Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Cách Trị Hắt Hơi Sổ Mũi Khi Mang Thai Cho Bà Bầu Cực Kỳ Hiệu Quả mới nhất trên website Namtranpharma.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mang trong mình dòng máu đang ngày qua ngày lớn lên trong cơ thể, có nhiều thay đổi sẽ diễn ra bên trong cơ thể của người mẹ. Trong thời điểm 3 tháng đầu khi mang thai là lúc bà bầu dễ mắc những bệnh do sự suy giảm hệ miễn dịch, phổ biến nhất là bệnh cúm, cộng với thời tiết chuyển mùa hoặc không khí lạnh mùa đông càng làm cho bà bầu có nguy cơ bị nhiễm cúm. Cúm kèm theo những triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, sốt… tưởng chừng như đơn giản nhưng có thể sẽ có những biến chứng vô cùng nguy hiểm (thai nhi có thể bị dị tật hoặc người mẹ bị sinh non, suy thai… khi bị nhiễm cúm).
Nguyên nhân chủ yếu gây cúm là do những chủng virus cúm phổ biến như H3N2, H1N1 hoặc nguy hiểm hơn là H5N1. Một số loại thuốc điều trị cúm có thể có tác dụng phụ nguy hiểm, do đó cần hạn chế dùng thuốc khi bà bầu bị cúm, cách tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai. Những cách sau đây sẽ là những phương pháp thay thế chữa cúm tuyệt vời cho bà bầu.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Bà bầu nên xây dựng cho mình thói quen luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tuần hóa máu trong cơ thể tốt hơn, do đó sẽ khiến mũi bạn thoải mái hơn khi tập luyện đều đặn. Cần tránh luyện tập thể thao ngoài trời khi đang khô hanh vì sẽ càng khiến mũi khó chịu hơn.
Phụ nữ mang thai cần tránh những kích thích lên mũi như mùi sơn, mùi nước hoa, khói thuốc, rượu,.. Kê cao gối khi ngủ cũng là mốt cách giúp bạn giảm bớt chứng sổ mũi.
Muối ăn
Đây là cách đơn giản nhất điều trị chứng hắt hơi sổ mũi khi mang thai do cúm. Bởi loại nguyên liệu này luôn có sẵn trong tủ bếp của các bà nội trợ. Một chút muối hòa với nước ấm vừa xúc miệng và rửa mũi sẽ khiến chứng hắt hơi sổ mũi giảm hẳn nếu làm đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên pha nước muối quá mặn có thể làm họng tổn thương.
Tỏi
Trong tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh giữ cho cơ thể không bị xâm nhập bởi vi khuẩn và virus. Chế biến thức ăn hằng ngày ngày dùng tỏi sẽ tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật không chỉ riêng bệnh cúm.
Bạn có thể xông hơi với tỏi bằng cách đun một lít nước sôi rồi thả vào 3-4 tép tỏi đã bằm nát vào. Sau đó hít từ từ để hơi nước kèm tinh dầu trong tỏi sẽ thông mũi và khiến chứng sổ mũi hắt hơi biến mất. Tuy nhiên cần chú ý khi sử dụng tỏi để xông mũi, bởi sẽ có tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nóng dạ dày, rát cổ họng hoặc có thể khiến người lâng lâng.
Chanh
Chanh là thực phẩm rất tốt để giảm dịch nhày trong cổ họng, bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại virus cúm. Một cốc nước chanh ấm mỗi ngày để đề phòng cũng như làm giảm tiết dịch trong mũi bà bầu khi bị cúm.
Kháng thể IgY – giải pháp giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh cúm hiệu quả.
Ovalgen F là hỗn hợp các kháng thể IgY đặc hiệu trên các chủng virus Cúm khác nhau: cúm mùa (cúm A H1N1, H3N2, cúm B), cúm gia cầm (H5N1) do đó có khả năng giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các chủng cúm trên. Kháng thể IgY được biết đến như một liệu pháp miễn dịch thụ động giúp có ưu điểm vượt trội như: hiệu quả, lành tính, không bị đề kháng, tác dụng nhanh, tức thời, phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Từ đó giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn và gia đình khỏi những tác động tiêu cực của bệnh Cúm đối với sức khoẻ.
Sản phẩm IgY F chứa kháng thể ovalgen F là sản phẩm giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp do sức đề kháng kém, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.
Kháng thể IgY ( ovalgen F ) từ lâu đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của người dân Nhật Bản. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng sản phẩm này. Đặc biệt đối với phụ nữ có thai khi sử dụng sản phẩm sẽ không phải lo sợ chứng hắt hơi sổ mũi do cúm gây nên. Kháng thể IgY nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn cũng như sự đón nhận của người tiêu dùng Việt Nam.
5 Cách Trị Hắt Hơi Sổ Mũi Khi Mang Thai Cho Bà Bầu
102 582 đã xem
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Bà bầu nên xây dựng cho mình thói quen luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tuần hóa máu trong cơ thể tốt hơn, do đó sẽ khiến mũi bạn thoải mái hơn khi tập luyện đều đặn. Cần tránh luyện tập thể thao ngoài trời khi đang khô hanh vì sẽ càng khiến mũi khó chịu hơn.
Phụ nữ mang thai cần tránh những kích thích lên mũi như mùi sơn, mùi nước hoa, khói thuốc, rượu,.. Kê cao gối khi ngủ cũng là mốt cách giúp bạn giảm bớt chứng sổ mũi.
Muối ăn
Đây là cách đơn giản nhất điều trị chứng hắt hơi sổ mũi khi mang thai do cúm. Bởi loại nguyên liệu này luôn có sẵn trong tủ bếp của các bà nội trợ. Một chút muối hòa với nước ấm vừa xúc miệng và rửa mũi sẽ khiến chứng hắt hơi sổ mũi giảm hẳn nếu làm đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên pha nước muối quá mặn có thể làm họng tổn thương.
Trong tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh giữ cho cơ thể không bị xâm nhập bởi vi khuẩn và virus. Chế biến thức ăn hằng ngày ngày dùng tỏi sẽ tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật không chỉ riêng bệnh cúm.
Bạn có thể xông hơi với tỏi bằng cách đun một lít nước sôi rồi thả vào 3-4 tép tỏi đã bằm nát vào. Sau đó hít từ từ để hơi nước kèm tinh dầu trong tỏi sẽ thông mũi và khiến chứng sổ mũi hắt hơi biến mất. Tuy nhiên cần chú ý khi sử dụng tỏi để xông mũi, bởi sẽ có tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nóng dạ dày, rát cổ họng hoặc có thể khiến người lâng lâng.
Chanh
Chanh là thực phẩm rất tốt để giảm dịch nhày trong cổ họng, bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại virus cúm. Một cốc nước chanh ấm mỗi ngày để đề phòng cũng như làm giảm tiết dịch trong mũi bà bầu khi bị cúm.
Ovalgen F là hỗn hợp các kháng thể IgY đặc hiệu trên các chủng virus Cúm khác nhau: cúm mùa (cúm A H1N1, H3N2, cúm B), cúm gia cầm (H5N1) do đó có khả năng giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các chủng cúm trên. Kháng thể IgY được biết đến như một liệu pháp miễn dịch thụ động giúp có ưu điểm vượt trội như: hiệu quả, lành tính, không bị đề kháng, tác dụng nhanh, tức thời, phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Từ đó giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn và gia đình khỏi những tác động tiêu cực của bệnh Cúm đối với sức khoẻ.
Sản phẩm IgY F chứa kháng thể ovalgen F là sản phẩm giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp do sức đề kháng kém, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.
Tìm hiểu thêm: Viên ngậm IgYGate DC-PG chăm sóc răng lợi an toàn cho mẹ bầu Theo chúng tôi
Chảy Nước Mũi Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Nguyên nhân gây chảy nước mũi
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai ai cũng đã từng trải qua những lần bị chảy nước mũi. Chúng khiến ta khó thở, ngứa mũi, thậm chí gây mệt mỏi, ngại giao tiếp. Quả là một triệu chứng khó chịu phải không?
Cấu tạo hốc mũi: Được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy chức năng bảo vệ nhờ có tác dụng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng.
Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, dịch tiết nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi.
Cách trị chảy nước mũi hiệu quả
Tham khảo ý kiến bác sỹ
Nếu bạn đang gặp rắc rối với nước mũi và nghẹt mũi, rất có thể là do các vi khuẩn đã phát triển và làm tắc xoang mũi, dẫn đến viêm xoang.
Dấu hiệu của viêm xoang bao gồm xoang áp, nghẹt mũi, đau hoặc đau đầu kéo dài quá 7 ngày.
Nếu bị sốt, bạn có thể đã bị viêm xoang.
Rửa mũi thường xuyên
Bình rửa mũi là dụng cụ có hình dáng giống như một ấm trà nhỏ. Nếu sử dụng đúng cách, bình rửa mũi có thể giúp đẩy nước mũi và các chất gây kích ứng ra khỏi mũi và bổ sung độ ẩm cho xoang mũi.
Bình rửa mũi sẽ phát huy tác dụng khi bạn để nước trong bình (nước muối hoặc nước cất) chảy vào một bên mũi và chảy ra ở mũi bên kia, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi trùng.
Cho khoảng 100 ml nước muối vào bình, sau đó nghiêng đầu vào chậu rửa mặt và đặt vòi của bình rửa vào lỗ mũi phía trên.
Rót nước trong bình vào lỗ mũi và để nước chảy ra ở lỗ mũi còn lại. Lặp lại quy trình này với lỗ mũi bên kia.
Đây là quá trình rửa mũi vì bạn dùng chất lỏng để làm sạch mũi, loại bỏ nước mũi và chất gây kích ứng khiến cơ thể tiết nước mũi nhiều hơn. Bạn có thể dùng bình rửa mũi một hoặc hai lần mỗi ngày.
Bình rửa mũi cũng có tác dụng tăng độ ẩm và khiến xoang mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể mua bình tại các hiệu thuốc với chi phí thấp mà không cần đơn của bác sĩ. Hãy nhớ rửa sạch bình sau mỗi lần sử dụng.
Rửa mũi bằng nước muối
Nếu bạn muốn tự làm dung dịch rửa mũi, hãy dùng nước cất hoặc nước tiệt trùng. Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội nhưng tuyệt đối không dùng nước lấy trực tiếp từ vòi vì nước này có thể chứa chất bẩn và chất kích ứng.
Dùng khoảng 200 ml nước, 1/4 thìa cà phê muối ăn dạng hạt và 1/4 thìa cà phê muối nở. Lưu ý, không dùng muối tinh thông thường. Khuấy đều cho tan muối và đổ dung dịch vào bình rửa.
Bạn có thể bảo quản dung dịch nước muối đã pha trong vòng 5 ngày trong chai/lọ đậy kín và để trong tủ lạnh. Trước khi dùng, lấy dung dịch ra khỏi tủ lạnh và chờ đến khi dung dịch đạt được nhiệt độ phòng.
Chườm nóng cho vùng mặt
Chườm nóng có thể giúp giảm đau do xoang áp gây ra, làm loãng nước mũi và giúp nước mũi chảy ra khỏi xoang mũi dễ dàng hơn.
Làm ướt một chiếc khăn nhỏ hoặc một miếng vải bằng nước nóng, sau đó đặt khăn lên mặt ở chỗ bạn cảm thấy nhiều áp lực nhất.
Nhìn chung, bạn có thể đặt khăn lên vùng mắt, lông mày, mũi và gò má (nửa trên của khuôn mặt).
Sau mỗi vài phút, làm nóng lại khăn và tiếp tục đắp lên mặt để giảm đau và áp lực.
Kê cao gối một chút khi ngủ
Việc này giúp khoang mũi được thông thoáng trong đêm và ngăn nước mũi tích tụ trong mũi.
Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh và phòng chống viêm xoang do cơ thể tiết quá nhiều nước mũi trong xoang mũi.
Tăng độ ẩm trong phòng của bạn
Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và nghẹt mũi.
Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.
Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm.
Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.
Xông hơi mặt
Hơi nước làm loãng dịch nhầy ở ngực, mũi và họng, giúp bạn đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Đun sôi một ấm nước sau đó đưa mặt vào gần miệng ấm và hít thở với hơi nước bốc lên trong vài phút.
Dùng một chiếc khăn đủ lớn đề chùm lên đầu, giúp hơi nước tập trung lại để bạn hít thở được nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm loãng nước mũi.
Giữ nhà cửa, không gian sống sạch sẽ
Việc tiếp xúc với chất phơi nhiễm như khói, thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùi hóa chất mạnh, có thể khiến xoang mũi tiết nhiều nước mũi hơn. Đôi khi, nước mũi sẽ chảy ngược vào họng (được biết đến là hội chứng chảy dịch mũi sau), các chất gây kích ứng còn có thể khiến phổi tiết ra dịch nhầy gọi là đờm. Bạn có thể sẽ muốn ho để tống đờm ra khỏi cơ thể.
Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
Nếu bạn biết chắc đó chính là một trong những nguyên nhân gây chảy nước mũi, hãy tránh đốt rác trong vườn hoặc đứng ngược chiều gió khi đốt lửa trại.
Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc. Thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà.
Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trính tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.
Đeo khẩu trang khi ra đường
Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ lạnh, dịch mũi sẽ được tích tụ nhiều hơn trong xoang mũi và chảy ra ngoài khi bạn đến một môi trường ấm hơn.
Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.
Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.
Xì mũi thật nhẹ
Tuy nhiên, có một số chuyên gia cho rằng việc xì mũi đôi khi có hại hơn là có lợi.
Xì mũi nhẹ nhàng, từng bên một.
Xì mũi quá mạnh có thể tạo thành những lỗ nhỏ ở xoang mũi. Nếu trong mũi đã có sẵn vi khuẩn hoặc chất kích ứng không mong muốn, việc hỉ mũi sẽ khiến cho vi khuẩn hoặc các chất này càng đi sâu hơn vào trong xoang mũi.
Luôn dùng dụng cụ sạch (khăn hoặc khăn giấy) để xì mũi và phải rửa tay thật sạch sau đó để tránh phát tán vi khuẩn hoặc vi trùng gây bệnh.
Mẹ Bầu Bị Hắt Xì Hơi Khi Mang Thai Cần Biết Những Điều Này
Đa số mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai đều rất lo lắng. Các chuyên gia đầu ngành khẳng định rằng, việc hắt xì hơi này hoàn toàn vô hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như em bé. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên trang bị một số kiến thức về nguyên nhân gây ra hắt xì hơi khi mang thai để có hướng giải quyết kịp thời hơn.
Chứng hắt xì hơi khi mang thai và những điều mẹ nên biết
1. Nguyên nhân gây hắt xì hơi ở mẹ bầu
Hắt hơi thường xuyên, sổ mũi là phản ứng của niêm mạc mũi nói riêng và cơ thể nói chung trước những tác động như khói bụi, khí hậu, hóa chất độc hại và nhiều nguyên nhân khác. Nhìn chung, nguyên nhân gây hắt xì hơi khi mang thai cũng khá đa dạng, nhưng không dễ để nhận biết.
– Viêm mũi thai kỳ:
Mang thai là thời kỳ gây ra nhiều biến đổi cho cơ thể, bên cạnh đó giai đoạn đầu thai kỳ hệ miễn dịch của bà bầu rất yếu. Đây là thời điểm tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm mũi, kèm theo triệu chứng sổ mũi, hắt hơi. Các thống kê mới đây đã chỉ ra, viêm mũi thai kỳ, hắt hơi có ảnh hưởng đến 39% phụ nữ tại các giai đoạn thai kỳ.
Chứng viêm mũi khi mang thai thường kéo theo triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi liên tục và kéo dài hơn 6 tuần hoặc lâu hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do lưu lượng máu đến màng nhầy tăng, các vi khuẩn trong màng nhầy và mảng bụi bẩn bắt đầu tạo phản ứng với nhau, gây viêm sưng mũi.
– Cảm cúm, cảm lạnh:
Hệ miễn dịch của phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thường rất kém nên nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh thường rất cao. Một trong số những phản ứng của cơ thể khi bị cảm lạnh đó là hắt xì, nhưng sau đó là một số biểu hiện khác kèm theo.
Cảm lạnh thường vô hại với phụ nữ mang thai nhưng cảm cúm hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu phụ nữ mang thai xuất hiện dấu hiệu cảm cúm thì đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ ngay, tránh gây ra một số biến chứng nguy hiểm khi tự ý dùng thuốc điều trị.
– Dị ứng:
Dấu hiệu thường gặp khi bị dị ứng đó là hắt xì hơi liên tục, ngứa mũi và kèm theo một số biểu hiện đặc trưng. Phụ nữ mang thai có nguy cơ dị ứng trong thời gian mang thai, điều này đã bao gồm dị ứng theo mùa và dị ứng trong nhà.
Một cuộc khảo sát quốc gia về tăng trưởng gia đình mới đây đã nghiên cứu và đánh giá rằng, dị ứng khi mang thai không làm tăng nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng nào nguy hại đến em bé, kể cả việc nhẹ cân hoặc sinh non.
2. Mẹ bầu hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi?
Cấu trúc cơ thể được xây dựng để nuôi dưỡng và bảo vệ em bé một cách an toàn. Mặc dù các triệu chứng hắt hơi không gây ra bất cứ rủi ro nào nhưng nếu mẹ bầu thường xuyên hắt hơi thì vẫn có thể làm tổn thương đến em bé của bạn ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
Có một số phụ nữ khi mang thai thường có biểu hiện đau nhói, đau lan tỏa xung quanh bụng khi hắt xì hơi thường xuyên. Nhưng theo các bác sĩ, trường hợp này không gây nguy hiểm, bởi vì lúc này tử cung phát triển đã làm cho các dây chằng chèn ép, tạo áp lực lên nên có biểu hiện đau. Bác sĩ cho rằng đây là hiện tượng dây chằng tròn bị chèn ép khi hắt xì hơi.
Nếu mẹ bầu bị hắt hơi nhưng không kèm theo triệu chứng khác như sốt, hắt xì hơi, nôn ói thì có thể mẹ chỉ bị dị ứng thời tiết, cảm lạnh thông thường. Những vấn đề này không làm ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nó làm cho mẹ bầu mệt mỏi. Vì vậy, mẹ bầu hãy chủ động giữ ấm cho cơ thể và phòng tránh các triệu chứng này ngay từ sớm.
Còn đối với trường hợp mẹ bầu bị cúm, kèm theo triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, sốt cao, nôn ói, đau họng, cơ thể mệt mỏi thì em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có khả năng dẫn đến các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sảy thai, thai bị lưu. Hãy nói chuyện với bác sĩ khi thai phụ bị cúm hoặc có tiền sử hen suyễn.
3. Hắt xì hơi khi mang thai có nên dùng thuốc không?
Việc sử dụng thuốc điều trị hắt xì hơi trong giai đoạn thai kỳ không được khuyến khích sử dụng, nếu bắt buộc sử dụng bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm khá nhạy cảm và rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng thuốc bởi nó có nguy cơ gây dị tật thai nhi rất cao.
Thay vào đó, khi bị hắt xì hơi thường xuyên, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện đơn giản như:
Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý để xì hết chất nhầy bên trong mũi.
Nên dùng giấy mềm để lau dịch nhầy, tránh chà xát vào mũi. Không hỉ mũi quá mạnh để tránh làm tổn thương đến màng nhĩ.
Sử dụng thuốc xịt mũi dành cho bà bầu để làm sạch các xoang.
Vệ sinh máy lọc không khí trong phòng. Bên cạnh đó, dùng máy tạo độ ẩm cho phòng vào ban đêm để hạn chế mũi bị khô, dễ gây kích ứng.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, quần áo, tránh tình trạng ẩm mốc.
Nuôi thú cưng ở một không gian tách biệt.
Tiêm phòng cúm trước tháng 11 để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trước mùa cúm diễn ra.
Sử dụng nước ép tỏi hoặc ăn tỏi sống để cải thiện triệu chứng.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,…
Nếu bạn có cảm giác đau bụng khi hắt hơi thì hãy thử ôm bụng nằm nghiêng theo tư thế của thai nhi.
Điều trị hen suyễn theo phác đồ của bác sĩ.
Bà bầu cũng cần vận động với một số bài tập nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch.
Chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ khi có biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, người mỏi mệt,…
Bất cứ những thay đổi trong thời kỳ mang thai của bạn đều ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Vì vậy, các mẹ cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng bất cứ những gì đưa vào cơ thể, đặc biệt là thuốc.
4. Khi nào mẹ bầu nên khám bác sĩ?
Tuy không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng chứng hắt xì ở phụ nữ mang thai đôi khi cũng khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng. Khi có những biểu hiện sau, mẹ bầu nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
Hắt xì liên tục, có biểu hiện khó thở
Sốt trên 38 độ
Người bị mất nước
Ăn không ngon, mất ngủ
Ngực đau, hơi thở khò khè
Ho ra chất nhầy có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, quánh đặc như mủ.
Bạn đang xem bài viết 5 Cách Trị Hắt Hơi Sổ Mũi Khi Mang Thai Cho Bà Bầu Cực Kỳ Hiệu Quả trên website Namtranpharma.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!