa chè chén trong rừng với những người đàn ông vui vẻ khác. Ông ta không cướp của người giàu để chia cho người nghèo cho đến khi phiên bản của Ritson – được viết ra để truyền cảm hứng cho một cuộc nổi dậy của thường dân Anh sau cuộc cách mạng Pháp. Phiên bản của Ritson đã trở nên phổ biến đến nỗi những bản kể lại hiện đại của Robin Hood, chẳng hạn như phim hoạt hình năm 1973 của Disney hay bộ phim Prince of Thieves(1991) tập trung hơn về các mối ràng buộc đạo đức hơn là những thú vui ngoài vòng pháp luật. Cảnh sát trưởng Nottingham được chuyển hóa từ một nhân vật phản diện đơn giản thành một kẻ tượng trưng cho sự lạm dụng quyền lực chống lại những người yếu thế. Ngay cả trong một quốc gia (Robin Hood), hay một hộ gia đình (Cinderella), mọi quy mô xung đột đều được dàn dựng lại như một sự xung đột của các giá trị.

Hoặc, hãy thử xem xét huyền thoại của Vua Arthur. Trong thế kỷ 12, các nhà thơ viết về ông thường là người Pháp, như Chrétien de Troyes, bởi vì Vua Arthur chưa gắn liền với linh hồn của nước Anh. Hơn nữa, đối thủ của ông ta thường là, theo nghĩa đen, quái vật, hơn là những người tượng trưng cho những khuyết điểm về đạo đức. Vào đầu thế kỷ 19, khi Tennyson viết Idylls of the King, Vua Arthur trở thành một lý tưởng của một sự nam tính điển hình của người Anh, và ông ta chiến đấu chống lại những tính cách thể hiện sự yếu kém về đạo đức. Vào thế kỷ 20, từ ‘Camelot’ có nghĩa là một vương quốc quá lý tưởng để tồn tại trên Trái Đất.

Những kẻ xấu thay đổi suy nghĩ của họ và trở nên tốt theo cách tương tự với vô số câu chuyện hiện đại mang dáng dấp dân gian: The Lord of the Rings, Buffy the Vampire Slayer (1997-2003), bộ truyện Harry Potter (1997-2007). Khi một nhân vật xấu đổi ý, đó luôn luôn là một khoảnh khắc tình cảm tuôn trào – vì những gì là nền tảng cho một nhân vật lại đang mất đi phần trọng yếu trong bản sắc của mình. Một đặc thù khác trong nền tảng đạo đức của những người tốt so với kẻ xấu đó là kẻ xấu không trung thành và thường xuyên trừng phạt bản thân mình; cho dù đó là Cảnh sát trưởng của Nottingham bỏ đói người của mình hoặc Darth Vader giết chết thuộc hạ của mình, kẻ xấu luôn vô cảm với sự sống của con người, và họ quở trách các đồng minh của họ bởi những vi phạm nhỏ. Điều này đúng kể từ những kẻ xấu hiện đại đầu tiên xuất hiện, mặc dù hầu như không tồn tại trong số những kẻ xấu cũ có thể thèm ăn thịt người, nhưng không giết người dân của chính mình.

Mặt khác, những người tốt, chấp nhận tất cả những người nộp đơn dự tuyển vào một nhóm, và chứng tỏ lòng trung thành của họ ngay cả khi đồng đội của họ đi quá giới hạn. Hãy thử nhìn cách Friar Tuck say bia trong khi Robin Hood cố tình lờ đi. Hoặc Luke Skywalker chào đón Han Solo tinh nghịch bên cạnh. Những người tốt làm việc với những kẻ xỏ lá, những kẻ kỳ quặc và những kẻ trước kia xấu xa, cộng với những trận chiến của họ thường xuyên xoay quanh chuyện một người bị đối xử xấu bởi những kẻ xấu sang phe kia và trở thành một người tốt. Tha thứ cho các hành vi xấu xa của các nhân vật là một đỉnh cao xúc cảm trong nhiều câu chuyện người tốt / kẻ xấu. Thật vậy, điều quan trọng là phe “tốt” là một đội quân ô hợp sẽ không bao giờ, bao giờ từ chối một đồng đội bộ binh.

Một lần nữa, đây là một điểm tự hào có vẻ không ăn khớp với bối cảnh kể chuyện tiền hiện đại. Những con người trong những câu chuyện cổ đại không chỉ không đổi phe trong chiến đấu mà Achilles, chẳng hạn thế, sẽ không bao giờ giành chiến thắng vì quân đội của anh ta bao gồm toàn những người bị loại bỏ khỏi đội quân thành Troy. Trong những câu chuyện cổ xưa, những chiến binh vĩ đại không phải là những người lính tồi cũng được tuyển quân, chỉ xuất hiện để đại diện cho một nền giáo dục đạo đức: họ toàn là những chuyên gia.

Các câu chuyện của người tốt / kẻ xấu có thể không có bất kỳ vấn đề đạo đức nào cao siêu, nhưng chúng chắc chắn có làm tăng sự ổn định xã hội, và chúng có ích trong việc động viên người ta tình nguyện gia nhập quân đội và chiến đấu chống lại các quốc gia khác. Các giá trị được họ cảm thấy như thể đạo đức, và sự kết hợp với văn hóa dân gian và thần thoại khoác lên chúng một lớp vỏ của tính chính thống, nhưng chúng vẫn không phát sinh từ một ảo tưởng đạo đức nào cả. Thay vào đó, chúng bắt nguồn từ một tầm nhìn chính trị, và đó là lý do tại sao chúng không giúp chúng ta cân nhắc, hoặc suy nghĩ sâu sắc hơn về ý nghĩa của các hành động của chúng ta. Giống như bản gốc của những câu chuyện cổ Grimm, chúng là một công cụ chính trị được thiết kế để liên kết các quốc gia với nhau.

Không phải ngẫu nhiên mà các bộ phim, truyện tranh và trò chơi theo motif người tốt / kẻ xấu lại sở hữu một nhóm người hâm mộ đông đảo, nhiệt thành và dễ thay đổi cảm xúc đến như vậy – ngay cả từ ‘fandom’ (nhóm người hâm mộ) cũng gợi lên ý tưởng về một quốc gia hay vương quốc. Hơn nữa, nền tảng đạo đức của những câu chuyện về những siêu anh hùng chiến đấu trong cuộc chiến tốt, hoặc chiến đấu để cứu thế giới, không khen ngợi sự trao quyền chân chính. Điều mà những người tốt dạy chúng ta là những người trong nhóm kia không giống chúng ta. Trên thực tế, chúng quá tệ và cuộc chiến quá cam go, chúng ta buộc phải tha thứ cho mọi sự vi phạm trong đội ngũ của chúng ta để giành chiến thắng.

Khi tôi nói chuyện với Andrea Pitzer, tác giả của One Long Night: A global history of Concentration Camps (2017), về sự trỗi dậy của ý tưởng rằng mọi người ở hai bên đối lập nhau có phẩm chất đạo đức khác nhau, bà ấy đã nói với tôi rằng: Có 3 phát minh đã gặp nhau làm nên những trại tập trung: dây thép gai, các vũ khí tự động, và niềm tin rằng toàn bộ loại người nên bị nhốt. ‘Khi chúng ta đọc, xem và kể những câu chuyện về những người tốt chiến đấu chống lại kẻ xấu, chúng ta chủ yếu thuyết phục bản thân rằng đối thủ của chúng ta sẽ không chiến đấu với chúng ta, thực sự họ sẽ không ở trong đội bên kia, nếu họ có chút gì sự trung thành hay trân trọng sự sống. Tóm lại, chúng ta đang lặp lại ý tưởng rằng phẩm chất đạo đức thuộc về các loại người chứ không phải các cá nhân. Đó là viễn cảnh của truyện cổ Grimm và von Herder, dẫn đến kết luận mang tính chủ nghĩa quốc gia logic của nó, ngụ ý rằng’ vài nhóm người cần được nhốt lại’.

Xem Wonder Woman ở cuối bộ phim năm 2017 phát biểu một bài về việc tha thứ trước cho ‘nhân loại’ vì tất cả các tội phạm không thể tránh khỏi của Chiến tranh thế giới thứ hai, tôi lại được nhắc lại rằng chính những câu chuyện người tốt / kẻ xấu đã góp phần tích cực trong việc tạo nên đức hạnh cho hành động để những người chủ nhà trong một cuộc xung đột thoát khỏi tất cả những hành động hung bạo thiết thực.

Bài đã đăng trên chúng tôi

Chơi Game Tốt Hay Xấu Là Do Mỗi Người

Một con dao là dụng cụ làm bếp hay là một hung khí phụ thuộc vào cách người sử dụng nó được giáo dục như thế nào.

Không phải tôi nói, mà khoa học đã chứng minh, chơi game (cụ thể là video game) tốt cho trẻ nhỏ, rèn luyện khả năng tư duy, phản xạ, óc quan sát, khả năng tự xử lý tình huống… Các bạn có thể tham khảo link từ một page dành cho cha mẹ của Tây: http://www.parents.com/kids/development/benefits-of-video-games/

Tôi làm việc ở Keangnam (Mỹ Đình, Hà Nội), toà nhà văn phòng tương đối hiện đại, tập trung nhiều tầng lớp trí thức trong xã hội. Bước vào thang máy phải tới 70% số người đang cầm điện thoại chơi game. Game giúp con người lấy lại thăng bằng với công việc, điều đó không phải bàn cãi. Dễ có tới 80% lập trình viên sau giờ làm căng thẳng chọn game để giải toả. Thế giới cũng đã công nhận eSport (thể thao điện tử, game đối kháng) trở thành một môn thể thao trí óc, tương đương với cờ vua.

Mọi người bảo game bạo lực ảnh hưởng đến tính tình, khiến con người điên loạn. Tôi thì lại thấy quá nửa môn thi đấu eSport chả hiểu sao lại toàn là trò bạo lực, và chưa thấy vận động viên eSport nào có xu hướng bạo lực và thích giết người cả. Lưu ý, một vận động viên eSport luôn có lịch luyện tập 10-15 tiếng/ngày, 5-7 ngày/tuần.

Như đã nói ở trên, chơi game mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Do đó, chơi game với trẻ nhỏ nó cũng là một nhu cầu để phát triển, như uống vitamin vậy. Cái gì quá liều cũng không tốt, kể cả thuốc bổ. Do đó cha mẹ nên xem đó là nhu cầu phát triển của con cái, để nghiêm túc cùng con giải quyết nhu cầu đó một cách khoa học và bài bản, giống như uống thuốc bổ đúng liều và đúng giờ vậy:

-Thay vì vứt cho con chiếc điện thoại hay iPad để nó ngồi một chỗ cho mình rảnh rang làm việc khác, hãy ngồi chơi cùng con, hướng dẫn con cách chơi. Hãy trao đổi và tốt nhất trở thành một bạn chơi cặp với con mình.

Xin hãy nhớ, một con dao là dụng cụ làm bếp hay là một hung khí phụ thuộc vào cách người sử dụng nó được giáo dục như thế nào.

Trương Anh Tú

Hướng Dẫn Cách Tính Cung Người Chết Tốt Hay Xấu

Ngày đăng: 10/06/2020 – 1:20 AM

Người đăng: Admin

Lượt xem: 21191 Lượt xem

 

Việc đầu tiên trước khi tiến hành khâm liệm phải tính cung người chết

TẠI SAO PHẢI TÍNH CUNG NGƯỜI CHẾT?

Tại sao gia đình khi có người mất phải nhờ thầy xem ngày giờ và tính cung? Bởi theo quan niệm dân gian việc có người thân trong gia đình mất sẽ có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với những người thân thiết, cùng huyết thống trong gia đình.

Do vậy, trước khi thực hiện các nghi lễ nhập quan, động quan. Đều phải có ngày giờ cụ thể, cách tính cung người chết được dựa vào tuổi, ngày, giờ mất của người đã khuất. Cách tính này sẽ tính xem được người mất sẽ thuộc trường hợp nào, nhập mộ, thiên di hay trùng tang.

Nhập mộ: thời gian tính được thuộc cung nhập mộ. Ý tức là người mất được ra đi, an nghỉ vĩnh hằng, không còn vương vấn trần thế. Thể hiện sự yên nghỉ. Khi tính cung người chết chỉ cần có ngày, giờ hoặc tháng nhập mộ được coi là chuyện tốt.

Thiên di: thiên là trời, di là ấn định. Tức chỉ đây là ý trời, người mất được ấn định ra đi hợp với lẽ trời, nhưng chưa phải là mong muốn của vong linh người mất

Trùng tang: trùng trong trùng lặp, là sự lặp đi lặp lại tang gia, không chấm dứt. Khi người mất ở cung này thường sẽ có ảnh hưởng không tốt đối người còn sống trong gia đình. Theo quan niệm dân gian thì khi bị trùng tang mà không có cung nhập mổ phải được pháp sư, sư thầy cao tay làm lễ trấn.

CÁCH TÍNH CUNG NGƯỜI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Cung bản mệnh thường có tổng cộng tất cả 8 loại cung khác nhau: Khảm, Ly, Cấn, Đoài, Càn, Khôn, Tốn , Chấn. Với 8 cung này thì với đối tượng là nam hay nữ sẽ có cách sắp xếp và sự trùng lặp khác nhau.

Cách tính cung người chết đối với nam và nữ là ngược nhau

Ta có thể luận cách tính cung người chết ngay trên bàn tay. Nếu là đàn ông thì cách đếm bắt đầu từ cung Cấn và được đếm theo chiều thuận ( tức cùng chiều kim đồng hồ). Nếu ngược lại là

phụ nữ thì sẽ được đếm ngược và chiều bắt đầu sẽ từ cung Khôn

Cách tính cung người chết là đếm hết số chẵn (bắt đầu từ 10, 20, 30,…) sau đó đếm tiếp số lẻ (1,2,3,…) đến khi đến năm tuổi mất thì dừng lại. Tiếp theo ta sẽ tính từ cung tuổi để tính cung tháng mất. Di chuyển tới cung tiếp theo sẽ là tháng 1. Tính lần lượt cho tới khi gặp tháng mất.

Tương tự cách tính cung người chết theo năm và tháng mất. Cách tính cung ngày và giờ cũng được tiếp như trên. Tra bảng xem lúc đó chết vào cung nào tốt hay xấu, có trùng tang hay không.

Lúc đó mới cần cúng lễ trấn.

Trong tất cả 8 cung thì cung tốt, xấu sẽ được phân chia ra như sau: 4 cung thực sự tốt, 2 cung trung bình và còn lại là 2 cung xấu

Ý nghĩa của những cung tốt

Cung khảm: con cháu gặp nhiều điều may mắn

Cung cấn: khi thuộc cung này thì trong gia quyến gặp may mắn

Cung Chấn: trong gia quyến sẽ thăng quan chức nếu người mất rơi vào cung chấn

Cung Khôn: gia quyến thăng quang vinh hiển, rạng rỡ tổ tiên

Ý nghĩa của những cung được đánh giá là trung bình

Cung Tốn: khi rơi vào cung này tức là trong dòng họ có một chút bị động nhẹ, không đến

mức quá xấu

Cung Ly: Ly trong sự chia ly, mất mát, còn cháu sau này sẽ nghèo nàn

Ý nghĩa của những cung xấu

Cung Càn: khi người mất vào cung này tức là đã phạm vào điều đại kỵ, phạm vào hung

thần. Nên cung này được đánh giá là rất xấu

Cung Đoài: Nếu đã có năm rơi vào cung Cần, Ngày mất tới vào cung đoài sẽ vô cùng xấu

CÁCH TÍNH CUNG NGƯỜI CHẾT ĐỂ NHẬN BIẾT TRÙNG TANG

Cách tính cung

Sau khi tính các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp Dần – Thân – Tỵ – Hợi là Trùng Tang. Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì là cung Thiên Di. Thìn – Tuất – Sửu – Mùi là nhập mộ. Nhưng chỉ cần gặp được 1 cung nhập mô được coi như yên tâm, an lành. Dựa trên cách tính cung người chết để coi giờ liệm, di quan, an táng phù hợp, xấu thì tránh

Một số điều cần lưu ý khi bị trùng tang

Trùng tang nhất xa tức là có 3 người chết theo. Trùng tang nhị xa nghĩa là năm người chết theo.

Trùng tang tam xa là có 7 người chết theo. Trong đó nếu trung tang theo cung ngày là nặng nhất, tiếp đến là cung tang tháng, rồi đến giờ và năm.

Cần lưu ý một số việc khi tính cung người chết ra trùng tang

Đối với việc khi người mất trong gia đình phạm vào trùng tang nên kiêng một số chuyện như sau: đối với người nhà kiêng người tam hợp, tuổi sung, tuổi hình với vong linh người đã mất.

Những tuổi thuộc tứ sinh nhận loại là Thìn – Dần – Dậu – Tỵ không được có mặt khi khâm liệm và khóc thành tiếng.

Khi có người trong gia đình mất là mất mát to lớn đối với gia đình những vẫn phải tổ chức tang lễ một cách trọn vẹn nhất. Có kiêng có lành là câu nói từ xưa của ông cha ta. Việc xem xét, coi ngày, giờ lành, tháng tốt đối để tổ chức an táng cho người mất là việc nên làm. Nhưng gia đình cũng nên nắm một chút về cách tính cung người chết để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, chụp lợi cá nhân.

Bạn đang xem bài viết Amuro Tooru – Người Tốt Hay Kẻ Xấu? trên website Namtranpharma.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!