Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Cách Ngủ Ít Không Mệt mới nhất trên website Namtranpharma.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các bác sĩ, chuyên gia vẫn luôn khuyên chúng ta rằng người trưởng thành cần phải ngủ đủ 8 tiếng trong một ngày thì mới tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như có ngày nào đó bạn không thể có đủ thời gian để “ngủ đủ giấc” thì có thể tham khảo cách ngủ ít mà không mệt sau. Đảm bảo, dù chỉ ngủ ⅓ hoặc ½ thời gian nhưng bạn cũng không phải cần dùng đến cà phê vào ngày hôm sau mà vẫn tỉnh táo!Bản chất của giấc ngủ là gì?
Theo các nhà khoa học, bản chất của giấc ngủ là đi từ trạng thái ngủ nông sang trạng thái ngủ sâu. Ta có thể hình dung như sau:
Kể từ thời điểm bạn vừa nhắm mắt cho đến khi chìm vào giấc ngủ sâu được gọi là “non-REM”. Giai đoạn này sẽ chiếm tới ¾ thời gian ngủ của bạn.
Khi hết giai đoạn non-REM, bạn sẽ bước vào giai đoạn ngủ rất sâu và bắt đầu mơ – Giai đoạn REM (Rapid Eye Movement – chuyển động mắt nhanh). Mơ về bản chất là hiện tượng sóng não bộ của bạn ở trạng thái gần giống như đang thức. Điều này khiến mắt bạn hoạt động liên tục như thể bạn đứng chứng kiến sự kiện đang diễn ra thật. Giai đoạn này sẽ chiếm ¼ thời gian ngủ của bạn.
Như vậy 2 giai đoạn trên sẽ hợp lại và tạo thành một chu kỳ giấc ngủ. Một chu kỳ thường kéo dài trong 90 phút. Mỗi đêm, bạn sẽ lặp lại 4-6 lần chu kỳ giấc ngủ như vậy.
Tóm lại, bản chất của một giấc ngủ chất lượng không phải là chúng ta có ngủ đủ thời gian 8 tiếng/đêm hay không mà nó dựa vào việc bạn có đảm bảo đủ 2 tiêu chí sau hay không:
Chu kỳ giấc ngủ cần được trọn vẹn. Bạn cần thức dậy ở thời điểm REM kết thúc, không nên thức dậy khi đang ở giai đoạn non-REM.
Trong một đêm, bạn cần ngủ đủ 4-6 chu kỳ giấc ngủ. Tuy nhiên, số chu kỳ này có thể xê dịch được dựa vào độ tuổi hoặc tình trạng thể chất.
Cách ngủ ít không mệt
Cách ngủ theo chu kỳ 90 phút
Bạn chia một chu kỳ của giấc ngủ 90 phút ra thành 5 giai đoạn nhỏ:
1 là ru ngủ: Trạng thái mắt lim dim và dần chìm vào giấc ngủ.
2 là trạng thái ngủ nông khi chúng ta đã ngủ nhưng chưa sâu – chiếm 50% giấc ngủ
3 là ngủ sâu – chiếm khoảng 10% giấc ngủ
4 là ngủ rất sâu khi hầu như các cơ quan đều đã nghỉ ngơi
5 là giai đoạn ngủ mơ
Như vậy, một giấc ngủ ngon sẽ kéo dài tầm 5 chu kỳ liên tục như thế, tương đương với 7,5 giờ đồng hồ. Ta cần ngủ tối thiểu 3 chu kỳ, tương đương với 4,5 giờ.
Như vậy, ta có công thức tính thời gian cho cách ngủ ít không mệt này như sau:
Giờ thức dậy = Giờ đi ngủ + 1.5h x 5 + X
Trong đó:
1.5h = 90 phút: Là 1 chu kì ngủ.
1.5h x 5: Là số chu kì ngủ trung bình là 5.
X: Là khoảng thời gian ước tính từ khi nằm xuống đến khi bước vào giai đoạn ru ngủ. Thời gian này có thể từ 10 -30 phút tùy người. Hơn nữa, khoảng thời gian này nếu càng ngắn thì càng tốt.
Ví dụ: Bạn bắt đầu ngủ lúc 12h đêm, thời gian ru ngủ cho là 10 phút thì số giờ bạn cần ngủ tối thiểu sẽ là:
Giờ thức dậy = 12h (0h) + (1.5 x 3) + 10 = 4h40 phút
Lưu ý:
Cơ thể bạn cần ít nhất là 3 chu kỳ ngủ và tối đa là 6 chu kỳ ngủ để đảm bảo được khỏe mạnh và tỉnh táo vào ngày hôm sau. Nếu bạn có ít hơn 3 chu kỳ ngủ thì cơ thể sẽ không thể chịu đựng được và không có đủ thời gian để tái tạo năng lượng.
Nếu như đã thức dậy vào đúng khung giờ hoàn hảo nhưng lại tiếp tục ngủ thêm thì bạn đã bỏ qua giai đoạn “vàng” để thức dậy rồi. Khi thức dậy chắc chắn sẽ bị mệt.
Chỉ áp dụng biện pháp này trong trường hợp hãn hữu, không được ngủ liên tục trong thời gian ngắn như này bởi bạn biết đấy – “cái gì nhiều quá cũng không tốt nữa”.
Phương pháp ngủ Dymaxion, ngủ 2 giờ mỗi ngày
Phương pháp này dựa trên công thức: Với mỗi 6 giờ ngủ một lần và mỗi lần 30 phút, ta có tổng cộng 2 giờ để ngủ.
Đây là phương pháp ngủ của kiến trúc sư người Mỹ Buckminster Fuller. Ông này tiết lộ thói quen ngủ chỉ ngủ 2 giờ mỗi đêm của mình và khẳng định rằng ông luôn thấy thoải mái vào ngày hôm sau.
Cách ngủ ít không mệt theo kiểu sáng tạo với 20 phút mỗi lần
Leonardo da Vinci và Salvador Dali là hai người được coi là có thói quen ngủ này. Cách ngủ này được dựa trên công thức: Với mỗi 4 giờ ngủ một lần và mỗi lần ngủ kéo dài trong 20 phút.
Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp ngủ này thì bạn không được phép “quên” bất cứ giai đoạn ngủ nào trong ngày. Bởi nếu không nó sẽ phản tác dụng và cơ thể bạn sẽ kiệt sức.
Cách ngủ ít không mệt kiểu Siesta, cần 6,5 giờ
Winston Churchill (Thủ Tướng Anh) là người luôn thực hiện kiểu ngủ này. Ông thường sẽ ngủ vào lúc 3 giờ sáng và dậy lúc 8 giờ. Buổi chiều ông sẽ ngủ thêm 1,5 giờ.
Công thức ngủ này được tóm tắt như sau: Cần ngủ 5 giờ mỗi đêm + 1,5 giờ ngủ vào ban ngày. Thời gian tổng cộng là 6,5 giờ.
Cách ngủ ít không mệt phong cách Tesla với 2 giờ 20 phút
Nhà khoa học “quái dị” Nikola Tesla thường chỉ dành 2-3 tiếng để ngủ mỗi ngày và ông này thường làm việc thâu đêm liên tục.
Công thức ngủ “điên” theo Tesla như sau: Ngủ 2 giờ ban đêm + ngủ thêm 20 phút ban ngày. Tổng cộng cần 2 giờ 20 phút để ngủ/ ngày.
Cách ngủ ít không mệt theo phong cách “nhân loại” với 2,5 giờ
Phương pháp này dựa trên công thức: Cần ngủ 2,5 giờ vào ban đêm và 3 lần nghỉ 20 phút vào ban ngày.
Đây là phương pháp dựa trên nghiên cứu từ giấc ngủ của trẻ em, người cao tuổi và động vật (con Voi chỉ ngủ khoảng 2 giờ mỗi ngày).
Mệt Mỏi Khi Ngủ Dậy
Mệt mỏi khi ngủ dậy do có quá nhiều phiền nhiễu
Nếu bạn sống ở nơi đô thị ồn ào thì ngay khi cả ban đêm thì những tiếng ồn từ xe cộ, động vật vẫn khiến bạn bị tỉnh giấc ban đêm. Khi bị tỉnh giấc vào ban đêm thì hôm sau thức dậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này thì bạn nên thiết kế phòng ngủ kiểu cách âm để giấc ngủ được sâu, không bị mệt mỏi sau khi thức dậy.
Do sử dụng quá nhiều Caffein
Caffeine làm gián đoạn dòng chảy của melatonin – một chất xúc tác đưa chúng ta vào giấc ngủ đưa chúng ta vào giấc ngủ, nếu uống nhiều cà phê sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của bạn. Ngoài ra cà phê còn khiến bạn bị ợ nóng, giấc ngủ không yên ổn, khó chịu. Bạn nên uống cà phê vào buổi sáng và dừng uống vào buổi chiều hoặc sớm hơn để có một giấc ngủ ngon.
Mệt mỏi khi ngủ dậy do sử dụng máy tính, điện thoại quá khuya
Thức ăn không phù hợp khiến ngủ dậy bị mệt mỏi
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đem đến một sức khỏe tốt và giấc ngủ ngon. Những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo sẽ khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày, gây mệt mỏi, uể oải. Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm gây khó tiêu, trào ngược axit, ợ chua, ợ nóng như thức ăn cay, nước sốt cà chua hoặc các loại trái cây như cam, quýt.. Khi bạn ngủ tình trạng ợ chua, ợ nóng càng trầm trọng hơn khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng, nó không liên tục và sâu giấc làm khi thức dậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải
Ngủ dậy mệt mỏi do bị căng thẳng, rối loạn lo âu hoặc trầm cảm
Lo lắng, căng thẳng, buồn phiền sẽ hủy hoại các hooc-môn giúp cơ thể thoải mái như hooc-môn dopamine, endorphins dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy nhược.
Việc chịu đựng các căng thẳng và lo lắng có thể dẫn đến mất ngủ, giấc ngủ không sâu khiến sau khi ngủ dậy cơ thể sẽ mệt mỏi. Tình trạng mệt mỏi kéo dài , cảm thấy mất năng lượng kể cả khi ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang bị rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.
Lười vận động khiến ngủ dậy cơ thể mệt mỏi
Ngủ dậy mệt mỏi do cơ thể mắc bệnh lý
Nếu bạn gặp một số vấn đề khác trong cơ thể, hoặc mắc một số bệnh khác như suy tuyến thượng thận, bệnh lý tuyến giáp, rối loạn tiền đình…cũng khiến cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức. Trong trường hợp này bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp
MỘT SỐ MẸO DÀNH CHO BẠN
Ăn uống đầy đủ, hạn chế sử dụng quá nhiều cà phê nhất là vào buổi chiều hoặc tối
Không sử dụng điện thoại trong vòng 1 tiếng trước khi ngủ
Không bật điện hoặc để màn hình điện thoại sáng bên cạnh khi ngủ
Tập luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày
Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài, bạn nên thăm khám kiểm tra chức năng tuyến giáp
Nếu bạn cảm thấy bị căng thẳng, lo âu thì có thể sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm lo âu như Cerebio
4 Cách Giúp Bạn Ngủ Ngon Không Mơ Rất Dễ Dàng
Làm thế nào để có cách giúp ngủ ngon không mơ là thắc mắc của nhiều độc giả trong thời gian vừa qua. Các bạn cho biết tình trạng ngủ không ngon, ngủ mơ khiến các bạn rất mệt mỏi và khó chịu. Thấu hiểu được những vấn đề mà các bạn đang gặp phải, ngày hôm nay, chuyên trang sẽ bật mí 4 cách giúp bạn ngủ ngon không mơ rất dễ dàng.
Theo nghiên cứu, một giấc ngủ không sâu thường hay nằm mơ, giật mình thường xuyên là do nhiều yếu tố tác động vào. Chẳng hạn như do môi trường sống, ảnh hưởng tâm lí, chế độ ăn uống, sinh hoạt, phòng ngủ không đảm bảo hay do bạn đang mắc phải các bệnh lí trong cơ thể như viêm xoang, đau đầu, viêm loét dạ dày, bệnh khớp… gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi gặp phải một trong những yếu tố này sẽ làm cho vỏ não không bị ức chế hoàn toàn khi ngủ, vì thế ngủ hay mơ. Chính do giấc ngủ không sâu, hay mơ nên khi ngủ dậy không thấy thoải mái và rất mệt mỏi.
Chia sẻ 4 cách giúp bạn ngủ ngon không mơ hiệu quả:
Ngủ không ngon giấc hay ngủ mơ không phải là bệnh lí nguy hiểm mà đây chỉ là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người thường gặp. Nếu như bản thân chúng ta sớm nhận biết và có hướng giải quyết thì sẽ khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng. Hãy tham khảo và áp dụng ngay 4 cách điều trị sau:
1. Tắm nước ấm trước khi ngủ:
Tắm nước ấm trước khi đi ngủ nghe có vẻ lạ tai đúng không ạ? Theo các nhà khoa học, trước khi đi ngủ bạn chỉ cần tắm nước ấm, sau đó lau khô người rồi mặc đồ. Điều này sẽ giúp đầu óc thư giãn tâm trí, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng hơn cả sử dụng thuốc ngủ.
Lưu ý: Chỉ nên tắm nước vừa ấm không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm da khô ráp.
2. Tạo không gian ngủ thích hợp:
Không gian ngủ chiếm vai trò rất quan trọng đối với chúng ta, để có một giấc ngủ đảm bảo, ngon giấc kéo dài trong khoảng thời gian từ 7-8 tiếng và sau khi ngủ dậy cơ thể sẽ thoải mái, khoẻ khoắn hơn…. thì tất cả chúng ta cần phải có một không gian ngủ lí tưởng cho riêng mình. Bằng cách:
Phòng ngủ phải tối, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn từ bên ngoài tác động.
Giường ngủ và gối cần phải đảm bảo không dùng gối quá cao và quá cứng.
Nhiệt độ trong phòng tốt nhất để ngủ là từ 25-28 độ C. Phòng phải đảm bảo không khí được lưu thông.
Khi ngủ bạn nên ôm gối ôm hoặc gối dài sẽ giúp bạn có tư thế thoải mái nhất để ngủ.
3. Tư thế ngủ ngon giấc:
Một trong những tư thế làm cho giấc ngủ bị gián đoạn, khi ngủ thường hay mơ những giấc mơ kinh khủng… là do tư thế ngủ không đúng đắn, thường hay nằm nghiêng hoặc nằm úp mặt khiến máu không được lưu thông hoàn toàn. Chính vì thế ngay từ bây giờ để có một giấc ngủ ngon. Bạn nên tạo cho mình một tư thế ngủ đúng đắn, khi ngủ nên giữ lưng thẳng và gối không để quá cao hoặc thấp. Tránh nằm sấp, tốt nhất bạn nên dùng gối đặt ở giữa đầu gối để giữ hông cân bằng.
4. Bài tập thể dục trước khi ngủ:
Tư thế ngồi trên giường, cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên nệm, tay để trên đầu gối chân. Lúc này bạn nên nhắm mắt lại, giữ tâm lí ổn định bắt đầu hít vào thật sâu rồi thở ra từ từ. Lặp đi lặp lại cho đến khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung một số dưỡng chất như: Canxi, magie, vitamin B, D3, Omega 3… rất tốt cho sức khoẻ và tạo ra một giấc ngon hơn.
Video Clip – Cách Làm Sữa Chua Cho Bé 6 Tháng Mới Nhất
Bạn đang xem bài viết 6 Cách Ngủ Ít Không Mệt trên website Namtranpharma.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!